Hai cây cầu trăm tỷ kết nối Bình Dương với TP. HCM và Tây Ninh
Cầu Bình Gởi và Thanh An (Bình Dương) đang khẩn trương thi công cùng hoàn thành vào năm 2025. Trong tương lai, Bình Dương sẽ có thêm 7 cây cầu kết nối TP.HCM và Tây Ninh.
VN-Index vào giai đoạn 'đãi cát tìm vàng'
Theo báo cáo chiến lược năm 2024, bức tranh kết quả kinh doanh năm 2024 được dự báo sẽ tiếp tục phục hồi từ mức nền thấp của năm 2023, đặc biệt ở nhóm doanh nghiệp niêm yết ngoài ngân hàng và bất động sản.
Mặt bằng lãi suất đã giảm mạnh trong năm 2023 và dự báo sẽ tiếp tục duy trì thấp trong năm 2024, hỗ trợ nền kinh tế và hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp.
FinPeace cho rằng tiêu dùng trong nước sẽ phục hồi nhờ chính sách hỗ trợ của Chính phủ, đặc biệt liên quan đến giảm thuế VAT (tiếp tục giảm 2% thuế VAT đến hết tháng 6). Xuất khẩu dự kiến tiếp tục phục hồi trong năm 2024 khi nhu cầu của Mỹ và EU quay trở lại, đầu tư công và FDI cũng dự kiến tiếp tục ở mức cao.
“Với những chính sách hỗ trợ từ Chính phủ và sự phục hồi của nền kinh tế toàn cầu, dự báo GDP năm 2024 có thể tăng trưởng lên mức 5,8%, lợi nhuận toàn thị trường có thể tăng 10-15%”, báo cáo nêu rõ.
Về thị trường chứng khoán, các chuyên gia của Fin Peace cho rằng thị trường có thể đi lên những vùng cao mới trong nhiều tháng hoặc nhiều năm và tạo thị trường tăng giá (Bull Market) nhưng cũng có thể giảm, tạo thị trường giảm giá (Bear Market).
“Nhìn lại những sóng tăng lớn trong quá khứ đều đến từ những động lực mạnh mẽ, câu chuyện càng hấp dẫn khiến thị trường càng sôi động. Động lực từ nâng hạng thị trường cũng như việc nhà đầu tư cá nhân lấy lại sự tự tin sẽ là động lực cốt lõi giúp thị trường quay lại xu hướng tăng. Nhìn bức tranh tổng quan dài hạn, VN-Index vẫn giữ được đà tăng. Bất kể biến động ngắn hạn có gây nhiễu động, việc thị trường phát triển đi cùng với sự phát triển kinh tế là điều tất yếu xảy ra”, báo cáo nêu rõ.
FinPeace định vị VN-Index đang bước vào giai đoạn đầu tiên chuẩn bị cho một chu kỳ tăng giá tiếp theo - giai đoạn tích lũy. Trong giai đoạn này của thị trường, nhà đầu tư sẽ chưa thấy được sự tăng thanh khoản rõ rệt và thị trường cũng chưa thể thuyết phục được số đông tham gia.
“Trong giai đoạn này, nhà đầu tư có xu hướng chọn những cổ phiếu an toàn và có giá trị tốt nhất để mua. Đây là giai đoạn "đãi cát tìm vàng", là cơ hội phù hợp để tích sản cổ phiếu, đặc biệt những cổ phiếu có lịch sử trả cổ tức đều đặn với mức định giá giảm sâu và công ty từ những ngành công nghiệp & dịch vụ trọng yếu của kinh tế”, các chuyên gia của FinPeace cho hay.
3 nhóm ngành dự kiến tăng trưởng trong năm 2024
Năm 2024, nền kinh tế dự báo sẽ tiếp tục quá trình phục hồi với tốc độ chậm, tuy nhiên vẫn phải đối mặt với nhiều khó khăn. Các chuyên gia của FinPeace cho rằng hoạt động đầu tư cần có chọn lọc ở các nhóm ngành với những câu chuyện riêng. Trong đó, FinPeace chỉ ra 3 nhóm ngành có khả năng tăng trưởng trong năm 2024.
Thứ nhất là nhóm ngành thép. Theo FinPeace, biên lãi gộp của các doanh nghiệp ngành thép sẽ phục hồi nhờ chi phí giảm và giá bán được cải thiện. Bên cạnh đó, trong ngắn và trung hạn, sự phục hồi của ngành thép sẽ đến từ kỳ vọng của thị trường bất động sản.
“Ngành thép có mối tương quan rất chặt chẽ với ngành bất động sản khi 65% nhu cầu tiêu thụ thép nội địa phục vụ cho hoạt động xây dựng", báo cáo nêu rõ.
Về triển vọng dài hạn, chuyên gia của FinPeace cho rằng ngành thép còn 10 năm trong chu kỳ tăng trưởng đẹp nhất với 2 lý do. Một là Việt Nam đang trong giai đoạn dân số vàng với tốc độ tăng trưởng GDP 6-7%/năm, cầu thép hưởng lợi theo khi đi song song với nhu cầu xây dựng cơ sở hạ tầng để phát triển kinh tế.
Hai là xu hướng chuyển dịch cơ cấu sản xuất thép từ Trung Quốc sang các nước đang phát triển, bao gồm Việt Nam.
Về nhóm ngành khí, theo FinPeace, trong ngắn và trung hạn, động lực của ngành khí đến từ chuỗi dự án khí điện có quy lớn nhất Việt Nam là Lô B - Ô Môn được triển khai.
“Nhu cầu khí phục vụ sản xuất điện đến năm 2030 dự kiến tăng gấp 2 lần hiện tại. Theo quy hoạch điện VIII, đến năm 2030, điện khí sẽ trở thành nguồn điện chính và công suất nguồn tăng gấp 2 lần cuối năm 2022”, theo báo cáo chiến lược của FinPeace.
Trong khi đó, nguồn cung khí cạn kiệt, dự kiến chỉ đủ khai thác trong vòng 10-15 năm nữa, dẫn đến việc buộc phải phát triển các mỏ khí mới. Dự án Lô B - Ô Môn cần được đẩy nhanh tiến độ để đáp ứng nhu cầu cao trong nước.
Theo FinPeace, trong giai đoạn 2023-2026, lợi nhuận của nhóm thượng nguồn (doanh nghiệp về khoan thăm dò, khai thác khí, xây lắp giàn khoan) đảm bảo tăng trưởng ở mức 10-15% nhờ dự án Lô B - Ô Môn.
Về dài hạn, ngành khí sẽ bắt đầu chu kỳ tăng trưởng nhanh trong 10 năm. Giai đoạn 2022-2035 sẽ đẩy mạnh phát triển nhiệt điện khí bù lượng điện thiếu hụt. Định hướng quy hoạch điện VIII cũng lấy điện khí làm trọng tâm phát triển, mở ra chu kỳ mới của ngành.
Cuối cùng, về ngành điện, các chuyên gia FinPeace cho rằng, trong ngắn và trung hạn, việc khắc phục tình trạng thiếu điện trong năm 2024 sẽ làm khối lượng công việc nhóm xây lắp điện tăng gấp đôi so với năm 2023, cổ phiếu ngành điện sẽ “công-thủ toàn diện".
Trong dài hạn, ngành điện sẽ bước vào chu kỳ tăng trưởng mạnh, trung bình 8,5%/năm trong vòng 8 năm tới. Bên cạnh đó, với tốc độ phát triển kinh tế được dự báo tăng trưởng cao so với khu vực và trên thế giới, tiêu thụ điện bình quân của người Việt còn thấp, cơ hội phát triển còn nhiều.
Cầu Bình Gởi và Thanh An (Bình Dương) đang khẩn trương thi công cùng hoàn thành vào năm 2025. Trong tương lai, Bình Dương sẽ có thêm 7 cây cầu kết nối TP.HCM và Tây Ninh.