'Thăm' khu đất xây 365 căn nhà ở xã hội ngay trong nội đô Hà Nội
(VNF) - Dự án nhà ở xã hội NO1 thộc Khu đô thị mới Hạ Đình, phường Hạ Đình, quận Thanh Xuân và xã Tân Triều, huyện Thanh Trì, thành phố Hà Nội.
Theo bà Liên, mọi điều chỉnh về thuế sẽ có những tác động khác nhau, tuy nhiên mức độ và phạm vi ảnh hưởng phụ thuộc vào nhiều yếu tố.
Về tác động tới sức cạnh tranh của doanh nghiệp, bà Liên cho rằng, thuế giá trị gia tăng (VAT) bản chất là đánh vào tiêu dùng cuối cùng. Người trả là người tiêu dùng, doanh nghiệp chỉ đứng ra thu hộ. Do vậy khi VAT tăng, về cơ bản sức cạnh tranh của doanh nghiệp không bị ảnh hưởng.
"Với doanh nghiệp xuất khẩu, theo quy định hiện hành, thuế xuất khẩu hàng hóa là 0%. Về cơ bản, doanh nghiệp được hoàn lại. Còn với doanh nghiệp trong nước, tôi nghĩ khi tăng VAT thì giá bán sản phẩm có ảnh hưởng, từ đó ảnh hưởng đến cầu tiêu dùng. Tuy nhiên đánh giá mức độ ảnh hưởng cũng cần xem xét trên khía cạnh mức độ phụ thuộc và chia sẻ giữa người dân và doanh nghiệp", bà Liên nói.
Bà Liên cũng nhận định, về lý thuyết, tăng VAT sẽ có ảnh hưởng đến chỉ số giá tiêu dùng. Tuy vây, mức độ tác động thế nào còn phải xét đến quy mô, khối lượng hàng hóa tiêu dùng cùng các yếu tố vĩ mô khác như lạm phát, cung tiền vv…
Đánh giá tác động của việc tăng VAT đối với người thu nhập thấp, bà Liên cho rằng việc điều chỉnh thuế lần này không tác động quá nhiều.
"Việc sửa đổi 5 Luật thuế cần được nhìn nhận trên tổng thể, tức là khi tăng VAT, chúng ta cũng đã giảm thuế thu nhập. Bên cạnh đó, theo quy định hiện hành, trong 25 nhóm hàng hóa không chịu VAT thì nhóm thu nhập thấp chủ yếu sử dụng nhóm hàng không chịu thuế hoặc chịu thuế thấp.
"Theo khảo sát điều tra mức sống dân cư năm 2014 do Tổng cục Thống kê công bố, người có thu nhập thấp sử dụng 59,6% thu nhập cho nhóm hàng lương thực thực phẩm, trong khi người thu nhập cao là 39,6%. Y tế, giáo dục không chịu thuế; nhóm sản xuất lương thực thực phẩm cũng không chịu thuế, người bán ra cũng chỉ chịu thuế suất 5% nên vệc điều chỉnh thuế sẽ không tác động quá nhiều đến người có thu nhập thấp", bà Liên bình luận.
Tuy nhiên, bà Liên cũng lưu ý việc tăng thuế suất phổ thông VAT từ 10 – 12% cũng có tác động nhất định đến người có thu nhập thấp, đặc biệt là nhóm người dễ bị tổn thương. "Chính phủ cần có các chính sách hỗ trợ khác, chẳng hạn như đã có chính sách hỗ trợ tiền điện, tiền bảo hiểm, học phí…"
Theo TS Vũ Đình Ánh – chuyên gia kinh tế tài chính, với các dữ liệu hiện nay, chưa đủ cơ sở để đánh giá mức điều chỉnh thuế suất phổ thông VAT từ 10 lên 12% và thuế suất ưu đãi VAT từ 5 lên 6% là phù hợp hay chưa.
Cụ thể, ông Ánh cho rằng việc đánh giá tác động cần được tiến hành kĩ càng, từ tác động đến kinh tế vĩ mô, tác động đến từng nhóm dân cư, từng nhóm thu nhập, lạm phát và tổng thu ngân sách… "Đánh giá tác động cần bám theo chức năng của thuế", ông Ánh nhấn mạnh.
Theo đó, chức năng đầu tiên của thuế là tác động đến quá trình phân phối lại thu nhập. "Vậy với việc tăng thuế, việc phân phối lại thu nhập sẽ chịu tác động như thế nào? Tôi cho rằng chúng ta phải có đánh giá định lượng với mô hình chuẩn xác, kết hợp các yếu tố, các biến số kể cả trong 5 luật thuế và các yếu tố bên ngoài".
Chức năng thứ 2 là điều tiết kinh tế. "Việc điều chỉnh từ 10% lên 12% sẽ tác động như thế nào đến sản xuất kinh doanh của hàng vạn ngành nghề? đến tiêu dùng của các hộ gia đình? đến các biến số vĩ mô như lạm phát, tăng trưởng, cán cân thanh toán, cán cân thương mại hay câu chuyện năng lực cạnh tranh?"
Chức năng thứ 3 mới là thu ngân sách. "Đánh giá 3 tác động đó chúng ta mới tìm ra được lý do tại sao điều chỉnh thuế suất phổ thông như vậy và liệu có phương án khác hay không, lộ trình thực hiện như thế nào. Sau khi có kết quả đánh giá một cách khoa học thực tế và rõ ràng thì mới hi vọng trả lời được việc tăng thuế là phù hợp hay chưa phù hợp", ông Ánh nói.
Ông Đào Huy Giám – Tổng thư kí Diễn đàn kinh tế tư nhân Việt Nam, cho rằng mức thu VAT của chúng ta hơi cao nhưng trong bối cảnh cải cách hệ thống thuế như hiện nay thì có thể "chấp nhận được".
Ông Giám cũng phân tích: Đề xuất tăng thuế VAT của chúng ta tập trung vào hàng hóa, nhưng thực tế cho thấy xã hội càng phát triển thì cấu thành từ dịch vụ lại cao hơn. Đây là điều chúng ta cần cân nhắc.
"Cá nhân tôi thấy rằng người thu nhập thấp có kết cấu tiêu dùng trong hàng hóa nhiều hơn, người thu nhập cao thì tiêu dùng nhiều dịch vụ hơn. Do vây, ngoài chuyện điều chỉnh sắc thuế, cần chú ý nâng cao năng lực tận thu nguồn thuế từ khu vực dịch vụ để giảm sức ép thu trên hàng hóa", ông Giám nói.
(VNF) - Dự án nhà ở xã hội NO1 thộc Khu đô thị mới Hạ Đình, phường Hạ Đình, quận Thanh Xuân và xã Tân Triều, huyện Thanh Trì, thành phố Hà Nội.