'Thăm' khu đất xây 365 căn nhà ở xã hội ngay trong nội đô Hà Nội
(VNF) - Dự án nhà ở xã hội NO1 thộc Khu đô thị mới Hạ Đình, phường Hạ Đình, quận Thanh Xuân và xã Tân Triều, huyện Thanh Trì, thành phố Hà Nội.
Theo Công ty Chứng khoán Á Châu (ACBS), kết quả kinh doanh 6 tháng đầu năm 2022 của Ngân hàng TMCP Sài Gòn Thương Tín (HoSE: STB) rất tích cực với lợi nhuận trước trích lập tài sản tồn động đạt 10.600 tỷ đồng.
ACBS ước tính giá trị tài sản tồn đọng (ròng) tính đến cuối quý II/2022 của STB còn lại khoảng 17.000 tỷ đồng (chiếm 3% tổng tài sản). Công ty chứng khoán này kỳ vọng STB sẽ hoàn tất quá trình xử lý tài sản tồn đọng vào quý II/2023.
Dư nợ của STB tăng trưởng 6,9% so với đầu năm và tăng 14,8% so với cùng kỳ. Ngân hàng Nhà nước vừa nới hạn mức tăng trưởng tín dụng của STB từ 7% lên 11%. ACBS kỳ vọng STB sẽ phân bổ hạn mức tín dụng được cấp thêm một cách thận trọng vào đa dạng các lĩnh vực khác nhau, giữ được chất lượng tín dụng tốt trong bối cảnh kinh tế thế giới bất ổn có thể ảnh hưởng đến bức tranh vĩ mô trong nước.
ACBS ước tính STB đã xoá 4.600 tỷ đồng lãi dự thu tồn đọng vào thu nhập lãi trong 6 tháng đầu năm 2022, khiến NIM chỉ ở mức thấp là 2,2%. Tuy nhiên, quý II vừa qua cũng là quý cuối cùng STB phải trích lập lãi dự thu. ACBS kỳ vọng NIM của STB kể từ quý III/2022 sẽ tăng lên mức “thực chất” là 4%.
Công ty chứng khoán này cũng kỳ vọng lãi suất cho vay của STB sẽ tăng lên trong nửa cuối năm 2022 do các gói ưu đãi lãi suất do Covid-19 đã kết thúc. Ngoài ra, hạn mức tín dụng eo hẹp cộng với nhu cầu vay vốn ở mức cao cũng khiến lãi suất cho vay chịu áp lực tăng trong phần còn lại của năm. Do đó, NIM của STB sẽ có nhiều dư địa mở rộng. ACBS dự phóng NIM năm 2023 sẽ tăng đột biến lên 4,8% với kỳ vọng việc xử lý 32,5% cổ phiếu STB thể chấp trước khi quay về mức bình thường 4% trong năm 2024.
Thu nhập ngoài lãi trong nửa đầu năm của STB tăng trưởng đột biến 116,2% so với cùng kỳ năm 2021 nhờ phí trả trước nhận được từ thỏa thuận mở rộng hợp tác bancassurance độc quyền với Dai-ichi Life và lợi nhuận từ thanh lý khu công nghiệp Sóng Thần. Lợi nhuận cao từ hoạt động kinh doanh trong nửa đầu năm giúp STB có điều kiện để đẩy mạnh trích lập dự phòng cho trái phiếu VAMC và nợ tồn đọng. Chi phi dự phòng do đó tăng mạnh 113,8% so với cùng kỳ lên 3.125 tỷ đồng.
Tổng cộng, ACBS ước tính STB đã ghi nhận 7.700 tỷ đồng vào chi phí để thoái lãi dự thu và trích lập dự phòng nợ tồn đọng và trái phiếu VAMC. Do đó, mặc dù lợi nhuận trước trích lập tài sản tồn đọng đạt 10.600 tỷ đồng, lợi nhuận trước thuế trong nửa đầu năm chỉ đạt 2.908 tỷ đồng (tăng 19,9% so với cùng kỳ).
Đối với khoản nợ được đảm bảo bằng khu công nghiệp Phong Phú, STB đã thay đổi hình thức thanh lý từ đấu giá tài sản đảm bảo sang đấu giá khoản nợ. Giá chào bán khởi điểm qua mỗi lần đấu giá không thành công đang giảm xuống một cách nhanh chóng và tiến gần hơn với dư nợ gốc. Đối với tài sản thế chấp là 32,5% cổ phần STB (sấp xỉ 612 triệu cổ phiếu STB), ACBS kỳ vọng việc thanh lý có thể hoàn thành trong năm 2023, tạo lợi nhuận đột biến từ việc hoàn nhập lãi dự thu cho STB do giá trị của tài sản thế chấp này lớn hơn đáng kể so với dư nợ gốc của khoản vay (10.000 tỷ đồng).
Theo ACBS, việc thanh lý thành công 2 tài sản đảm bảo lớn trên sẽ là chất xúc tác mạnh cho giá cổ phiếu STB. Công ty chứng khoán này lặp lại khuyến nghị mua đối với cổ phiếu STB với giá mục tiêu là 45.200 đồng/cổ phiếu.
Doanh thu thuần 6 tháng đầu năm của Tổng công ty Đầu tư và Phát triển Công nghiệp (HoSE: BCM) đạt 3.364 tỷ đồng, tăng 8% so với cùng kỳ), trong đó doanh thu hoạt động bất động sản (dân cư và khu công nghiệp) tăng 13% so với cùng kỳ khi nhu cầu thuê mới tại các khu công nghiệp phục hồi trở lại và bán hàng bất động sản dân cư tại các khu tái định cư. Lợi nhuận sau thuế đạt 1.406 tỷ đồng (+42% so với cùng kỳ).
Trong 6 tháng cuối năm 2022, Công ty Chứng khoán SSI ước tính doanh thu có thể đạt 6.630 tỷ đồng, tăng 71% so với cùng kỳ. Lợi nhuận sau thuế ước đạt 1.656 tỷ đồng, tăng gấp 2,15 lần so với cùng kỳ.
SSI ước doanh thu bất động sản dân dụng và khu công nghiệp của BCM đạt 5.211 tỷ đồng (tăng 60,7% so với cùng kỳ), chủ yếu nhờ ghi nhận một phần từ doanh thu bán đất nền ở thành phố mới Bình Dương cho CapitaLand và khu tái định cư Bàu Bàng. Đồng thời, SSI kỳ vọng BCM sẽ ghi nhận doanh thu 1.838 tỷ đồng (tăng 47% so với cùng kỳ) từ bàn giao đất tại KCN Bàu Bàng mở rộng.
Doanh thu xây dựng ước đạt 27,3 tỷ đồng, tăng 42% so với cùng kỳ so với mức nền thấp năm 2021 tại các công ty con UDJ và BCE. Hoạt động xây dựng của BCM chủ yếu ở các dự án nhà ở xã hội và khu tái định cư.
Doanh thu dịch vụ quản lý và duy tu cơ sở hạ tầng tại các khu công nghiệp ước đạt 518 tỷ đồng (tăng 17% so với cùng kỳ) khi cùng kỳ BCM thực hiện hỗ trợ các doanh nghiệp khó khăn ảnh hưởng Covid trong tháng 10 và tháng 11/2021.
Lợi nhuận từ công ty liên doanh liên kết ước đạt 510 tỷ đồng (+26% so với cùng kỳ). Trong đó, SSI dự báo lợi nhuận ròng của VSIP tăng trưởng trở lại mức 20% so với cùng kỳ, trên nền thấp quý III/2021 và chuyển giao đất cho Lego 44ha trong quý III/2022. Đồng thời, cổ tức tại BWE sẽ nhận được trong tháng 12/2022 với giá trị 45 tỷ đồng.
Theo SSI, nợ vay dài hạn của BCM sẽ tiếp tục giảm. Cụ thể, doanh nghiệp này tiếp tục mua lại 400 tỷ đồng trái phiếu trước hạn từ Shinhan Bank – chi nhánh Bình Dương (20 tỷ đồng), TPBank (20 tỷ đồng), ngân hàng liên doanh Việt Nga – chi nhánh TP. HCM (40 tỷ đồng) và BIDV – chi nhánh Bình Dương (120 tỷ đồng) vào ngày 31/8/2022.
SSI ước tính, vay nợ tài chính dài hạn của BCM sẽ giảm về mức 8.348 tỷ đồng (giảm 27% so với cùng kỳ) vào cuối năm 2022 nhờ vào dòng tiền tích cực hơn từ bán đất tại TP mới và khoản thu từ KCN nhanh hơn. Cho năm 2023, SSI ước tính doanh thu của BCM sẽ đạt 9.812 tỷ đồng (tăng 5,2% so với mức thực hiện năm 2022), lợi nhuận sau thuế đạt 2.991 tỷ đồng (tăng 23,6%).
SSI khuyến nghị trung lập đối với cổ phiếu BCM, giá mục tiêu 98.300 đồng/cổ phiếu.
Công ty Chứng khoán Bảo Việt (BVSC) cho rằng với 5 khu công nghiệp (KCN) đang triển khai là Phú Mỹ 2, Phú Mỹ 2 mở rộng, Hựu Thạnh, Quế Võ 2 và Cầu Nghìn, Tổng công ty IDICO (HNX: IDC) sở hữu diện tích đất thương phẩm sẵn sàng kinh doanh đạt 741,8 ha (tính tới hết 2021).
Với 91,4ha diện tích thương phẩm từ KCN Phú Mỹ 2 và Hựu Thạnh cho thuê trong đầu 2022, IDC còn lại 650,1ha quỹ đất thương phẩm chưa kinh doanh. Với quỹ đất sạch lớn và chi phí vốn thấp, IDC đang có lợi thế rõ ràng so với các doanh nghiệp khác trong ngành, khi mà thủ tục pháp lý ngày càng phức tạp cũng như công tác đền bù đắt đỏ và kéo dài.
BVSC ước tính giá trị hợp đồng cho giai đoạn 2022-2027 của IDC sẽ đạt 23.279 tỷ đồng. Theo tình hình khan hiếm đất thương phẩm sẵn sàng cho thuê, cùng vị trí địa lý thuận lợi của các KCN của IDC, giá chào thuê sẽ còn tiếp tục tăng hoặc duy trì so với mức hiện tại. Theo BVSC, giá trị hợp đồng thận trọng với tỷ lệ tăng giá chào thuê trung bình tại cái KCN ước tính khoảng 8% mỗi năm. Sau 2025, mảng kinh doanh KCN sẽ chủ yếu phụ thuộc vào việc mở rộng quỹ đất của IDC.
BVSC dự báo doanh thu và lợi nhuận thuần của IDC trong năm 2022 đạt lần lượt là 8.682,8 tỷ đồng (tăng 101,9% so với cùng kỳ) và 2.258,8 tỷ đồng (tăng 357,8 so với cùng kỳ).
Kết quả kinh doanh tăng trưởng mạnh chủ yếu đến từ mảng cho thuê KCN chiếm doanh thu 4.749,2 tỷ đồng, đóng góp 3.008,6 tỷ đồng lợi nhuận gộp. Như vậy, trong nửa cuối năm 2022, BVSC dự báo IDC sẽ ghi nhận doanh thu và lợi nhuận thuần lần lượt là 3.701,4 tỷ đồng và 507,8 tỷ đồng (chiếm 22,5% lợi nhuận thuần cả năm).
Công ty chứng khoán này đánh giá khả quan về triển vọng dài hạn của IDC. Chúng tôi nhận thấy tiềm năng của IDC nằm ở quỹ đất khu công nghiệp thương phẩm sẵn sàng kinh doanh lớn, tại các vị trí thuận lợi với nhu cầu từ khách hàng cao. Điều này sẽ mang đến dòng tiền rất lớn cho IDC. Nguồn tiền này sẽ là động lực để IDC đảm bảo cho sự phát triển dài hạn hơn thông qua việc mở rộng quỹ đất, M&A dự án…
BVSC khuyến nghị trung lập đối với cổ phiếu IDC, giá mục tiêu 62.156 đồng/cổ phiếu.
(VNF) - Dự án nhà ở xã hội NO1 thộc Khu đô thị mới Hạ Đình, phường Hạ Đình, quận Thanh Xuân và xã Tân Triều, huyện Thanh Trì, thành phố Hà Nội.