Vùng đất từng được quy hoạch nhà máy điện hạt nhân ở Ninh Thuận hiện ra sao?
Chính quyền tỉnh Ninh Thuận đầu tư xây dựng hạ tầng để người dân tại 2 vùng từng được quy hoạch Nhà điện hạt nhân khôi phục sản xuất, ổn định đời sống.
Trước ảnh hưởng của làn sóng Covid-19 thứ tư diễn ra phức tạp ở miền Nam từ tháng 5, Công ty Cổ phần Tập đoàn Đầu tư Địa ốc No Va (Novaland, HoSE: NVL) ghi nhận kết quả kinh doanh quý III không đồng nhất khi doanh thu thuần đạt 3.262 tỷ đồng, tăng 52% cùng kỳ còn lợi nhuận sau thuế chỉ đạt 536 tỷ đồng, giảm tới 75% so với quý III/2020.
Doanh thu tăng nhờ tỷ lệ bàn giao các căn thấp tầng ở các tỉnh miền Nam cao hơn các căn hộ chung cư ở TP. HCM (70% so với 30%), dẫn đến biên lợi nhuận gộp cao hơn (46% so với 37%). Trong khi đó, lợi nhuận sa sút chủ yếu do chi phí bán hàng, quản lý doanh nghiệp và lãi vay tăng mạnh, đồng thời doanh thu tài chính giảm hơn một nửa.
Lũy kế 9 tháng, doanh thu thuần và lợi nhuận sau thuế của NVL đạt 10.312 tỷ đồng và 2.550 tỷ đồng, lần lượt tăng 171% và giảm 23% so với cùng kỳ năm ngoái. Kết quả này thấp hơn dự phóng của Công ty Chứng khoán ACB (ACBS), do số lượng căn bàn giao tại NovaWorld Hồ Tràm và NovaWorld Phan Thiết không đạt kỳ vọng bởi đợt giãn cách xã hội dài ngày.
Trong 9 tháng đầu năm, NVL đã bàn giao 1.216 căn, chủ yếu tại Saigon Royal (404 căn), NovaHills Mũi Né (360 căn) và Aqua City (313 căn).
ACBS nhận định, dù NVL đã điều chỉnh kế hoạch bán hàng năm 2021 từ 10.000 căn xuống 7.000 căn, song nhìn chung kết quả bán hàng trong 3 quý vừa qua của NVL là rất tốt và tương đương với doanh số bán hàng cả năm 2020 với hơn 5.000 căn (tăng 58% cùng kỳ) và tổng giá trị hơn 55.000 tỷ đồng, tương đương 2,4 tỷ USD (tăng 119% cùng kỳ).
Về tình hình tài chính, trong tháng 7, NVL huy động thành công 300 triệu USD trái phiếu chuyển đổi quốc tế kỳ hạn 5 năm không kèm chứng quyền và tài sản đảm bảo với lãi suất cố định 5,25%/năm và giá chuyển đổi là 135.700 đồng/cổ phiếu, cao hơn 19% so với giá thị trường hiện tại.
Rủi ro pha loãng từ đợt phát hành này là khoảng 50,8 triệu cổ phiếu tương đương 3% số cổ phiếu đang lưu hành. Kết thúc quý III, nợ ròng của NVL tăng gần 3.200 tỷ đồng lên gần 40.000 tỷ đồng nhưng tỷ lệ nợ ròng/vốn chủ sở hữu giảm từ 114,7% xuống 98,3%. ACBS kỳ vọng tỷ lệ này ở mức 98,4% và 95,3% vào cuối 2021 và 2022.
Hiện NVL vẫn đang đàm phán để chuyển nhượng dự án C (Thạnh Mỹ Lợi) tại TP. Thủ Đức do công ty sở hữu gần 70% với giá mua lại hơn 6.800 tỷ đồng. Dự án đang trong quá trình giải phóng mặt bằng. Nhưng dịch bệnh đã khiến thương vụ này có thể không hoàn tất vào năm 2021 và NVL có thể chuyển sang phát triển dự án nếu quá trình phê duyệt tại TP.HCM được đẩy nhanh vào năm 2022.
Về phía Nova Consumer Group, Novagroup - công ty mẹ của NVL đang mở rộng lĩnh vực kinh doanh thông qua việc mua lại nhiều thương hiệu trong 2020 - 2021. Mặc dù tồn tại các rủi ro về cạnh tranh ở các lĩnh vực kinh doanh mới, song việc mở rộng hoạt động sẽ giúp cải thiện biên lợi nhuận gộp của NVL thông qua việc cộng hưởng giá trị từ một hệ sinh thái khá đầy đủ.
Do việc bàn giao chậm hơn dự kiến, ACBS dự phóng doanh thu và lợi nhuận năm 2021 của NVL ở mức 18.212 tỷ đồng và 4.146 tỷ đồng, lần lượt tăng 262% và 23% so với năm trước. ACBS kỳ vọng NVL có thể hoàn thành 90% kế hoạch bán hàng này.
Sang năm 2022, doanh thu và lợi nhuận dự báo đạt 30.549 tỷ đồng (tăng 68% cùng kỳ) và 5.020 tỷ đồng (tăng 16%) nhờ bàn giao gần 3.200 căn (tăng 32%), chủ yếu tại Aqua City, NovaWorld Phan Thiết và NovaWorld Hồ Tràm.
Sử dụng RNAV, ACBS đưa ra giá mục tiêu 127.155 đồng/cổ phiếu vào cuối năm 2022, tương đương 97.065 đồng/cổ phiếu sau khi phát hành cổ tức bằng cổ phiếu tỷ lệ 31% vào 24/12/2021 cho cổ phiếu NVL và khuyến nghị nắm giữ.
Gộp chung 3 quý năm 2021, tổng thu nhập hoạt động của Ngân hàng TMCP Tiên Phong (TP Bank, HoSE: TPB) đạt 9.906 tỷ đồng (tăng 39,5% cùng kỳ), trong khi chi phí hoạt động chỉ tăng 9,5% cùng kỳ đã giúp lợi nhuận sau thuế đạt 3.515 tỷ đồng (tăng 45,3% cùng kỳ) và hoàn thành 80% kế hoạch cả năm.
Hỗ trợ tăng trưởng của TPB tới từ thu nhập lãi thuần cùng khoản thu nhập ngoài lãi tăng ấn tượng bởi hoạt động đầu tư.
Về NIM, mặc dù quý III giảm nhẹ về 4,13% do TPB thực hiện các chính sách giảm lãi suất cho vay hỗ trợ khách hàng, tuy nhiên dự báo quý cuối năm sẽ giữ ổn định nhờ CASA tiếp tục cải thiện khi ứng dụng ngân hàng số.
Năm 2021, mặc dù TPB không còn ghi nhận phí bancassurance do Sunlife trả trước như năm 2020 (hơn 900 tỷ đồng), tuy nhiên khoản thu từ lãi đầu tư trái phiếu trong quý III vẫn tăng ấn tượng gấp 11 lần cùng kỳ, qua đó giúp doanh thu ngoài lãi tăng vượt trội 162% so với cùng kỳ.
Đáng chú ý, TPB vừa hoàn tất việc phát hành 100 triệu cổ phiếu cho nhà đầu tư chiến lược, tăng vốn điều lệ thêm 1.000 tỷ đồng (tương ứng 9,3% vốn điều lệ). Sau đợt phát hành này, TPB lên kế hoạch tiếp tục tăng vốn lần 2 với quy mô 410 triệu cổ phiếu (tỷ lệ phát hành 35%) để nâng tổng vốn điều lệ lên 15.816 tỷ đồng.
Bên cạnh đó, nhờ việc tích cực xử lý nợ xấu trong 9 tháng đầu năm 2021, số dư nợ xấu đã giảm 3% giảm cùng kỳ giúp cho tỷ lệ nợ xấu (NPL) của TPB hiện tại đã giảm xuống còn 1,04% so với 1,18% đầu năm.
Con số này vẫn trong mức an toàn cùng với việc TPB đã thận trọng, chủ động tăng cường trích lập dự phòng nâng tỷ lệ bao phủ nợ xấu lên mức khá cao 115% sẽ tạo bộ đệm vững chắc về chất lượng tài sản.
Nhận định về giá cổ phiếu, Công ty Chứng khoán Yuanta Việt Nam (Yuanta) vừa tiếp tục duy trì đánh giá tích cực mức xếp hạng tăng trưởng của TPB, khi mức stock rating đang ở 82 điểm.
Đồ thị giá của TPB vừa đóng cửa tăng 7% và đạt mức cao nhất 52 tuần với khối lượng giao dịch tăng mạnh so với mức trung bình 20 phiên. Đồng thời, đồ thị giá của TPB bước vào giai đoạn biến động mạnh theo chiều hướng tích cực cho thấy đồ thị giá có thể sẽ mở rộng về các mức cao hơn.
Xu hướng ngắn hạn của TPB được nâng lên mức tăng. Cùng với đó, đồ thị giá thoát khỏi mô hình tam giác ngắn hạn cho thấy xu hướng tăng trung hạn vẫn duy trì.
Do đó, Yuanta khuyến nghị các nhà đầu tư ngắn hạn có thể xem xét mua ở mức giá hiện tại với tỷ trọng thấp dưới 5% và tăng dần tỷ trọng cổ phiếu khi sức mạnh giá trên 80 điểm.
Công ty Chứng khoán Mirae Asset (MASVN) cho biết, Công ty Cổ phần Xây dựng 47 (HoSE: C47) là doanh nghiệp hoạt động chính trong lĩnh vực xây dựng, thi công, xây lắp.
C47 có thế mạnh trong xây dựng các dự án thủy điện, thủy lợi. Về kết quả kinh doanh, lũy kế 9 tháng đầu năm, doanh thu và lãi ròng thuộc cổ đông công ty mẹ lần lượt đạt 699 tỷ và 24 tỷ đồng, lần lượt giảm 30% và tăng 53% so với cùng kỳ.
Trong đó, doanh thu mảng xây dựng đạt 646 tỷ đồng, giảm 30% cùng kỳ; mảng dịch vụ cũng giảm mạnh 52% cùng kỳ do ảnh hưởng từ dịch Covid-19. Quý IV/2021, C47 nhận được nhiều hợp đồng mới làm cơ sở kỳ vọng bứt phá hoạt động kinh doanh năm 2022.
Bên cạnh đó, doanh nghiệp có kế hoạch phát hành thêm 5 triệu cổ phiếu với giá chào bán 14.400 đồng/cổ phiếu cho cổ đông theo tỷ lệ 100:23,2 nhằm hỗ trợ tài chính để đầu tư mua sắm trang thiết bị, phục vụ nhu cầu thi công. MASVN đánh giá điều này là phù hợp trong giai đoạn cần bổ sung nguồn vốn để tăng cường phát triển khi điều kiện thị trường thuận lợi.
Hiện nay, nhu cầu tiêu thụ điện ở Việt Nam kỳ vọng sức tăng trưởng duy trì ở mức trung bình 9 - 10%/năm, kéo theo nhu cầu thi công các dự án điện. Một số dự án trọng điểm có thể kể tới như dự án mở rộng nhà máy thủy điện Đa Nhim với công suất thiết kế tăng thêm 80 MW, tương ứng sản lượng trung bình tăng thêm 99 triệu kwh; dự án nhà máy thủy điện Hòa Bình mở rộng với tổng công suất 480 MW, tương ứng sản lượng 488,3 triệu kwh.
C47 vừa thêm vào một số dự án lớn là hệ thống thủy lợi Tân Mỹ, tỉnh Ninh Thuận và hồ chứa nước Đồng Mít, tỉnh Bình Định với tổng giá trị 2.400 tỷ đồng. Bên cạnh, một số dự án khác như sông Cổ Cò Đà Nẵng (TP. Đà Nẵng), dự án Đập dâng Phú Phong (tỉnh Bình Định)...
MASVN dự báo doanh thu và lãi ròng thuộc cổ đông công ty mẹ năm 2021 ước đạt 1.043 tỷ đồng và 40 tỷ đồng, giảm 15% và tăng 86% cùng kỳ. Năm 2022, doanh thu và lãi ròng thuộc cổ đông công ty mẹ ước đạt 1.372 tỷ đồng và 78 tỷ đồng, lần lượt tăng 31,6% và 98,5% so với năm trước.
Tương ứng, EPS dự phóng 2022 ước đạt 3.619 đồng, P/E ở mức 6,6 lần, quanh vùng thấp nhất trong 5 năm trở lại đây. MASVN đánh giá tích cực dành cho C47 trong bối cảnh chính sách đầu tư công của Chính phủ hỗ trợ mảng xây dựng; hoạt động kinh doanh kỳ vọng có sự phục hồi sau giai đoạn gặp khó khăn để duy trì tăng trưởng.
Chính quyền tỉnh Ninh Thuận đầu tư xây dựng hạ tầng để người dân tại 2 vùng từng được quy hoạch Nhà điện hạt nhân khôi phục sản xuất, ổn định đời sống.