'Thăm' khu đất xây 365 căn nhà ở xã hội ngay trong nội đô Hà Nội
(VNF) - Dự án nhà ở xã hội NO1 thộc Khu đô thị mới Hạ Đình, phường Hạ Đình, quận Thanh Xuân và xã Tân Triều, huyện Thanh Trì, thành phố Hà Nội.
Xuất hiện trên chương trình “Squawk Box Asia” của CNBC ngày 12/4, nhà kinh tế trường của S&P Global, ông Paul Gruenwald cho biết một sự “rạn nứt thương mại” giữa Nga và Đức sẽ là một trong những yếu tố có thể làm mũi kim vĩ mô dịch chuyển và khiến nền kinh tế toàn cầu đi xuống.
Theo chuyên gia S&P, việc rạn nứt thương mại không chỉ đơn thuần là Đức ngưng mua năng lượng của Nga hay Moscow ngừng cung cấp khí đốt.
Thay vào đó, các hoạt động giao thương, xuất-nhập khẩu giữa 2 quốc gia bị đình trệ sẽ làm ảnh hưởng tới việc sản xuất tại Đức – một trong 3 trung tâm sản xuất toàn cầu lớn nhất thế giới, bên cạnh Mỹ và Trung Quốc.
Thương mại giữa Đức và Nga đã tăng đáng kể vào năm 2021 so với năm trước, với giá trị hàng hóa tăng 34,1% lên 59,8 tỷ EUR (65 tỷ USD), theo Văn phòng Thống kê Liên bang Đức.
Nhập khẩu của Đức từ Nga đã tăng đáng kể vào năm ngoái, tăng 54,2% so với năm 2020. Xuất khẩu cũng tăng nhưng với tốc độ chậm hơn nhập khẩu - tăng 15,4%.
Các sản phẩm chính mà Đức xuất khẩu sang Nga bao gồm xe cộ, máy móc, xe kéo và các sản phẩm hóa chất, theo cơ quan này. Các mặt hàng xuất khẩu chính của Nga sang Đức bao gồm dầu thô, khí đốt tự nhiên, kim loại và than đá.
Nga chiếm 2,3% tổng kim ngạch ngoại thương của Đức và là quốc gia quan trọng thứ tư về nhập khẩu của Đức bên ngoài Liên minh Châu Âu vào năm 2021.
Ông Gruenwald cho biết, một sự rạn nứt thương mại giữa Đức và Nga có thể khiến ngành sản xuất của Đức bị ảnh hưởng, dẫn tới “GDP thấp hơn, ít việc làm hơn, niềm tin lung lay, và sau đó chúng ta sẽ nhận được một cú sốc tài chính vĩ mô”.
Theo đó, dù có nhiều viễn cảnh có thể khiến việc hồi phục kinh tế toàn cầu hậu Covid-19 bị kéo chậm lại, như tình hình dịch ở Trung Quốc xấu hơn, hay Đức đồng ý cấm dầu mỏ của Nga, nhưng sự rạn nứt thương mại giữa 2 nước là lý do hàng đầu đang được S&P xem xét, thông qua đó đưa ra những mức dự báo mới về tăng trưởng kinh tế trên toàn thế giới.
Trước khi Nga tiến hành chiến dịch quân sự tại Ukraine, theo tờ Politico, “tấm vé được thèm muốn nhất” của các công ty Đức là được uống trà với Tổng thống Nga Vladimir Putin trong cuộc tụ họp hàng năm tại dinh thự Sochi hoặc Điện Kremlin vào tháng 3.
Tại đây, các CEO của Đức có cơ hội hiếm có để nói chuyện với nhà lãnh đạo Nga, lắng nghe quan điểm của ông về các vấn đề quốc tế và nói chuyện về các công ty của họ với một trong những những người đàn ông quyền lực nhất trên thế giới.
Dù còn nhiều khác biệt, song cả Đức và Nga từng nhiều lần nhấn mạnh tầm quan trọng của mối quan hệ hợp tác song phương và luôn tìm cách tăng cường hợp tác thông qua nhiều cơ chế mới.
Tuy nhiên, nhiều triển vọng hợp tác giữa 2 quốc gia đã bị dập tắt một cách đáng tiếc từ sau khi Nga “động binh”. Một trong những sự sụp đổ đáng tiếc nhất gần đây, có thể kể tới đường ống dẫn khí Dòng chảy phương Bắc 2 (Nord Stream 2) chạy thẳng từ Vyborg (Nga) qua biển Baltic tới Greifswald (Đức).
Xem thêm >> Đức đóng cửa 'web đen' tiếng Nga lớn nhất thế giới, thu giữ 25 triệu USD bitcoin
(VNF) - Dự án nhà ở xã hội NO1 thộc Khu đô thị mới Hạ Đình, phường Hạ Đình, quận Thanh Xuân và xã Tân Triều, huyện Thanh Trì, thành phố Hà Nội.