Thâm nhập khu đất xây dựng Tổ hợp Hòa Xuân hơn 3.500 tỷ ở Đà Nẵng
(VNF) - Khu đất sắp đấu giá để thực hiện dự án Tổ hợp, thể thao giải trí và thương mại Hòa Xuân có diện tích rộng 101 ngàn m2.
Công ty Chứng khoán Mirae Asset Việt Nam (MASVN) nhận định, trong quý I/2021, Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam (BIDV, HoSE: BID) thu về lãi sau thuế gần 2.650 tỷ đồng, tăng 88% so với cùng kỳ và tương đương 25% mục tiêu cả năm.
Trong đó, thu nhập lãi thuần tăng 18,3% so với cùng kỳ (khoảng 28% kỳ vọng cả năm). Kết quả tích cực có được nhờ tín dụng tăng trưởng 11,6% so với cùng kỳ (tăng 1,6% so với cuối năm 2020); biên thu nhập lãi thuần (NIM) cải thiện 32 điểm cơ bản so với cùng kỳ. Thu nhập ròng từ phí dịch vụ tăng 32% so với cùng kỳ (khoảng 24% dự phóng cả năm).
Đáng chú ý, BID ghi nhận 2.126 tỷ đồng trong mục thu nhập khác (chủ yếu từ thu hồi nợ xấu ngoại bảng). Tính chung, tổng thu nhập hoạt động (tăng trưởng 26% so với cùng kỳ) phù hợp với kỳ vọng (khoảng 26% dự phóng cả năm).
Trong quý I, ngân hàng tiếp tục duy trì tỷ lệ xóa nợ cao, nhờ đó, tỷ lệ nợ xấu và nợ xấu mở rộng (bao gồm nợ nhóm 2) tăng không đáng kể so với cuối năm 2020 lên 1,76% (gần như không tăng) và 2,95% (tăng 7 điểm cơ bản)
Trong khi đó, tỷ lệ bao phù nợ xấu (dự phòng/nợ xấu) giảm 18 điểm phần trăm so với cuối năm 2020 lên 107,6%. Đây là lần đầu tiên chỉ số này vượt qua ngưỡng 100%.
Mặt khác, hiệu quả hoạt động của BID được cải thiện với CIR (chi phí/thu nhập) giảm 5 điểm % so với cùng kỳ còn 27,7%. Tỷ suất sinh lời ROA và ROE chuẩn hóa theo năm lần lượt tăng lên 0,7% (tăng 32 điểm cơ bản so với cùng kỳ) và 13,3% (tăng 6 điểm phần trăm so với cùng kỳ).
MASVN duy trì khuyến nghị tăng tỷ trọng và giá mục tiêu 52.000 đồng/cổ phiếu dành cho BID. MASVN cho biết, sau nhiều năm chịu áp lực trích lập dự phòng nợ xấu lớn, ngân hàng đặt mục tiêu lợi nhuận trước thuế năm 2021 tăng trưởng 44%, so với mức kỳ vọng 50,3%.
Hơn nữa, chất lượng tài sản của ngân hàng đang dần được cải thiện do BID đã tích cực xử lý nợ xấu.
Một nội dung đáng chú ý khác, ngân hàng sẽ phát hành để chào bán hơn 341 triệu cổ phiếu (khoảng 8,5% số cổ phiếu lưu hành cuối năm 2020). Việc bán vốn cổ phần sẽ giúp cải thiện vốn cấp 1, cũng như giảm chi phí sử dụng vốn bình quân. Thêm vào đó, tỷ trọng nợ dài hạn (chủ yếu trái phiếu để tăng vốn cấp 2) lớn cũng góp phần giảm chi phí chí sử dụng vốn bình quân.
Dù vậy, MASVN cũng nhấn mạnh về các rủi ro trọng yếu, bao gồm kế hoạch tăng vốn bị trì hoãn; thị phần tín dụng bị sụt giảm do cạnh tranh cao; khả năng duy trì tỷ lệ xóa nợ cao nhằm giảm tỷ lệ nợ xấu; rủi ro nợ xấu gia tăng do dịch Covid-19; giảm lãi suất cho vay đối với các lĩnh vực ưu tiên được nhà nước khuyến khích.
Công ty Chứng khoán Yuanta Việt Nam (Yuanta) cho biết, quý I/2021, Công ty Cổ phần Thế Giới Số (HSE: DGW) ghi nhận doanh thu đạt 5.063 tỷ đồng, tăng 115% cùng kỳ; lợi nhuận sau thuế đạt 107 tỷ đồng, tăng 139% cùng kỳ. Doanh nghiệp đã hoàn thành 33% kế hoạch doanh thu và 36% kế hoạch lợi nhuận cả năm.
Yuanta cho rằng, DGW tiếp tục thể hiện kết quả kinh doanh tăng trưởng mạnh nhờ nhu cầu điện thoại di động và các thiết bị điện tử tăng cao, phục vụ việc học và làm việc online trong bối cảnh Covid-19.
DGW cho biết doanh thu từ các thương hiệu hiện hữu tăng 45% cùng kỳ, còn các thương hiệu mới đóng góp thêm 1.700 tỷ (chiếm 34% doanh thu quý I/2021). Biên lợi nhuận gộp tăng lên 6,4% từ mức 6,2% cùng kỳ.
Yuanta nhận định, DGW sẽ tiếp tục hưởng lợi từ xu hướng học và làm việc online. Các công ty phân phối thiết bị điện từ chính hãng như DGW còn có thêm lợi thế nhờ Nghị định 98 có hiệu lực từ cuối 2020, quy định về xử phạt đối với hàng hóa xách tay, không có hóa đơn, giấy tờ của hải quan.
Bên cạnh đó, cơ cấu tài chính DGW khá lành mạnh, DGW không sử dụng nợ vay dài hạn, nợ vay ngắn hạn quý I/2021 tăng nhẹ 7,3% so với đầu năm lên 675,8 tỷ. Hệ số nợ phải trả/tổng tài sản cuối quý I/2021 ở mức 0,2 lần, giảm nhẹ từ mức 0,21 lần hồi đầu năm.
Yuanta cũng lưu ý tình trạng thiếu nguồn cung điện thoại, laptop do thiếu chip trên thế giới hiện nay trong khi nhu cầu thiết bị điện tử vẫn cao, đang tạo nhiều lợi thế đàm phán về hoa hồng cho các nhà sản xuất hơn là các nhà phân phối và bán lẻ. Tuy nhiên, công ty chứng khoán này đánh giá nhu cầu cao của người dân sẽ đủ để bù đắp để thúc đẩy tăng trưởng của DGW.
Ở mức giá đóng cửa hiện tại, DGW đang được giao dịch tại mức P/E là 16,4 lần (tương ứng EPS là 7.312 đồng), thấp hơn một chút so với trung bình ngành 16,9 lần. Yuanta cho rằng DGW xứng đáng với mức định giá cao hơn so với ngành do các chỉ số ROE và ROA luôn cao hơn so với ngành.
Đồng thời, đồ thị giá của DGW có dấu hiệu bước vào giai đoạn tích lũy cho thấy rủi ro ngắn hạn đã giảm dần và xu hướng ngắn hạn được nâng từ mức giảm lên tăng. Do đó, Yuanta khuyến nghị các nhà đầu tư ngắn hạn có thể xem xét mua ở mức giá hiện tại, nhưng do xu hướng ngắn hạn của thị trường chung vẫn duy trì ở mức giảm cho nên các nhà đầu tư chỉ nên xem xét ở tỷ trọng thấp.
Công ty Chứng khoán KB Việt Nam (KBSV) nhận định, Công ty Cổ phần Cảng Sài Gòn (UPCoM: SGP) ghi nhận kết quả kinh doanh tích cực với lợi nhuận 97,4 tỷ đồng (tăng 368,1% so với cùng kỳ năm ngoái) và doanh thu đạt 317,1 tỷ đồng (tăng trưởng 30%).
Đáng chú ý, phần lãi (lỗ) từ công ty liên doanh liên kết đạt 26 tỷ đồng, tăng so với mức âm 19 tỷ đồng quý I/2020 chủ yếu đến từ lợi nhuận của SSIT. Theo đó, lỗ lũy kế đã được xóa khỏi bảng cân đối kế toán trong quý I/2021.
Lũy kế 4 tháng đầu năm, sản lượng hàng hóa thông qua cảng Sài Gòn đạt 4,12 triệu tấn, tăng 27%. Bên cạnh đó, 2 cảng liên kết SP-PSA và SSIT cũng có kết quả khả quan, tăng lần lượt 42% và 17% so với cùng kỳ.
SGP đã được chấp thuận mở bến phao TL2 và TL4 để tiếp nhận tàu thuyền ra vào neo đậu, có thể đáp ứng cho tàu có trọng tải đến 80.000WT giảm tải tại khu vực sông Ngã Bảy.
Với kế hoạch kinh doanh tăng trưởng tốt cùng việc xóa lỗ lũy kế sau nhiều năm và kết thúc giai đoạn 5 năm sau cổ phần hóa, SGP đã thông qua kế hoạch chi trả cổ tức tiền mặt năm 2021, lần đầu sau cổ phần hóa với tỷ lệ 6%.
Sau khi đánh giá lại triển vọng cũng như rủi ro, KBSV khuyến nghị mua với SGP, giá mục tiêu 26.600 đồng/cổ phiếu, tiềm năng tăng giá 8,5% so với giá đóng cửa ngày 14/6.
(VNF) - Khu đất sắp đấu giá để thực hiện dự án Tổ hợp, thể thao giải trí và thương mại Hòa Xuân có diện tích rộng 101 ngàn m2.