'Thăm' khu đất xây 365 căn nhà ở xã hội ngay trong nội đô Hà Nội
(VNF) - Dự án nhà ở xã hội NO1 thộc Khu đô thị mới Hạ Đình, phường Hạ Đình, quận Thanh Xuân và xã Tân Triều, huyện Thanh Trì, thành phố Hà Nội.
Phát biểu tại Hội thảo Dự báo kinh tế Việt Nam trong bối cảnh kinh tế số và những làn sóng mới – Thích nghi và chuyển đổi phương thức kinh doanh, TS Trần Đình Thiên, nguyên Viện trưởng Viện Kinh tế Việt Nam cho rằng, cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ 4 hay còn gọi là cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 không còn là hiện tượng ở một vài quốc gia, hay khu vực mà đã tác động trực tiếp đến phương thức phát triển kinh tế trên quy mô rộng.
Trong bối cảnh Việt Nam hội nhập sâu, rộng thì những chuyển động của kinh tế số toàn cầu càng tác động mạnh mẽ tới doanh nghiệp Việt Nam. Chính vì vậy, muốn tồn tại và phát triển, doanh nghiệp không còn con đường nào khác là nhanh chóng tham gia vào công cuộc chuyển đổi số hay số hóa hoạt động kinh doanh, quản trị.
Theo ông Trần Đình Thiên, sau hơn 30 năm đổi mới, kinh tế Việt Nam đã có chuyển biến căn bản nhưng nền kinh tế vẫn còn nhiều tồn đọng về cấu trúc, năng lực thể chế. Cụ thể, Việt Nam còn thiếu nhiều nguồn lực con người, tài chính, hạ tầng cho chuyển đổi. Về thể chế, quyền tài sản trí tuệ, cơ chế phân bổ nguồn lực, tính minh bạch còn hạn chế.
Tuy nhiên, Việt Nam cũng có lợi thế khi đi sau các nước phát triển, dễ dàng tiếp nhận các thành tựu mà các nước mất nhiều thời gian nghiên cứu, triển khai, con người Việt Nam ham học hỏi và tiếp thu nhanh, đặc biệt Việt Nam có tốc độ hội nhập quốc tế nhanh và sâu rộng.
Để chuyển đổi kinh tế vật thể sang kinh tế số ngoài nền tảng công nghệ phải thay đổi tư duy về thể chế, bởi cách mạng công nghiệp 4.0 thực chất là cuộc cách mạng thể chế. Theo đó, Nhà nước cần xây dựng được thể chế công khai minh bạch, chính quyền hiệu quả, đảm bảo quyền sở hữu trí tuệ và an ninh mạng, tạo nguồn nhân lực số, xây dựng công nghiệp công nghệ số, nông nghiệp thông minh, du lịch thông minh, xây dựng hệ sinh thái đổi mới sáng tạo và khởi nghiệp…
“Cải cách về thể chế phải được thực hiện một cách triệt để với những chính sách ưu đãi tối đa cho doanh nghiệp khởi nghiệp sáng tạo, ưu tiên xây dựng hạ tầng số, thúc đẩy các trung tâm tăng trưởng và đô thị thông minh. Bởi, công nghệ có thể trở thành nền tảng chung nhưng thể chế là đặc thù của mỗi quốc gia, quyết định nền kinh tế đó có tiếp cận, vận dụng nền tảng công nghệ để phát triển hay không.”, ông Trần Đình Thiên nhấn mạnh.
Ông Trương Đình Tuyển, nguyên Bộ trưởng Bộ Thương mại (nay là Bộ Công Thương) cho rằng, cùng với quá trình hội nhập, cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 tác động ngày càng rõ nét đến kinh tế nói chung, các doanh nghiệp nói riêng.
Nhiều cơ hội được mở ra nhưng cơ hội đó không tự nhiên biến thành lợi ích, chỉ số tăng trưởng. Ngược lại, nếu không biết cách khai thác, cơ hội có thể chuyển thành thách thức bởi áp lực cạnh tranh ngày càng gay gắt hơn.
Theo ông Trương Đình Tuyển, với một nền kinh tế có hơn 90% doanh nghiệp vừa và nhỏ như Việt Nam thì những xu hướng mới, làn sóng mới rất dễ gây “tổn thương” nếu không chủ động đón nhận.
Chính vì vậy, vấn đề hiện nay là phải nâng cao năng lực cạnh tranh cho doanh nghiệp và toàn bộ nền kinh tế, chuyển đổi số là một trong những giải pháp nâng cao năng lực cạnh tranh hiệu quả, nhưng để làm được điều đó Nhà nước cần tạo ra khung khổ cho doanh nghiệp tự do lựa chọn bằng việc cải cách thể chế.
Thể chế tốt phải đảm bảo tính công khai minh bạch và môi trường chính sách ổn định, có tính cạnh tranh cao để doanh nghiệp có thể xây dựng chiến lược kinh doanh dài hạn.
(VNF) - Dự án nhà ở xã hội NO1 thộc Khu đô thị mới Hạ Đình, phường Hạ Đình, quận Thanh Xuân và xã Tân Triều, huyện Thanh Trì, thành phố Hà Nội.