Thâm nhập khu đất xây dựng Tổ hợp Hòa Xuân hơn 3.500 tỷ ở Đà Nẵng
(VNF) - Khu đất sắp đấu giá để thực hiện dự án Tổ hợp, thể thao giải trí và thương mại Hòa Xuân có diện tích rộng 101 ngàn m2.
Tại DINSIGHTS tháng 5 của Công ty Chứng khoán VNDirect với chủ đề “Triển vọng ngành ngân hàng năm 2023”, các chuyên gia đã thảo luận nhiều vấn đề về ngành ngân hàng, trong đó đáng chú ý là chất lượng tài sản liên quan đến cho vay bất động sản.
Nhiều nhà đầu tư lo lắng về việc rủi ro từ lĩnh vực bất động sản sẽ lan sang hệ thống ngân hàng. Để trả lời cho vấn đề này, TS Cấn Văn Lực đã nêu ra 4 yếu tố.
Thứ nhất, TS Cấn Văn Lực cho rằng khó khăn của thị trường bất động sản lần này khác so với “khủng hoảng” cách đây 10 năm. Theo đó, thị trường bất động sản 10 năm trước là dư cung, còn hiện nay là thiếu cung. Nhu cầu mua bất động sản vẫn có nhưng ách tắc, dòng vốn đứt đoạn ở một vài giai đoạn nhất định. Khi được khơi thông về pháp lý, về vốn, thị trường bất động sản sẽ phục hồi rất nhanh, chứ không “xập xệ” như cách đây 10 năm.
Thứ hai, tỷ trọng cho vay bất động sản được công bố ở mức 21%, trong đó 68% là cho vay gắn với nhà ở, 32% là cho vay đầu tư kinh doanh bất động sản. Theo TS Cấn Văn Lực, tỷ lệ này là khá "êm" so với nước láng giềng là Trung Quốc.
Thứ ba, về chất lượng tín dụng bất động sản, nếu tính bình quân, TS Cấn Văn Lực cho rằng tỷ lệ nợ xấu cho vay bất động sản có cao hơn tỷ lệ nợ xấu bình quân của hệ thống ngân hàng, nhưng vẫn trong tầm kiểm soát. Tuy nhiên, nếu tính riêng cho vay doanh nghiệp phát triển bất động sản chỉ chiếm 7%, về cơ bản không phải là quá lớn.
Theo TS Cấn Văn Lực, tỷ trọng 21% cho vay bất động sản ở Việt Nam so với quốc tế là khá thấp. Các quốc gia khác thông thường cho vay bất động sản bao gồm cả cho vay nhà ở và cho vay kinh doanh bất động sản chiếm khoảng 29% tổng dư nợ.
“Rõ ràng, chúng ta còn nhiều dư địa để cho vay bất động sản, nhất là phân khúc nhà ở, bất động sản khu công nghiệp”, vị TS này cho hay.
Thứ tư, hệ thống ngân hàng trải qua nhiều năm đã có kinh nghiệm để phòng chống rủi ro, kinh nghiệm quản trị rủi ro, quản lý nợ xấu, mua bán sáp nhập (M&A), đã có nhiều bài học do đó TS Cấn Văn Lực đồng ý rằng ngành ngân hàng có thể khả năng vượt qua được “cơn bão” rủi ro từ lĩnh vực bất động sản.
Còn theo ông Quản Trọng Thành, Giám đốc Khối Nghiên cứu và Phân tích, Công ty Cổ phần Chứng khoán MayBank Kim Eng, từ cuối năm 2022 đến nay, ngành bất động sản gặp vấn đề pháp lý rất nặng khiến dòng tiền không đáp ứng được theo kế hoạch trả nợ, đặc biệt là nợ trái phiếu, làm tăng áp lực về tỷ lệ nợ xấu cho ngân hàng.
Với tỷ trọng cho vay doanh nghiệp phát triển bất động sản của cả hệ thống hiện đang chiếm khoảng 7%, tính cả trái phiếu là 10%, trong kịch bản tệ, nếu phân nửa số vốn vay này trở thành nợ xấu cũng không đẩy các ngân hàng về mức nợ xấu như cuộc khủng hoảng cách đây 10 năm.
“Do đó, về mặt tỷ lệ nợ xấu, tôi cho rằng có thể kiểm soát được”, ông Thành nhận định.
Bên cạnh đó, trong thời gian gần đây, Chính phủ đã ban hành nhiều chính sách quản lý giúp nợ xấu không tăng đột biến. Cùng với mức đệm dự phòng hiện nay cộng với khả năng sinh lời của ngân hàng, ông Quản Trọng Thành cho rằng áp lực nợ xấu đối với ngành ngân hàng là có nhưng không gây rủi ro hệ thống.
(VNF) - Khu đất sắp đấu giá để thực hiện dự án Tổ hợp, thể thao giải trí và thương mại Hòa Xuân có diện tích rộng 101 ngàn m2.