CII lún sâu trong 'vòng xoáy' trái phiếu

Chí Tín - 13/09/2020 10:20 (GMT+7)

Nhu cầu vốn lớn bởi có nhiều đại dự án, CII chưa có giải pháp gì mới ngoài cuộc chơi trái phiếu ngày càng rắc rối, khi dòng tiền kinh doanh âm nặng, còn khối nợ ngày một phình to.

VNF
Ảnh minh họa

Loay hoay với trái phiếu

Công ty Cổ phần Hạ tầng Kỹ thuật TP. HCM (mã CII, sàn HoSE) đang có kế hoạch tổ chức họp đại hội đồng cổ đông bất thường để lấy ý kiến điều chỉnh phương án phát hành trái phiếu.

Công ty chưa xác định cụ thể thời gian và địa điểm họp, nhưng ngày chốt danh sách cổ đông đã được dự kiến là ngày 22/9. Công ty tổ chức họp cổ đông chỉ với nội dung là “xoay” phương án phát hành trái phiếu, từ phát hành trái phiếu riêng lẻ kèm chứng quyền trước đây sang phát hành ra công chúng.

Về góc độ vốn, giá trị phát hành vẫn là 1.600 tỷ đồng, nhưng việc phát hành từ riêng lẻ ra phát hành ra công chúng có một số tính chất khác nhau. Theo đó, phát hành riêng lẻ giới hạn trong phạm vi một số nhà đầu tư nhất định, thường đã có sự hiểu biết về công ty. Còn phát hành ra công chúng là một đợt phát hành quy mô rộng, thể hiện ở số lượng nhà đầu tư đông đảo, nhắm tới cả các nhà đầu tư nhỏ lẻ, có thể chưa thực sự hiểu sâu về doanh nghiệp.

Việc CII sắp thay đổi phương án cho đợt phát hành 1.600 tỷ đồng diễn ra trong bối cảnh các đợt phát hành trái phiếu của doanh nghiệp liên tiếp gối đầu nhau. Mới đây, công ty này vừa hoàn tất đợt phát hành riêng lẻ 550 tỷ đồng trái phiếu. Đây là loại trái phiếu 3 năm, lãi thanh toán 6 tháng 1 lần. Toàn bộ số trái phiếu này được phát hành cho 1 trái chủ duy nhất là Ngân hàng TMCP Phát triển Nhà TP.HCM. Theo đó, đợt phát hành này về bản chất là quan hệ cho vay của ngân hàng với doanh nghiệp.

Trước đó chưa lâu, cuối tháng 7/2020, CII cũng đã hoàn thành một đợt phát hành trái phiếu quy mô 800 tỷ đồng.

Rủi ro gia tăng

Về kinh doanh, CII vẫn giữ được đà tăng trưởng về doanh thu và lợi nhuận so với năm trước. Cụ thể, doanh thu thuần 6 tháng năm 2020 đạt 1.127,9 tỷ đồng, tăng khoảng 8,7% so với cùng kỳ; lợi nhuận sau thuế đạt 379,3 tỷ đồng, tăng 41,6%. Trong nội dung giải trình về vấn đề này, ông Lê Quốc Bình, Tổng giám đốc Công ty nêu 2 lý do gia tăng lợi nhuận là lợi nhuận gộp tăng do giá vốn hàng bán giảm và Công ty có tăng lợi nhuận từ lãi chuyển nhượng các khoản đầu tư tài chính.

Với đợt phát hành 1.600 tỷ đồng theo kế hoạch, tổng giá trị trái phiếu CII đã và sẽ phát hành sau ngày 30/6 có thể lên tới gần 3.000 tỷ đồng.

Dù lợi nhuận tăng, nhưng hoạt động kinh doanh của CII cũng có “điểm gợn”. Lưu chuyển tiền thuần từ hoạt động kinh doanh nửa đầu năm âm tới 903,7 tỷ đồng, trong khi cùng kỳ dương 395 tỷ đồng. Mức âm của dòng tiền trong 6 tháng năm 2020 theo đó có quy mô lớn gấp 2,4 lần giá trị lợi nhuận sau thuế của doanh nghiệp này.

Trong bối cảnh dòng tiền âm, các giải pháp doanh nghiệp có thể nghĩ tới là thúc đẩy kinh doanh để thu tiền bán hàng, siết chặt thu nợ, trì hoãn thanh toán (chiếm dụng vốn) từ nhà cung cấp, phát hành cổ phiếu... Nếu các giải pháp này không thể thực thi, thì cách thông thường nhất là tìm đến nguồn vốn vay.

Trở lại câu chuyện về trái phiếu của CII, với 2 đợt phát hành trái phiếu tháng 7 (800 tỷ đồng) và tháng 8 (550 tỷ đồng) như trên, cộng thêm đợt phát hành 1.600 tỷ đồng theo kế hoạch thì tổng giá trị trái phiếu mà CII đã và sẽ phát hành sau ngày 30/6/2020 có thể lên tới gần 3.000 tỷ đồng.

Trong khi đó, quy mô nợ của doanh nghiệp này tại ngày 30/6 đã ở mức khá lớn. Cụ thể, tại báo cáo tài chính bán niên 2020, CII đã có quy mô nợ phải trả khá lớn, với giá trị tại ngày 30/6/2020 là hơn 22.212 tỷ đồng, trong khi vốn chủ sở hữu cùng thời điểm chỉ là 8.424,9 tỷ đồng. Riêng số vay và nợ thuê tài chính dài hạn của CII đã lớn hơn vốn chủ sở hữu, khi đạt giá trị 10.841,3 tỷ đồng. Ngoài ra, Công ty còn có tổng giá trị vay và nợ thuê tài chính ngắn hạn là 4.543,5 tỷ đồng.

Nợ phải trả của Công ty theo đó đã tăng khoảng 8% so với đầu năm 2020, trong khi vốn chủ sở hữu lại giảm khoảng 2,8%. Tỷ lệ nợ/vốn chủ sở hữu của CII đã tăng từ 2,37 lần hồi đầu năm lên mức 2,64 lần vào giữa năm 2020.

Nhìn lại lịch sử các năm trước, có thể thấy quy mô và tỷ lệ nợ của CII đang ở mức cao hơn nhiều so với trước đây. Giá trị nợ của Công ty tại thời điểm ngày 1/1/2019 chỉ là 14.558,3 tỷ đồng (bằng 65,5% so với giữa năm 2020) và tại thời điểm ngày 1/1/2018 chỉ là 13.078,3 tỷ đồng (bằng 58,9% so với cuối tháng 6/2020). Tỷ lệ nợ trên vốn chủ sở hữu đầu năm 2019 cũng chỉ là 1,9 lần và tại thời điểm đầu năm 2018 là hơn 1,7 lần.

Theo Đầu tư
Ý kiến (0)
Cùng chuyên mục
Giới thiệu ông Trần Thanh Mẫn để bầu làm Chủ tịch Quốc hội

Giới thiệu ông Trần Thanh Mẫn để bầu làm Chủ tịch Quốc hội

(VNF) - Ông Trần Thanh Mẫn hiện là Phó chủ tịch thường trực Quốc hội khoá XV, nhiệm kỳ 2021-2026.

Chính phủ đề nghị đưa Luật Đất đai hiệu lực sớm 6 tháng

Chính phủ đề nghị đưa Luật Đất đai hiệu lực sớm 6 tháng

(VNF) - Ngoài Luật Đất đai, Luật Nhà ở và Luật Kinh doanh bất động sản cùng được Chính phủ trình Quốc hội cho phép thi hành từ ngày 1/7/2024, sớm hơn 6 tháng.

Đại tướng Tô Lâm được giới thiệu bầu làm Chủ tịch nước

Đại tướng Tô Lâm được giới thiệu bầu làm Chủ tịch nước

(VNF) - Trung ương đã thống nhất giới thiệu Đại tướng Tô Lâm, ủy viên Bộ Chính trị, Bộ trưởng Bộ Công an để Quốc hội khoá XV để bầu giữ chức Chủ tịch nước.

Thủ tướng: Nghiên cứu lãi vay NOXH thấp hơn 3-5% vay thương mại

Thủ tướng: Nghiên cứu lãi vay NOXH thấp hơn 3-5% vay thương mại

(VNF) - Thủ tướng yêu cầu Ngân hàng Nhà nước nghiên cứu gói tín dụng cho người mua, kéo dài thời gian vay lên 10 - 15 năm, lãi suất ưu đãi thấp hơn từ 3 - 5% so với vay thương mại.

Trung ương thống nhất cao phương án nhân sự Chủ tịch nước, Chủ tịch Quốc hội

Trung ương thống nhất cao phương án nhân sự Chủ tịch nước, Chủ tịch Quốc hội

Tổng Bí thư cho biết, Trung ương thống nhất cao về phương án kiện toàn Chủ tịch nước, Chủ tịch Quốc hội để Đảng đoàn Quốc hội giới thiệu với Quốc hội quyết định tại kỳ họp thứ 7 ngày 20/5

Phát Đạt: Bước trên băng mỏng

Phát Đạt: Bước trên băng mỏng

(VNF) - Phát Đạt đã vật lộn để trải qua một năm 2023 đầy thách thức. Và dường như, điều ấy đã để lại nỗi ám ảnh trong tâm trí của những người đứng đầu tập đoàn này khi năm 2024, mỗi toan tính bước đi của Phát Đạt đều thận trọng như người bước trên băng mỏng.

Biệt thự 500 tỷ của đại gia Quảng Ninh: Trang hoàng như cung điện

Biệt thự 500 tỷ của đại gia Quảng Ninh: Trang hoàng như cung điện

(VNF) - Choáng ngợp trước căn biệt thự rộng 1.000m2 của đại gia Quảng Ninh với những món đồ nội thất đắt đỏ, đặc biệt là hàng tùng cảnh hơn 800 năm tuổi đời. Biệt thự xây dựng với giá 500 tỷ đồng

Tài chính xanh: Số hóa để 'ai cũng trồng rừng', lãi hơn gửi tiết kiệm

Tài chính xanh: Số hóa để 'ai cũng trồng rừng', lãi hơn gửi tiết kiệm

(VNF) - Nhờ số hoá, mọi người có thể tham gia trực tiếp vào trồng rừng, cải tạo rừng. Đầu tư trồng rừng như vậy, theo tính toán, sẽ mang lại lợi ích gấp hàng trăm lần gửi tiền tiết kiệm ngân hàng.

TP.HCM: Xử phạt 21 vụ liên quan đến kinh doanh vàng

TP.HCM: Xử phạt 21 vụ liên quan đến kinh doanh vàng

(VNF) - Cục Quản lý thị trường TP. HCM đã kiểm tra 35 cơ sở kinh doanh vàng trên địa bàn, qua đó tạm giữ 719 đơn vị sản phẩm không có hóa đơn chứng từ, không rõ nguồn gốc xuất xứ.

'Nhiệt độ toàn cầu tăng 1 độ C sẽ khiến GDP thế giới giảm 12%'

'Nhiệt độ toàn cầu tăng 1 độ C sẽ khiến GDP thế giới giảm 12%'

(VNF) - Theo nghiên cứu mới nhất, thiệt hại kinh tế do biến đổi khí hậu gây ra còn tồi tệ hơn gấp 6 lần so với tưởng tượng trước đây.