'Thăm' khu đất xây 365 căn nhà ở xã hội ngay trong nội đô Hà Nội
(VNF) - Dự án nhà ở xã hội NO1 thộc Khu đô thị mới Hạ Đình, phường Hạ Đình, quận Thanh Xuân và xã Tân Triều, huyện Thanh Trì, thành phố Hà Nội.
Tổng công ty Cổ phần Bia - Rượu - Nước Giải khát Sài Gòn (Sabeco, HoSE: SAB) công bố kết quả kinh doanh quý I/2023 với doanh thu thuần giảm 15% so với cùng kỳ và lợi nhuận giảm mạnh 18,8%, tương ứng đạt 6.214 tỷ đồng và 1.004 tỷ đồng. Nguyên nhân do sản lượng tiêu thụ thấp hơn cùng kỳ bởi nhu cầu yếu do kinh tế khó khăn. Việc thực thi kiểm tra nồng độ cồn theo Nghị định 100 diễn ra gay gắt hơn.
Với ngắn hạn triển vọng ngành bia dự kiến tăng trưởng chậm lại trong 2023 khi người tiêu dùng thắt chặt chi tiêu, Công ty Chứng khoán Vietcombank (VCBS) kỳ vọng doanh thu 2023 của SAB đạt tăng trưởng 6% so với cùng kỳ, đạt 37.078 tỷ đồng.
SAB đã chốt nguyên liệu cho gần hết quý III/2023 và do mua nguyên liệu vào cuối năm ngoái cho nên chi phí đầu vào bình quân ước tính dự kiến sẽ cao hơn 2022. Tuy nhiên, nhờ vào SAB tập trung tăng hiệu quả sản xuất và tiết kiệm chi phí và kỳ vọng biên gộp sẽ được giữ vững.
Biên lợi nhuận gộp cũng được kỳ vọng cải thiện hơn 2022 đạt mức 31,3% so với mức 30,8% năm 2022. Ban lãnh đạo cho rằng xu hướng biên gộp sẽ cải thiện tốt hơn từ 2024.
VCBS ước tính lợi nhuận sau thuế của SAB đạt 5.765 tỷ đồng (tăng 4,8% so với cùng kỳ), tương ứng EPS forward đạt 8.241 đồng/cổ phiếu.
Rủi ro sẽ bao gồm: nguyên vật liệu đầu vào tăng cao, người dân có xu hướng thắt chặt chi tiêu, đặc biệt với những mặt hàng không thiết yếu như bia, rượu; thị hiếu và yêu cầu ngày càng khắt khe hơn của người tiêu dùng đối với chất lượng, bao bì… sản phẩm. Giá nguyên vật liệu tiếp tục tăng cao và Sabeco chỉ chuyển một phần chi phí sang người tiêu dùng. SAB phải tiếp tục chi mạnh cho marketing và khuyến mãi nhằm duy trì thị phần trong điều kiện cạnh tranh ngành ngày càng gay gắt.
Đồng thời, VCBS cũng khuyến nghị trung lập đối với mã cổ phiếu SAB, với giá trị hợp lý là 181.000 đồng/cổ phiếu.
Quý I/2023, Tổng công ty Phát triển Đô thị Kinh Bắc – CTCP (HoSE: KBC) ghi nhận doanh thu và lợi nhuận sau thuế lần lượt 2.223 tỷ đồng (tăng 225% so với cùng kỳ) và 1.056 tỷ đồng (tăng 102%) nhờ ghi nhận doanh số bán đất lên tới 64ha trong khi cùng kỳ năm trước chỉ ghi nhận 8,9ha. Trong 2022, KBC kí được hàng loạt các hợp đồng cho thuê và thỏa thuận nguyên tắc cho thuê, tuy nhiên chưa thể bàn giao do khách hàng chưa nhận được giấy chứng nhận đầu tư. Phần lớn các hợp đồng cho thuê đất KCN đã kí được kì vọng sẽ bàn giao trong năm nay.
Trong 2022, KBC cũng đã được phê duyệt chủ trương đầu tư cho 1.256ha đất tại các KCN Lộc Giang, Tân Lập và Quang Châu mở rộng. Quỹ đất mới này cùng với các dự án đang triển khai sẽ đảm bảo dư địa tăng trưởng cho KBC trong trung và dài hạn.
Quý I vừa qua, UBND TP. Hải Phòng cũng đã phê duyệt kế hoạch điều chỉnh chung quy hoạch Hải Phòng. Việc này kì vọng sẽ tác động tích cực tới tiến độ các dự án của KBC tại Hải Phòng, kết nối cơ sở hạ tầng sẽ được chú trọng đầu tư, đặc biệt khi KBC đang làm việc với chính quyền địa phương để xây dựng tuyến đường kết nối các dự án với cao tốc Hà Nội – Hải Phòng.
Dựa trên triển vọng kinh doanh và kết quả định giá, Công ty Cổ phần Chứng khoán KB Việt Nam (KBSV) đưa ra khuyến nghị mua đối với cổ phiếu KBC, mức giá mục tiêu là 33.100 đồng/cổ phiếu, cao hơn 20% so với mức giá đóng cửa 27.600 đồng ngày 09/06/2023.
Công ty Cổ phần Phân bón Dầu khí Cà Mau (Đạm Cà Mau, HoSE: DCM) là doanh nghiệp hàng đầu trong lĩnh vực sản xuất phân bón tại Việt Nam với mặt hàng kinh doanh chính là phân Ure và NPK. Công suất nhà máy đạt 800.000 tấn ure/năm và 300.000 tấn NPK/năm.
Về tình hình kinh doanh, quý I/2023, tổng doanh thu và lợi nhuận ròng thuộc cổ đông công ty mẹ đạt 12.239 tỷ và 2.017 tỷ đồng, lần lượt giảm 25,3% và 53,3% so với cùng kỳ. Trong khi, tiêu thụ sản phẩm gốc Ure và NPK lần lượt giảm 24,3% và 54,9% về sản lượng; biên lợi nhuận gộp giảm mạnh từ 48,5% xuống 20,8%; giá bán bình quân dừng ở mức 10.540 đồng/kg do giá bán phân bón giảm mạnh.
Theo đánh giá của Công ty Chứng khoán Mirae Asset Việt Nam (MASVN), DCM sở hữu cơ cấu tài chính mạnh khi tỷ lệ nợ vay/vốn chủ sở hữu gần sát 0%. Đặc biệt, tiền gửi ngân hàng ngắn hạn đạt mức 6.842 tỷ đồng, bằng hơn 63% vốn chủ sở hữu. Điều này giúp duy trì cổ tức tiền mặt đều đặn qua nhiều năm.
Năm 2023, MASVN dự báo tổng doanh thu và lợi nhuận ròng thuộc cổ đông công ty mẹ của DCM đạt 12.355 tỷ và 1.718 tỷ đồng, lần lượt giảm 24,6% và giảm 60,2% cùng kỳ. Theo đó, giá bán bình quân sẽ ở mức 10.700 đồng/kg, giảm 29%so với cùng kỳ; biên lợi nhuận gộp giảm từ 35,8% xuống còn 23,8%; tổng sản lượng đạt 1,15 triệu tấn, tăng 6,2%so với cùng kỳ. Trong đó, sản lượng Ure & gốc Ure lần lượt tăng 4,0% và 4,4% so với cùng kỳ; sản lượng NPK tăng 13,7% và phân bón tự doanh tăng 16,9% so với cùng kỳ.
Công ty chứng khoán này cũng đưa ra đánh giá tích cực dành cho DCM nhờ: triển vọng kinh doanh tích cực kỳ vọng từ nửa cuối năm 2023 và cả năm 2024 khi giá phân bón kỳ vọng sẽ dần phục hồi cùng tình hình tài chính lành mạnh, cổ tức khả quan.
MASVN cũng khuyến nghị mua đối với cổ phiếu DCM với giá mục tiêu 12 tháng là 31.800 đồng/cổ phiếu.
(VNF) - Dự án nhà ở xã hội NO1 thộc Khu đô thị mới Hạ Đình, phường Hạ Đình, quận Thanh Xuân và xã Tân Triều, huyện Thanh Trì, thành phố Hà Nội.