'Thăm' khu đất xây 365 căn nhà ở xã hội ngay trong nội đô Hà Nội
(VNF) - Dự án nhà ở xã hội NO1 thộc Khu đô thị mới Hạ Đình, phường Hạ Đình, quận Thanh Xuân và xã Tân Triều, huyện Thanh Trì, thành phố Hà Nội.
Tập đoàn Xây dựng Hòa Bình (HoSE: HBC) là nhà thầu tổng hợp dẫn đầu tại Việt Nam trong lĩnh vực thi công xây dựng dân dụng, công trình công nghiệp và hạ tầng.
Trong 6 tháng đầu năm qua, HBC ghi nhận doanh thu và lãi ròng thuộc cổ đông công ty mẹ lần lượt đạt 7.063 tỷ đồng và 61 tỷ đồng, lần lượt tăng 30% và giảm 111% so với cùng kỳ năm ngoái.
Biên lợi nhuận gộp trong kỳ giảm từ 7,2% xuống 4,7% do ảnh hưởng chi phí nguyên liệu tăng mạnh; chi phí tài chính tăng 58% cùng kỳ do áp lực chi phí lãi vay gia tăng và doanh thu tài chính tăng 225% nhờ một phần lớn từ lãi các khoản đầu tư.
Công ty Chứng khoán Mirae Asset (MASVN) cho biết, luỹ kế 7 tháng đầu năm 2022, mặc dù thị trường bất động sản rất khó khăn nhưng tổng giá trị trúng thầu đã ký (backlog) của HBC đạt khoảng 15.000 tỷ đồng, đạt 75% kế hoạch năm 2022. Đây là cơ sở để kỳ vọng HBC sẽ đạt kế hoạch doanh thu trong năm 2022. Kế hoạch trúng thầu năm 2023 ở mức 24.000 tỷ đồng, tăng 20% so với kế hoạch năm 2022, theo MASVN đánh giá là phù hợp.
HBC đang thực hiện tái cấu trúc để tập trung mảng chủ lực là xây dựng trong những năm tới. HBC có kế hoạch thoái vốn tại 5 dự án (1C Tôn Thất Thuyết, Ascent Garden Homes, Ascent Plaza, Ascent Lake Side, Long Thới) và dự kiến thu về hơn 2.000 tỷ đồng về giá trị và khoảng 700 tỷ đồng về lợi nhuận. Điều này sẽ giúp gia tăng nguồn vốn, giảm áp lực nợ hoạt động.
Chiến lược phát triển thị trường nước ngoài sẽ bắt đầu với 2 dự án tại Brisbane, Úc và Ontario, Canada trong năm 2023 và 2024. MASVN đánh giá đây là bước tiến tích cực trong chiến lược mở rộng ra nước ngoài để nâng cao vị thế và năng lực thi công trong tương lai.
Năm 2022, MASVN dự phóng doanh thu thuần và lãi ròng thuộc cổ đông công ty mẹ của HBC đạt 17.667 tỷ đồng và 270 tỷ đồng, tăng 56% và 162% cùng kỳ. Sang năm 2023, dự phóng các chỉ tiêu kinh doanh này là 21.554 tỷ đồng và 458 tỷ đồng, tăng 22% và 69% cùng kỳ.
MASVN giả định, hoạt động kinh doanh của HBC lúc này đã phục hồi mạnh, đặc biệt các mảng dân dụng; biên lợi nhuận gộp tăng từ 4,9% lên 5,7% nhờ chi phí đầu vào bớt áp lực và hoạt động thoái bớt vốn sẽ giúp HBC cải thiện dòng tiền.
Tương ứng, EPS dự phóng năm 2023 đạt 1.863 đồng, P/E ở mức 11,7 lần. Từ đó, MASVN khuyến nghị các nhà đầu tư có thể mua cổ phiếu HBC với giá mục tiêu 26.300 đồng/cổ phiếu, cao hơn 21,7% so với giá đóng cửa phiên 15/8.
Lũy kế 6 tháng đầu năm, doanh số bán hàng của Công ty Cổ phần Đầu tư Nam Long (HoSE: NLG) đạt 8.410 tỷ đồng, tăng 87% so với cùng kỳ, đến từ các dự án Mizuki Park, Akari City, Izumi City, Southgate và Cần Thơ. Các dự án mở bán trong quý đều ghi nhận tỷ lệ hấp thụ cao đạt 70%, riêng dự án Izumi City và Cần Thơ 100% số sản phẩm mở bán được bán hết.
Công ty Chứng khoán KB (KBSV) cho biết, trong nửa cuối năm 2022, NLG dự kiến sẽ tiếp tục đẩy mạnh bán hàng tại các dự án Mizuki, Akari (giai đoạn 2), Southgate, Cần Thơ và Izumi City với doanh số kì vọng đạt 11.530 tỷ đồng. Cùng với đó, doanh nghiệp dự kiến mở bán lần đầu tiên dự án Paragon Đại Phước với hơn 200 sản phẩm trong lần mở bán này với giá trị hợp đồng ước tính đạt hơn 4.300 tỷ đồng.
KBSV giữ nguyên quan điểm thận trọng trước những khó khăn chung của thị trường bất động sản liên quan đến vấn đề kiểm soát tín dụng vào bất động sản và các vướng mắc về pháp lý. Tổng giá trị bán hàng ước tính của KBSV giữ nguyên so với báo cáo trước là 15.089 tỷ đồng (tăng 71% cùng kỳ). Giá trị bán hàng ước tính thấp hơn 38% so với kế hoạch doanh nghiệp do không đưa hai dự án Hải Phòng và Paragon Đại Phước mở bán trong năm nay.
KBSV cho rằng kết quả kinh doanh của NLG sẽ duy trì đà tăng trưởng trong các năm tới. Theo đó, lợi nhuận năm 2022 được hỗ trợ bởi 350 tỷ đồng lợi nhuận tài chính từ chuyển nhượng 50% dự án Paragon Đại Phước. KBSV ước tính doanh thu và lợi nhuận sau thuế của NLG năm 2022 đạt lần lượt 5.893 tỷ đồng (tăng 13% so với cùng kỳ) và 1.247 tỷ đồng (tăng 16% cùng kỳ).
Cho năm 2023, KBSV ước tính doanh thu của NLG đạt 6.461 tỷ đồng (tăng 10% cùng kỳ) và lợi nhuận sau thuế đạt 1.552 tỷ đồng (tăng 24%).
Trên thị trường, KBSV đưa ra khuyến nghị mua đối với cổ phiếu NLG với giá mục tiêu 61.500 đồng/cổ phiếu, cao hơn 42% so với giá đóng cửa ngày 15/8.
KBSV đánh giá tích cực về triển vọng kinh doanh của NLG với các dự án đang triển khai có tiến độ triển khai tốt và tỷ lệ hấp thụ cao. Kết quả bán hàng tích cực giúp NLG có được dòng tiền để tài trợ cho các dự án đang triển khai, hỗ trợ cho sự tăng trưởng của doanh nghiệp trong các năm tới. Công ty chứng khoán này cũng kỳ vọng biên lợi nhuận của các dự án được cải thiện hơn khi giá bán tăng do nguồn cung hạn chế trong khi nhu cầu ổn định.
Kết thúc quý II, Công ty Cổ phần Sữa Việt Nam (HoSE: VNM) công bố doanh thu đạt 14.930 tỷ đồng, lợi nhuận sau thuế đạt 2.102 tỷ đồng, lần lượt giảm 5% và 26% so với cùng kỳ năm ngoái.
Trong quý, doanh thu nội địa giảm gần 6% cùng kỳ, dù có tăng giá bán. VNM cho biết, nguyên nhân là vì lạm phát ảnh hưởng đến chi tiêu của người tiêu dùng. Theo Công ty Chứng khoán ACB (ACBS), mặc dù lý do này không hoàn toàn thuyết phục sau khi xem xét số liệu lạm phát của Việt Nam trong nửa đầu năm 2022, nhưng trong chừng mực nào đó, lý do này có thể hiểu được nếu việc giá xăng dầu và dịch vụ vận tải tăng cao có thể khiến người tiêu dùng phải cân đối lại các khoản chi, cắt giảm chi tiêu cho một số sản phẩm khác.
Dù vậy, những tác động này dường như lại thể hiện mức độ ảnh hưởng nhiều hơn ở khu vực thành thị trong giai đoạn này vì báo cáo của Kantar Worldpanel cho thấy tiêu thụ sữa giảm 1% (bao gồm giảm 4% về sản lượng) ở khu vực thành thị 4 thành phố lớn nhưng lại tăng trưởng khá ở khu vực nông thôn với mức tăng 13,1% (bao gồm tăng 8% về sản lượng) trong quý II.
Lũy kế 6 tháng đầu năm, doanh thu của VNM gần như đi ngang so với cùng kỳ, đạt trên 28.800 tỷ đồng, nhưng lợi nhuận sau thuế giảm mạnh 20% xuống còn 4.390 tỷ đồng. Lợi nhuận giảm là do biên lợi nhuận gộp thu hẹp hơn và tỷ lệ chi phí bán hàng và quản lý trên doanh thu thuần cao hơn, được giải thích do chi phí vận chuyển tăng do giá nhiên liệu tăng và các chi phí khuyến mại, hỗ trợ bán hàng để thúc đẩy nhu cầu sau khi giá bán tăng.
Trong khi đó, biên lợi nhuận gộp 6 tháng đầu năm đạt 40,6% so với 43,6% cùng kỳ, do giá nguyên liệu sữa tăng mạnh. Tuy nhiên, giá một số nguyên liệu sữa đầu vào chủ yếu hiện đã có dấu hiệu đạt đỉnh và VNM đang đàm phán để chốt giá nguyên vật liệu cho quý IV/2022. ACBS kỳ vọng biên lợi nhuận gộp của VNM sẽ cải thiện nhiều hơn từ quý IV trở đi. Tăng trưởng lợi nhuận trong năm 2023 theo đó được kỳ vọng sẽ tích cực.
Tóm lại, dựa trên kết quả kinh doanh của công ty trong nửa đầu năm, ACBS điều chỉnh giảm dự phóng doanh thu thuần của VNM trong năm 2022 xuống 61.273 tỷ đồng (tăng 0,6% cùng kỳ), thấp hơn 5% so với dự phóng trước đó. Lợi nhuận sau thuế được dự phóng giảm 14,3% cùng kỳ trong năm nay, đạt 9.116 tỷ đồng, thấp hơn 7% so với dự phóng trước đó, nhưng có thể tăng trưởng khoảng 16% trong năm tới.
Kết hợp phương pháp DCF và PER, giá mục tiêu cho cổ phiếu VNM là 81.130 đồng/cổ phiếu, tương đương với tổng mức sinh lời 18,2% vào cuối năm.
(VNF) - Dự án nhà ở xã hội NO1 thộc Khu đô thị mới Hạ Đình, phường Hạ Đình, quận Thanh Xuân và xã Tân Triều, huyện Thanh Trì, thành phố Hà Nội.