Thâm nhập khu đất xây dựng Tổ hợp Hòa Xuân hơn 3.500 tỷ ở Đà Nẵng
(VNF) - Khu đất sắp đấu giá để thực hiện dự án Tổ hợp, thể thao giải trí và thương mại Hòa Xuân có diện tích rộng 101 ngàn m2.
Cuối tháng 12/2021, Công ty Cổ phần Bamboo Capital (HoSE: BCG) đã công bố kế hoạch phát hành hơn 148,7 triệu cổ phiếu với tỷ lệ thực hiện quyền là 2:1, giá chào bán 12.000 đồng/cổ phiếu trong thời gian tới. Như vậy khi đợt phát hành hoàn tất, vốn điều lệ BCG dự kiến sẽ tăng lên 4.463 tỷ đồng.
BCG cho biết, mục đích huy động vốn là để nâng cao năng lực tài chính đồng thời bổ sung nguồn vốn nhằm phục vụ cho hoạt động sản xuất kinh doanh. Trước đó, tháng 1/2021, BCG đã phát hành thành công 68 triệu cổ phiếu với giá chào bán 10.000 đồng/cổ phiếu cho cổ đông hiện hữu để đầu tư vào các dự án năng lượng tái tạo và bất động sản.
Liên quan tới hoạt động huy động vốn, cách đây ít lâu, BCG cũng có nghị quyết phê duyệt phương án phát hành 500 tỷ đồng trái phiếu ra công chúng. Lô trái phiếu này có kỳ hạn 5 năm, lãi suất tính cho hai kỳ tính lãi đầu tiên là 11,5%/năm và là loại trái phiếu không chuyển đổi, không kèm chứng quyền và không có tài sản bảo đảm.
Với nguồn vốn bổ sung, BCG dự kiến sử dụng 247 tỷ đồng cho Công ty TNHH Điện gió Đông Thành 2 vay, còn lại 253 tỷ đồng được cho vay tại Công ty Cổ phần BCG Wind Sóc Trăng. Thời gian giải ngân dự kiến trong quý I/2022.
Cập nhật kết quả kinh doanh, giai đoạn 9 tháng đầu năm 2021, BCG ghi nhận 1.905 tỷ đồng doanh thu thuần và 701 tỷ đồng lãi sau thuế, lần lượt tăng 13% và 580% so với cùng kỳ năm ngoái. Như vậy, doanh nghiệp đã hoàn thành được 87% kế hoạch lợi nhuận của cả năm.
Nhận định về giá cổ phiếu BCG, Công ty Chứng khoán Yuanta Việt Nam (Yuanta) vừa duy trì đánh giá tích cực mức xếp hạng tăng trưởng của cổ phiếu này, trong điều kiện mức stock rating đang ở mức 87 điểm.
Yuanta cho biết, đồ thị giá của BCG vừa đóng cửa tăng 2,5% với khối lượng giao dịch duy trì trên mức trung bình 20 phiên. Đồng thời, đồ thị giá có thể sẽ xuất hiện nhịp điều chỉnh ở phiên giao dịch kế tiếp và kiểm định lại vùng hỗ trợ ngắn hạn 25.900 đồng - 26.300 đồng/cổ phiếu.
Ngoài ra, đồ thị giá của BCG vẫn đang trong giai đoạn biến động mạnh theo chiều hướng tích cực cho nên đồ thị giá có thể chỉ xuất hiện các nhịp điều chỉnh nhẹ. Trước đó, hệ thống chỉ báo xu hướng của Yuanta đã xuất hiện tín hiệu mua vào ngày 10/1/2022 với lợi nhuận tạm tính 2,5% cho nên các nhà đầu tư có thể tiếp tục mua và nắm giữ ở mức giá hiện tại.
Kết thúc quý III, doanh thu thuần của Công ty Cổ phần Xây dựng Coteccons (HoSE: CTD) đạt 1.070 tỷ đồng, giảm 61% so với cùng kỳ năm trước. Lợi nhuận gộp đạt 16,8 tỷ đồng, chỉ bằng 1/10 của cùng kỳ, tương ứng biên lãi gộp chỉ đạt 1,56%.
Kết quả rất thấp này trên thực tế không phải là điều bất ngờ, bởi suốt quý III, CTD phải đối mặt với rất nhiều khó khăn: nhiều tỉnh thành phong tỏa; đặc biệt các công trình ở TP. HCM bắt buộc phải tạm dừng thi công; thị trường bất động sản bất ổn, giá nguyên vật liệu tăng cao.
Dư âm của công cuộc tái cấu trúc năm 2020 cũng là một yếu tố tác động đến kết quả sản xuất kinh doanh quý III. Bên cạnh đó, CTD gần như không ký được hợp đồng mới từ quý II/2020 đến cuối năm 2020. Giá trị hợp đồng ký mới chuyển sang 2021 của công ty chỉ đạt 9.000 tỷ (giảm 57% so với cùng kỳ).
Liên quan đến biên lợi nhuận gộp rất thấp, phía CTD cho biết sản phẩm của công ty luôn đảm bảo các tiêu chuẩn, tiêu chí “high-end”, đồng nghĩa với việc chi phí thi công rất cao. Trong bối cảnh thị trường xây dựng đang cạnh tranh khốc liệt, giá nguyên vật liệu tăng cao… biên lợi nhuận gộp giảm là điều tất yếu. Đây là vấn đề không chỉ CTD, mà cả thị trường xây dựng đang phải đối mặt và nhiều khả năng sẽ kéo dài tới hết 2022.
Lũy kế 9 tháng, CTD có doanh thu thuần 6.189 tỷ đồng, giảm 40% so với cùng kỳ; lợi nhuận sau thuế đạt 87 tỷ đồng, giảm 76%.
Tuy nhiên, về trung và dài hạn, Công ty Chứng khoán KB (KBSV) vẫn đưa ra quan điểm tương đối tích cực dành cho CTD, trong bối cảnh ngành xây dựng được dự báo hồi phục từ mức nền thấp.
Cụ thể, KBSV cho rằng động lực tăng trưởng ngành xây dựng ở giai đoạn kế tiếp đến từ sự phục hồi mạnh mẽ của nguồn cung bất động sản; các nút thắt trong đầu tư công được giải quyết, bắt đầu triển khai vào những tháng cuối năm 2021 và đầu năm 2022.
Còn ở CTD, theo thông tin từ ban lãnh đạo thì giá trị hợp đồng ký mới trong 9 tháng đầu năm 2021 đã đạt khoảng 18.000 tỷ đồng, cao hơn kỳ vọng của doanh nghiệp. KBSV nhận xét lượng hợp đồng ký mới cao tạo động lực phục hồi về doanh thu cho CTD trong giai đoạn tới.
Đồng thời, CTD đang từng bước tiến vào ngành xây dựng cơ sở hạ tầng. KBSV đánh giá cao hướng đi này bởi ngành xây dựng hạ tầng hưởng lợi lớn từ việc đẩy mạnh đầu tư công.
CTD cũng là doanh nghiệp có sức mạnh nội tại tốt, vững mạnh. Tính đến cuối quý III, lượng tiền mặt lớn và không có nợ vay cùng với vị thế đầu ngành là điểm sáng của CTD. Trên thị trường, cổ phiếu CTD đang được giao dịch với P/B là 0,73 lần, thấp hơn so với trung bình ngành cũng như lịch sử P/B của CTD.
Với các yếu tố hỗ trợ như đã đề cập phía trên, KBSV nhận định CTD xứng đáng được giao dịch ở mức định giá cao hơn. KBSV khuyến nghị mua dành cho CTD với giá mục tiêu 114.700 đồng/cổ phiếu, tương ứng triển vọng tăng giá 7,6% so với giá đóng cửa phiên 11/1.
Công ty Chứng khoán Mirae Asset (MASVN) đánh giá, Công ty Cổ phần Khu công nghiệp Nam Tân Uyên (UPCoM: NTC) là một trong những doanh nghiệp có hiệu quả kinh doanh top đầu của Tập đoàn Cao su Việt Nam (GVR). Từ khi thành lập năm 2006, chỉ sau 10 năm hoạt động, NTC đã cho thuê toàn bộ 229 ha đất công nghiệp tại khu công nghiệp Nam NTC1 và 288 ha đất khu công nghiệp NTC2 (dự án mở rộng).
Trước các thành công trên, năm 2016, NTC tiếp tục được phép thực hiện dự án mở rộng (NTC3) với quy mô 346 ha. Sau khi nhận bàn giao đất vào năm 2019 – 2020, NTC đã hoàn thành đầu tư và sẵn sàng đưa vào khai thác dự án NTC3 trong năm 2022.
Với diện tích đất thương phẩm 288,52 ha, giá thuê thương phẩm tại khu vực này ước tính 100 - 110 USD/m2/chu kỳ thuê, MASVN nhận định NTC có khả năng cho thuê toàn bộ quỹ đất tại NTC3 trong 5 năm và mang lại nguồn doanh thu gần 7.400 tỷ đồng.
Một điểm sáng nữa đó là NTC đã thanh toán gần hết khoản nợ vay để đầu tư dự án và cũng là khoản nợ vay duy nhất của doanh nghiệp thời điểm hiện tại.
Ngoài lĩnh vực đầu tư khu công nghiệp, bảng cân đối kế toán của NTC còn thể hiện nhiều tài sản giá trị khác như lượng tiền mặt dồi dào (doanh nghiệp có vốn điều lệ 240 tỷ nhưng đang có 1.280 tỷ tiền mặt và tiền gởi ngân hàng); danh mục đầu tư tài chính dài hạn vào 10 doanh nghiệp với tổng giá trị đầu tư ban đầu là 374 tỷ nhưng chỉ tính riêng 2 mã MH3 và SIP đã có giá trị 1.381 tỷ đồng, thặng dư 1.253 tỷ đồng
Bên cạnh đó, NTC là doanh nghiệp có tỷ lệ chia cổ tức rất cao, luôn duy trì tỷ lệ trên 80% bằng tiền mặt mỗi năm (tương đương 65 - 73% lợi nhuận sau thuế) cho thấy chất lượng lợi nhuận của doanh nghiệp luôn ở mức cao và tạo ra dòng tiền mạnh.
Sử dụng phương pháp RNAV, MASVN đưa ra mức giá mục tiêu cho NTC là 279.600 đồng/cổ phiếu, cao hơn 25% so với giá đóng cửa ngày 11/1, do đó khuyến nghị mua với NTC.
(VNF) - Khu đất sắp đấu giá để thực hiện dự án Tổ hợp, thể thao giải trí và thương mại Hòa Xuân có diện tích rộng 101 ngàn m2.