Cổ phiếu bất động sản 'đồng khởi': Chuẩn bị đón sóng mới đổ về
(VNF) - Tuần giao dịch 19/8 - 23/8 khép lại với sự bùng nổ của nhóm cổ phiếu bất động sản, đặc biệt là SGR khi xác lập đỉnh mới trên sàn HoSE.
Kết thúc tuần giao dịch 19/8 - 23/8, thị trường chứng khoán tiếp tục bứt phá với sự dẫn dắt của nhóm cổ phiếu vốn hóa lớn, đặc biệt là nhóm bất động sản. Cụ thể, chỉ số VN-Index đã tăng gần 30 điểm, từ mốc 1.257 lên 1.287.
Trước nhịp hồi phục mạnh mẽ của thị trường, nhiều cổ phiếu đã bứt phá mạnh mẽ.
Cổ phiếu bất động sản phi mã, SGR xác lập đỉnh mới trên sàn HoSE
Trên sàn HoSE, với nhiều phiên tím trần liên tiếp, SGR là cổ phiếu nổi bật nhất nhóm khi tiếp tục “phi mã” gần 30% trong tuần qua. Với việc đóng cửa phiên giao dịch 23/8 tại ngưỡng 37.200 đồng/cp, vốn hóa của Tổng Công ty CP Địa ốc Sài Gòn đã vượt 2.200 tỷ đồng.
Với 5 phiên liên tục tăng giá trong tuần qua, cổ phiếu này đã đem về cho 2 cổ đông lớn nhất của công ty là Chủ tịch Phạm Thu và Công ty TNHH Bất động sản REE hàng trăm tỷ đồng. Nếu dòng tiền đổ về cổ phiếu tiếp tục gia tăng trong tuần tới, SGR hoàn toàn sáng cửa vượt đỉnh lịch sử, tương ứng mưc giá 40.500 đồng/cp.
Xếp ngay sau SGR, BTT là cổ phiếu tăng mạnh thứ hai với biên độ 23,5%, qua đó trở lại mức 42.000 đồng/cp. Với chỉ 13,5 triệu cổ phiếu lưu hành, vốn hóa của Công ty CP Thương mại - Dịch vụ Bến Thành đã hồi phục về mốc 567 tỷ đồng. Tuy nhiên, do lượng lớn cổ phiếu đều nằm trong tay cổ đông lớn, khối lượng giao dịch trung bình của ADP chỉ ở mức “nhỏ giọt”, rơi vào khoảng vài trăm tới vài nghìn đơn vị trên một phiên.
Trước khi giảm về mức giá ngang cốc trà đá, cổ phiếu đã từng tạo "sóng" lớn khi tăng gần 5 lần và đạt đỉnh quanh mức 20.000 đồng/cp vào năm 2022. Gần đây, VNE đã đưa ra lộ trình khắc phục khi bị đưa vào diện cảnh báo. Đây được cho là một trong những thông tin tích cực hỗ trợ cho đà tăng của cổ phiếu trong tuần qua.
Xếp thứ 4 trong top 10 là cổ phiếu PDR của Công ty CP Phát triển Bất động sản Phát Đạt. Chốt tuần vừa qua, PDR tăng gần 15% và là một trong những cổ phiếu tích cực nhất nhóm bất động sản. Với sự gia tăng ồ ạt của dòng tiền, cổ phiếu “bật” trở lại mạnh mẽ, qua đó đưa vốn hóa của Phát Đạt tăng lên 18.900 tỷ đồng. Đồng thời, tài sản của chủ tịch Nguyễn Văn Đạt cũng tăng hơn 800 tỷ đồng.
Sau nhóm cổ phiếu bất động sản, cổ phiếu DTT của Công ty CP Kỹ nghệ Đô Thành ghi nhận đà gần 14%, qua đó xếp vị trí thứ 5. Với vỏn vẹn 8,1 triệu cổ phiếu lưu hành, vốn hóa của Kỹ nghệ Đô Thành đã tăng lên 173,2 tỷ đồng. Tuy nhiên, thanh khoản của cổ phiếu này chỉ ở mức nhỏ giọt, vì vài trăm đơn vị/ngày.
Các vị trí còn lại trong nhóm 10 cổ phiếu tăng mạnh nhất sàn HoSE trong tuần qua lần lượt thuộc về các cổ phiếu MDG (+13,7%), DXG (12,8%), PNJ (+11%), AAT (+10,9%), TVS (+10,7%). Trong số này, PNJ để lại dấu ấn khi tạo đỉnh quanh mức 110.000 đồng, đưa vốn hóa của Công ty CP Vàng bạc Đá quý Phú Nhuận vượt ngưỡng 36.400 tỷ đồng.
Ở chiều ngược lại, các mã giảm mạnh nhất sàn HoSE bao gồm: LEC (-13%), RDP (-12,9%), APH (-11,2%), NHH (-9,6%), LM8 (-6,9%), CLW (-6,7%), HU1 (-6,5%), HVX (-6,4%), HRC (-6,2%), TPC (-5,8%).
CTP tiếp tục bứt phá, nhóm APEC trở lại nhóm tăng mạnh trên HNX
Chốt lại tuần vừa qua, cổ phiếu CTP đóng cửa trong trạng thái trần cứng, qua đó tăng lên mốc 17.700 đồng/cp. Với đà tăng như “diều gặp gió”, cổ phiếu vốn hóa của Công ty CP Minh khang Capital Trading Public đã tăng lên mức 214 tỷ đồng.
Sau CTP, 2 mã penny khác là BXH và DL1 cũng để lại dấu ấn với mức tăng 31,6% và 24,6%. Tương ứng, vốn hóa của Công ty CP VICEM Bao bì Hải Phòng và Công ty CP Tập đoàn Alpha Seven lần lượt đạt 157,3 và 754 tỷ đồng.
Ở vị trí thứ 4 và thứ 5 là cổ phiếu HGM của Công ty CP Cơ khí và Khoáng sản Hà Giang và cổ phiếu VE3 của Công ty CP Xây dựng Điện VNECO 3 với mức tăng 24,4% và 23,9%. Mặc dù tăng mạnh nhưng giao dịch của hai mã này đều ở mức nhỏ giọt do lượng lớn cổ phiếu nằm trong tay cổ đông lớn.
Các vị trí còn lại của top 10 cổ phiếu tăng mạnh nhất sàn HNX lần lược thuộc về các cổ phiếu HTC (+20,1%), NFC (+20,1%), KSD (+17,1%), IDJ (+16,4%), API (15,8%).
Ở chiều ngược lại, cổ phiếu PTD là cổ phiếu giảm mạnh nhất sàn HNX khi mất tới 19,1% giá trị. Các cổ phiếu giảm mạnh còn lại bao gồm DC2 (-13,3%), MCO (-11,3%), SFN (-11,3%), HMR (-10,9%), TXM (-10,2%), SDC (-9,8%), INC (-9,8%), PDB (-8,9%), VMS (-8,2%).
PTX và MA1 tạo "sóng thần" trên UPCoM
Trên sàn UPCoM, PTX của Công ty CP Vận tải và Dịch vụ Petrolimex Nghệ Tĩnh ghi nhận biến động mạnh nhất tuần với đà tăng hơn 98%, tương ứng 5 phiên tăng trần liên tiếp. Đáng nói, trong 2 phiên gần nhất là 22/4 và 23/4, dù ghi nhận thanh khoản đột biến song khối lượng giao dịch của mã này chỉ ở mức vài chục nghìn đơn vị.
Với 6,3 triệu cổ phiếu được lưu hành, chiếu theo mức giá 21.400 đồng/cp, vốn hóa của Petrolimex Nghệ Tĩnh chỉ đạt khoảng 137,8 tỷ đồng.
Xếp sau PTX là cổ phiếu MA1 với mức tăng 88,6%, lên 67.700 đồng/cp. Tương ứng, vốn hóa của Công ty CP Thiết bị lên mức 358,1 tỷ đồng. Mặc dù thị giá vẫn neo cao song cổ phiếu này đã rơi vào trạng thái "tắt thanh khoản" trong nhiều năm trở lại đây.
Với đà tăng gần 50%, cổ phiếu CCA của Công ty CP Xuất nhập khẩu Thuỷ sản Cần Thơ xếp thứ 3 trong top 10 cổ phiếu tăng mạnh. Tương tự MA1, thanh khoản cổ phiếu CCA cũng khá "ì ạch".
Vị trí còn lại của top 10 cổ phiếu tăng mạnh thuộc về các cổ phiếu: PTG (+40%), TRT (+38,3%), DPC (+36,7%), PND (+29,8%), PTT (+27,3%), CCT (+27,1%), BBM (+26,4%).
Chiều ngược lại, với biên độ từ 20% - 50%, top 10 cổ phiếu giảm mạnh nhất UPCoM lần lượt là TNB, NQB, PLO, E29, MPT, PVH, VTL, CID, BVN, IDB.
Đà tăng chưa dứt, ‘cổ phiếu vua’ đưa VN-Index lên 1.184 điểm
- PNJ: Lợi nhuận suy giảm liên tục, cổ phiếu lập đỉnh lịch sử 24/08/2024 07:15
- Chủ tịch An Phát Holdings muốn thoái sạch vốn, cổ phiếu APH bị bán tháo 23/08/2024 08:01
- Lọc Hóa dầu Bình Sơn nộp hồ sơ đăng ký niêm yết lên HSX 21/08/2024 11:52
TPBank công bố thông tin cổ đông nắm giữ từ 1% vốn điều lệ
(VNF) - Theo Luật Các Tổ chức tín dụng mới (có hiệu lực từ ngày 1/7/2024), Ngân hàng TMCP Tiên Phong (TPBank, HoSE: TPB) công bố danh sách cổ đông nắm giữ từ 1% vốn điều lệ.
Vay mua nhà kèm bảo hiểm khoản vay: Căn hộ hư hại vì bão Yagi có được bồi thường?
(VNF) - Nhiều người vay ngân hàng mua nhà kèm bảo hiểm khoản vay băn khoăn nếu nhà bị hư hại do bão Yagi gây ra liệu có được phía công ty bảo hiểm bồi thường?
Chiến lược phụ thuộc vào đồng nhân dân tệ của Nga đang phản tác dụng?
(VNF) - Các ngân hàng lớn của Nga đã kêu gọi ngân hàng trung ương hành động để chống lại tình trạng thâm hụt thanh khoản đồng nhân dân tệ, khiến đồng rúp giảm xuống mức thấp nhất kể từ tháng 4 so với đồng tiền Trung Quốc và đẩy tỷ giá hoán đổi đồng nhân dân tệ lên tới ba chữ số.
Gia đình ông Đỗ Minh Phú nắm bao nhiêu vốn tại TPBank?
(VNF) - Ông Đỗ Minh Phú không nắm trực tiếp trên 1% vốn của TPBank nhưng người nhà và doanh nghiệp có liên quan lại nắm lượng lớn cổ phần tại nhà băng này.
Khối ngoại đổi hướng: Bán mạnh cổ phiếu thép, mua vào cổ phiếu tiêu dùng
(VNF) – Cổ phiếu thép bị bán ròng từ khối ngoại sau khi được mua ròng mạnh năm ngoái. Ngược lại, cổ phiếu tiêu dùng được mua ròng sau thời gian dài bán ròng.
Sập cầu Phong Châu - Phú Thọ: Hàng loạt ô tô, người rơi xuống sông
(VNF) - Do mưa lũ diễn biến phức tạp, cầu Phong Châu bắc qua sông Hồng nối 2 huyện Lâm Thao và Tam Nông bị sập.
Hiện trường kinh hoàng vụ sập cầu Phong Châu - Phú Thọ
(VNF) - Do mưa lũ diễn biến phức tạp, cầu Phong Châu nối liền huyện Tam Nông và huyện Lâm Thao, tỉnh tỉnh Phú Thọ đã bị sập, lực lượng chức năng đang tổ chức phân luồng giao thông.
Đấu giá lại các khu đất vàng ở Thủ Thiêm - TP.HCM
(VNF) - UBND TP. HCM vừa ban hành Kế hoạch tổ chức đấu giá các lô đất tại Khu đô thị mới Thủ Thiêm, TP. Thủ Đức.
TP.HCM: Sai phạm trong cấp phép xây dựng chung cư Khởi Thành
(VNF) - Theo Kết luận thanh tra, Sở Xây dựng TP.HCM đã căn cứ văn bản hết hiệu lực của Bộ Xây dựng để cấp phép xây dựng 412 căn hộ chung cư Khởi Thành.
'Kiếm bộn' nhờ nội dung 18+, OnlyFans trả cổ tức hơn 1 tỷ USD cho chủ sở hữu
(VNF) - OnlyFans - nền tảng đăng ký tính phí cho những nội dung 18+, đã phát triển mạnh mẽ trong những năm gần đây, giúp công ty mẹ "ăn nên làm ra" và làm giàu cho ông chủ tỷ phú của mình.
Những cao ốc giá trăm triệu một m2 trên đường Võ Chí Công - Hà Nội
(VNF) - Đường Võ Chí Công là một trong những tuyến đường huyết mạch quan trọng của Hà Nội, thuộc tuyến đường Vành đai 2, được đưa vào sử dụng năm 2015, với chiều dài 4,25km.