'Thăm' khu đất xây 365 căn nhà ở xã hội ngay trong nội đô Hà Nội
(VNF) - Dự án nhà ở xã hội NO1 thộc Khu đô thị mới Hạ Đình, phường Hạ Đình, quận Thanh Xuân và xã Tân Triều, huyện Thanh Trì, thành phố Hà Nội.
Nhu cầu huy động vốn của doanh nghiệp qua kênh trái phiếu doanh nghiệp tăng cao, trong khi sức cầu của thị trường, đặc biệt với sự tham gia của đông đảo nhà đầu tư cá nhân đã giúp thị trường này sôi động trong thời gian qua.
Bà N.T.D, ở Thái Thịnh, Đống Đa, Hà Nội, một nhà đầu tư trái phiếu có thâm niên, có khả năng đọc vanh vách báo cáo tài chính của doanh nghiệp chia trái phiếu doanh nghiệp ra 2 loại: “trái phiếu được đảm bảo” và “trái phiếu không đảm bảo”.
Cụ thể, với "trái phiếu được đảm bảo", lãi suất trái phiếu của doanh nghiệp có thể lên tới 14 - 15%/năm được công ty chứng khoán/ngân hàng bảo lãnh, các trái chủ sẽ nhận về lãi suất thấp hơn (khoảng 8 - 9%/năm). Tuy nhiên, trái chủ sẽ được bảo đảm nếu doanh nghiệp không thực hiện nghĩa vụ thanh toán.
Còn với “trái phiếu không đảm bảo”, đến ngày thanh toán mà doanh nghiệp không thực hiện được nghĩa vụ thì nhà đầu tư phải chịu nhưng sẽ được hưởng lãi suất rất cao.
Hỏi nhà đầu tư này đã từng mua trái phiếu doanh nghiệp không đảm bảo chưa, bà D. thú thật, dù biết rõ những rủi ro khi mua loại trái phiếu này nhưng lãi suất cao nên vẫn ham, "đặc biệt là trái phiếu của các công ty bất động sản" và không có quy định gì của Nhà nước thì "mình cứ mua và chấp nhận nếu có rủi ro thì mình mất tiền”.
Chia sẻ với phóng viên, chủ tịch một tập đoàn bất động sản cho biết, thực tế hiện nay, doanh nghiệp này thường chỉ huy động được vốn qua phát hành cổ phiếu hoặc trái phiếu.
“Vậy, hệ thống ngân hàng ở đâu?”, vị doanh nhân này vừa đặt vấn đề vừa trả lời: “Doanh nghiệp vay vốn ngân hàng hiện nay được cho biết có thể hưởng lãi suất với mức khoảng 10%/năm, nhưng để được vay với lãi suất này phải nói là vô cùng khó, bởi nhiều lý do.
Doanh nghiệp thậm chí muốn vay ngân hàng với lãi suất cao cũng không được chấp nhận.
Trong khi đó, doanh nghiệp khi phát hành trái phiếu được thực hiện bởi công ty chứng khoán hoặc ngân hàng có uy tín với lãi suất cao khoảng 15-16%/năm lại khá thuận lợi. Cứ phát hành trái phiếu khi cần vốn và phát hành liên tục để bù đắp phần thiếu hụt vốn”.
Được biết, ngày 16/7/2020, Công ty Cổ phần Bất động sản Mỹ với 50 lần phát hành đã bán thành công gần 2.364 tỷ đồng trái phiếu doanh nghiệp riêng lẻ trong mục tiêu đặt ra là 2.500 tỷ đồng, với tỷ lệ 100% nhà đầu tư cá nhân mua trái phiếu. Mức lãi suất thấp nhất là 10%/năm và cao nhất là 12%/năm.
Ông Ngô Đăng Khoa, giám đốc toàn quốc khối kinh doanh tiền tệ và thị trường vốn HSBC nhìn nhận, trong những năm gần đây, thị trường trái phiếu doanh nghiệp Việt Nam có sự phát triển mạnh.
Quy mô của thị trường trái phiếu doanh nghiệp đã tăng mạnh từ mức tương đương 9,01% GDP cả nước trong năm 2018 lên mức 11,3% vào năm 2019. Thị trường phát triển mạnh chứng tỏ trái phiếu doanh nghiệp đã thực sự trở thành một phương thức huy động vốn hiệu quả.
Cũng theo ông Khoa, kênh trái phiếu hỗ trợ doanh nghiệp huy động vốn để phát triển kinh doanh, giảm dần sự phụ thuộc vào nguồn vốn tín dụng ngân hàng, hỗ trợ các ngân hàng thương mại và doanh nghiệp mọi ngành nghề huy động vốn dài hạn đáp ứng tiêu chí an toàn vốn; giảm áp lực huy động vốn cho hệ thống ngân hàng thương mại; định hướng đầu tư trung và dài hạn, thay vì gửi tiết kiệm ngắn hạn.
“Nhiều doanh nghiệp đã sử dụng thị trường trái phiếu làm kênh huy động vốn vì họ không cần đáp ứng những yêu cầu khắt khe như huy động vốn qua kênh phát hành cổ phiếu hay vay vốn ngân hàng”, ông Khoa nói.
Tuy nhiên, vấn đề quan trọng là nhà đầu tư cá nhân khi đầu tư trái phiếu doanh nghiệp cần hiểu rõ về bảo lãnh phát hành và bảo lãnh thanh toán để tránh rủi ro.
Theo bà Trần Thị Khánh Hiền, quyền giám đốc khối phân tích Công ty Chứng khoán VNDirect, bảo lãnh phát hành là doanh nghiệp không tự phát hành trái phiếu, mà thông qua một công ty chứng khoán hay ngân hàng bảo lãnh để phát hành và đảm bảo khối lượng trái phiếu phát hành.
Nếu phát hành không hết số lượng cam kết thì công ty chứng khoán hoặc ngân hàng sẽ đứng ra mua lượng trái phiếu đó.
Tuy nhiên, điểm quan trọng khi phát hành trái phiếu là sẽ có định nghĩa về nghĩa vụ nợ phát hành thuộc về ai?
Nếu nghĩa vụ nợ thuộc về doanh nghiệp sẽ có, nghĩa là công ty chứng khoán hoặc ngân hàng chỉ đảm bảo việc phát hành thành công trái phiếu cho doanh nghiệp và hưởng phí phát hành.
Còn bảo lãnh thanh toán nghĩa là bên đứng ra bảo lãnh trái phiếu sẽ thực hiện nghĩa vụ thanh toán khi trái phiếu đến hạn mà doanh nghiệp không trả được nợ cho trái chủ.
Theo ông Khoa, Chính phủ đã ban hành Nghị định 81/2020/NĐ-CP bổ sung một số quy định nhằm nâng cao tiêu chuẩn về phát hành trái phiếu doanh nghiệp, hạn chế phát hành trái phiếu riêng lẻ để giảm thiểu rủi ro cho nhà đầu tư cá nhân và nâng cao trách nhiệm của bên bảo lãnh phát hành khi đánh giá năng lực tài chính của các tổ chức phát hành.
Ngoài ra, Nghị định có hiệu lực từ ngày 1/9/2020 cũng quy định tổng số trái phiếu phát hành của doanh nghiệp không được vượt quá 5 lần vốn chủ sở hữu và khoảng cách giữa hai lần phát hành trái phiếu phải tối thiểu 6 tháng.
Doanh nghiệp phát hành trái phiếu phải kê khai mục đích phát hành và lập kế hoạch kinh doanh rõ ràng để nhà đầu tư giám sát việc sử dụng vốn.
“Thị trường trái phiếu doanh nghiệp cần có các văn bản pháp lý quy định, hướng dẫn để việc thực thi được chặt chẽ hơn nhằm tránh rủi ro cho các trái chủ, đảm bảo an toàn thị trường và nền kinh tế”, bà Hiền nói.
Đồng quan điểm vẫn cần có quy định chặt chẽ hơn đối với thị trường này, một chuyên gia tài chính cho biết, việc phát hành trái phiếu doanh nghiệp hiện nay còn có tình trạng một số ngân hàng thực hiện cho vay công ty sân sau.
Ngân hàng thực hiện hỗ trợ công ty sân sau trong việc huy động vốn, thay vì cho vay trực tiếp bởi nhiều lý do như ngân hàng hết room tín dụng, không được cho vay các công ty có liên quan hay chịu những quy định khắt khe của Luật Các tổ chức tín dụng.
Nhà đầu tư D. cho biết, bà vẫn đang tìm kiếm trái phiếu của doanh nghiệp tốt để mua bởi lãi suất cao, có khi tới 15%/năm, trong khi lãi suất tiền gửi ngân hàng cao nhất giờ cũng chỉ 8%/năm.
Tuy nhiên, cũng không có nhiều nhà đầu tư cá nhân có khả năng “đọc vị” doanh nghiệp, thậm chí quen luôn cả chủ doanh nghiệp như bà D.
Không đủ thông tin và trình độ phân tích khả năng trả nợ của nhà phát hành nên nhiều nhà đầu tư chọn mua sản phẩm chứng khoán do các công ty chứng khoán phân phối kèm theo các gói thanh khoản theo tháng.
Họ sẵn sàng chấp nhận lãi suất ở mức thấp hơn mức lãi suất doanh nghiệp phát hành trái phiếu chi trả, nhưng vẫn cao hơn lãi suất tiết kiệm ở kỳ hạn tương đương để giảm rủi ro mất tiền.
Nhà đầu tư cá nhân mua trái phiếu doanh nghiệp tăng mạnh Một báo cáo của Công ty Chứng khoán VNDirect cho biết, trong tháng 7/2020, tổng giá trị trái phiếu doanh nghiệp phát hành ra thị trường đạt 26.945 tỷ đồng, giảm 41,1% so với tháng trước. Điểm đáng chú ý là tỷ trọng nhà đầu tư tổ chức tham gia thị trường giảm nhẹ từ mức trung bình 90,8% trong 6 tháng đầu năm 2020 xuống 82,6% trong tháng 7, tương ứng tỷ trọng các nhà đầu tư cá nhân tăng lên mức 17,4%, cao hơn so với mức trung bình 9,2% trong 6 tháng đầu năm. Lũy kế 7 tháng, tổng giá trị trái phiếu doanh nghiệp phát hành thành công đạt 196.500 tỷ đồng, tăng 48,5% so với cùng kỳ năm ngoái. Trong đó, giá trị trái phiếu phát hành riêng lẻ đạt 179.500 tỷ đồng, tăng 37%. |
(VNF) - Dự án nhà ở xã hội NO1 thộc Khu đô thị mới Hạ Đình, phường Hạ Đình, quận Thanh Xuân và xã Tân Triều, huyện Thanh Trì, thành phố Hà Nội.