Hai cây cầu trăm tỷ kết nối Bình Dương với TP. HCM và Tây Ninh
Cầu Bình Gởi và Thanh An (Bình Dương) đang khẩn trương thi công cùng hoàn thành vào năm 2025. Trong tương lai, Bình Dương sẽ có thêm 7 cây cầu kết nối TP.HCM và Tây Ninh.
Kế hoạch trên được nêu trong Chỉ thị số 03/CT-BCT do Bộ trưởng Bộ Công Thương ban hành ngày 24/1/2019, trong đó xác định rõ các doanh nghiệp phải bàn giao sang SCIC trong quý I/2019 là Tổng công ty Thép Việt Nam, Công ty cổ phần Giao nhận kho vận ngoại thương, Công ty cổ phần Xây dựng và Xuất nhập khẩu tổng hợp, Công ty cổ phần Nông thổ sản Việt Nam, Công ty cổ phần Đầu tư Xây lắp và Vật liệu xây dựng.
Đây là một trong các động thái nhằm thực hiện Chỉ thị 01/CT-TTg của Thủ tướng Chính phủ về việc tăng cường công tác chỉ đạo, đẩy mạnh cơ cấu lại, sắp xếp, đổi mới, cổ phần hóa và thoái vốn tại doanh nghiệp nhà nước và doanh nghiệp có vốn nhà nước. Trong đó, yêu cầu các doanh nghiệp chưa thoái vốn giai đoạn 2016 - 2018 sẽ chuyển giao sang SCIC để thực hiện thoái vốn, cổ phần hóa.
Quản lý vốn tập trung: Quyết liệt hơn
Sau khi Ủy ban Quản lý vốn nhà nước chính thức đi vào hoạt động và bước đầu hoàn thiện bộ máy tổ chức để chính thức bắt tay vào việc nắm bắt hoạt động của các doanh nghiệp, cùng xây dựng, phê duyệt kế hoạch kinh doanh năm 2019 của 19 tập đoàn, tổng công ty, sự lừng khừng trong việc chuyển giao vốn nhà nước về đầu mối tập trung khác là SCIC được nhìn nhận sẽ sớm giảm thiểu.
Đến nay, những khó khăn về cơ chế khi thực hiện chuyển giao đã được tháo gỡ theo quy định tại Điều 7, Thông tư 83/2018/TT-BTC về hướng dẫn chuyển giao quyền đại diện chủ sở hữu nhà nước: Doanh nghiệp chưa quyết toán vốn lần 2 vẫn có thể thực hiện bàn giao về SCIC.
Mới đây, Ủy ban Quản lý vốn nhà nước đã chỉ đạo và SCIC có Công văn số 107/ĐTKDV-KHTH ngày 21/1/2019 gửi các bộ, địa phương để phối hợp thực hiện chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ tại Chỉ thị 01/CT-Ttg.
Theo tính toán của SCIC, có hơn 100 doanh nghiệp hiện đủ điều kiện chuyển giao về Tổng công ty, trong đó 32 doanh nghiệp đã nhiều lần bị nêu tên về việc chưa bàn giao có tổng vốn nhà nước gần 7.000 tỷ đồng ở 11 bộ, địa phương là: Công thương, Giao thông Vận tải, Văn hóa Thể thao và Du lịch, Bà Rịa - Vũng Tàu, Cao Bằng, Đà Nẵng, Điện Biên, Hải Phòng, Phú Thọ, Quảng Ngãi, Quảng Ninh.
Nói về năng lực quản lý vốn nhà nước tại các doanh nghiệp, ông Nguyễn Chí Thành, Phó tổng giám đốc phụ trách SCIC cho biết, có thời điểm SCIC đã quản lý hơn 1.000 doanh nghiệp nên tới đây số lượng doanh nghiệp chuyển về bao nhiêu, Tổng công ty hoàn toàn có thể quản lý.
Sau khi tiếp nhận chuyển giao, SCIC sẽ tiến hành rà soát, nắm bắt tình hình hoạt động của các doanh nghiệp. Trường hợp cần thiết sẽ thực hiện tái cấu trúc tài chính và hoạt động nhằm nâng cao hiệu quả sản xuất - kinh doanh của doanh nghiệp, từ đó tối ưu hóa giá trị phần vốn nhà nước khi triển khai thoái vốn.
Các doanh nghiệp trong danh mục của SCIC được phân loại thành từng nhóm A (đầu tư dài hạn), B (đầu tư linh hoạt: cơ cấu lại để bán hoặc bán ngay). Với từng nhóm doanh nghiệp, SCIC áp dụng các biện pháp quản trị phù hợp nhằm quản lý hiệu quả phần vốn nhà nước.
Với mô hình quản lý vốn tập trung, Ủy ban Quản lý vốn nhà nước hay SCIC sẽ đóng vai trò là cổ đông, tham gia vào các quyết định của doanh nghiệp để bảo đảm tạo điều kiện cho doanh nghiệp hoạt động hiệu quả.
Trong hoạt động điều hành, các cổ đông nhà nước sẽ tạo thuận lợi cho doanh nghiệp, nhất là trong việc soát xét các báo cáo tài chính, đưa ra chuẩn mực quản trị tiên tiến và khả năng sẵn sàng tham gia tăng vốn khi doanh nghiệp có phương án tăng vốn hiệu quả.
Đơn cử, cùng với hội đồng quản trị, ban điều hành doanh nghiệp, SCIC hoàn thiện quy trình, quy chế nội bộ của doanh nghiệp. Quy chế Người đại diện của SCIC cùng các công cụ hỗ trợ tiện ích khác như Sổ tay hướng dẫn biểu quyết, Bộ quy tắc quản trị doanh nghiệp, các hội thảo cập nhật chia sẻ kiến thức, kinh nghiệm và kết nối doanh nghiệp liên tục được Tổng công ty tổ chức nhằm hỗ trợ cho người đại diện vốn và các doanh nghiệp nâng cao hiệu quả quản trị. SCIC cũng đóng vai trò là cầu nối liên kết các doanh nghiệp để cộng hưởng sức mạnh, nhằm gia tăng năng lực cạnh tranh và hiệu quả hoạt động.
Nhìn nhận về mô hình mới, ông Nguyễn Quang Dũng, Phó tổng giám đốc Tập đoàn Petrolimex cho rằng, có thể có những thay đổi tích cực trong hoạt động của các tập đoàn, tổng công ty, bởi việc xem xét phê duyệt kế hoạch hoạt động kinh doanh cũng như ra các quyết sách kinh doanh nhanh và linh hoạt hơn so với trước đây đều tập trung về một mối là bộ chủ quản.
Hơn ai hết, các đầu mối quản lý vốn nhà nước nhận thức rõ trách nhiệm và thách thức của mình. Với quyền lực và mối quan hệ rất lớn của các doanh nghiệp nhà nước, doanh nghiệp có vốn nhà nước, lại có đối trọng là các bộ chủ quản doanh nghiệp trước kia, nếu bản thân cổ đông nhà nước không đem lại các giá trị mới, họ sẽ mất điểm với doanh nghiệp và có thể mất cả vị thế.
Cổ phần hóa, thoái vốn: Đi vào chất
Khi vốn nhà nước được giao về tay các đầu mối tập trung, cũng như chỉ đạo quyết liệt của Thủ tướng Chính phủ được đưa ra ngay từ đầu năm, công tác cổ phần hóa, thoái vốn năm 2019 được nhìn nhận sẽ sôi động hơn.
Số liệu của Ban Chỉ đạo đổi mới và phát triển doanh nghiệp cho biết, tổng thu từ cổ phần hoá, thoái vốn trong năm 2018 đạt hơn 40.300 tỷ đồng. Luỹ kế 3 năm 2016 - 2018, tổng số thu này đạt hơn 210.000 tỷ đồng, gấp gần 2,7 lần tổng thu trong giai đoạn 2011 - 2015.
Trong số đó, có nhiều doanh nghiệp quy mô lớn như Tập đoàn Cao su, Lọc hoá dầu Bình Sơn, Dầu Việt Nam, Điện lực Dầu khí... đã chuẩn bị việc phát hành cổ phần lần đầu ra công chúng (IPO) từ năm trước đó, tức là từ năm 2016.
Từ đầu năm 2019, có không ít doanh nghiệp “gối đầu” để thực hiện ngay các đợt IPO. Theo ông Nguyễn Hồng Long, Phó trưởng ban Chỉ đạo đổi mới và phát triển doanh nghiệp, năm 2018, cả nước có 32 doanh nghiệp nhà nước được phê duyệt phương án cổ phần hoá, Nhà nước chỉ giữ 58,44% tổng vốn điều lệ.
Trong năm 2018, còn 53 doanh nghiệp nhà nước chưa được cổ phần hoá, 118 doanh nghiệp chưa được thoái vốn. Đặc biệt, TP.HCM và Hà Nội có 50 doanh nghiệp chưa cổ phần hoá; các doanh nghiệp thuộc Bộ Quốc phòng cũng còn rất nhiều.
Về số lượng doanh nghiệp thuộc kế hoạch cổ phần hóa, thoái vốn năm 2019, theo các quyết định đã được phê duyệt, là gần 150 doanh nghiệp.
Ngoài lượng hàng hóa rất lớn trên thị trường sơ cấp nói trên, năm nay cũng hứa hẹn sự sôi động của lượng hàng hóa trên thị trường thứ cấp khi cả nước còn 595 doanh nghiệp đã cổ phần hoá nhưng chưa đăng ký giao dịch, niêm yết trên thị trường chứng khoán.
“Tinh thần hành động của Chính phủ năm 2019 yêu cầu bứt phá thì lĩnh vực này cũng phải vậy trên tinh thần siết chặt kỷ luật, kỷ cương, tối đa hoá lợi ích Nhà nước; quyết liệt, công khai, minh bạch trong thực hiện; không quá coi trọng số lượng; đồng thời xử lý trách nhiệm của cấp có thẩm quyền trong việc để xảy ra tình trạng chậm cổ phần hoá, thoái vốn”, Phó Thủ tướng Vương Đình Huệ, Trưởng ban Chỉ đạo đổi mới và phát triển doanh nghiệp nhấn mạnh.
Cầu Bình Gởi và Thanh An (Bình Dương) đang khẩn trương thi công cùng hoàn thành vào năm 2025. Trong tương lai, Bình Dương sẽ có thêm 7 cây cầu kết nối TP.HCM và Tây Ninh.