'Thăm' khu đất xây 365 căn nhà ở xã hội ngay trong nội đô Hà Nội
(VNF) - Dự án nhà ở xã hội NO1 thộc Khu đô thị mới Hạ Đình, phường Hạ Đình, quận Thanh Xuân và xã Tân Triều, huyện Thanh Trì, thành phố Hà Nội.
Công ty Cổ phần Nước Thủ Dầu Một (HoSE: TDM) vừa công bố kết quả kinh doanh quý III/2022. Trong đó, sản lượng tiêu thụ nước sạch trong quý III/2022 đạt mức 17,7 triệu m3 (tăng 17,4% so với cùng kỳ), nhờ vào nhu cầu tiêu thụ khách hàng công nghiệp (chiếm 70% tổng nhu cầu sử dụng tại Dĩ An Bình Dương) phục hồi từ nền thấp khi thực hiện giãn cách vào quý III/2021. Đồng thời, giá bán nước trung bình tăng 8,5% so với cùng kỳ khi không còn hỗ trợ giảm giá bán do ảnh hưởng Covid.
Doanh thu thuần đạt mức 122,9 tỷ đồng (tăng 25% so với cùng kỳ). Biên lợi nhuận gộp đạt mức 51% (tăng 4% so với cùng kỳ) khi tỷ lệ thất thoát nước giảm 0,43% đạt mức 1,1%. Chi phí quản lý doanh nghiệp chỉ đạt 2 tỷ đồng trong quý III/2022 (giảm 82% so với cùng kỳ) do cùng kỳ công ty mua vật tư y tế để ủng hộ phòng chống Covid vào quý III/2021.
Lợi nhuận sau thuế đạt mức 54,4 tỷ đồng (tăng 110% so với cùng kỳ). Lũy kế 9 tháng 2022, sản lượng nước tiêu thụ tại TDM đạt mức 51 triệu m3 (tăng 10,1% so với cùng kỳ) và giá bán nước trung bình tăng 6% so với cùng kỳ.
Doanh thu tiêu thụ nước sạch đạt 353 tỷ đồng (tăng 16% so với cùng kỳ). Biên lợi nhuận gộp duy trì mức cao 51,6% (tăng 1% so với cùng kỳ).
Lợi nhuận sau thuế 9 tháng 2022 đạt mức 154 tỷ đồng (giảm 23% so với cùng kỳ) khi cùng kỳ năm 2021 TDM có nhận cổ tức từ Biwase (HOSE: BWE, TDM sở hữu 29,93%) với giá trị 87 tỷ đồng.
Cho cả năm 2022, Công ty Chứng khoán SSI dự báo sản lượng tiêu thụ nước tại TDM đạt mức 71,9 triệu m3 (tăng 12% so với cùng kỳ), giá nước trung bình tăng 6% so với cùng kỳ. Doanh thu tiêu thụ nước dự kiến đạt 490 tỷ đồng (tăng 17,5% so với cùng kỳ) và lợi nhuận sau thuế ước đạt 243 tỷ đồng (giảm 26% so với cùng kỳ) khi không có cổ tức từ Biwase.
EPS 2022 đạt 2.430 đồng/cổ phiếu, tương đương P/E dự phóng đạt 13,4 lần. Cho năm 2023, SSI dự báo lợi nhuận sau thuế tăng trưởng 29,8% so với cùng kỳ, P/E dự phóng năm 2023 đạt mức 10,1 lần. Bên cạnh đó, TDM cũng lùi thời gian tăng vốn bằng việc phát hành thông qua đấu giá 10 triệu cổ phiếu với giá phát hành dự kiến 28.300 đồng/cổ phiếu sang tới quý IV/2022 đến quý I/2023.
Trong đó 143 tỷ đồng nhằm đầu tư mua cổ phần của Công ty Cổ phần Cấp nước Cần Thơ và 140 tỷ đồng còn lại được dùng để đầu tư tuyến ống chuyển tải nước thô D1600.
SSI đánh giá tích cực hoạt động của TDM nhờ vào nhu cầu tiêu thụ tăng trưởng ổn định và hoạt động hiệu quả nhất so với các doanh nghiệp nước sạch niêm yết nhờ vào tỷ lệ thất thoát nước thấp và nguồn nguyên liệu ổn định từ sông Đồng Nai và hồ Phước Hòa.
Đồng thời, nhà máy Bàu Bàng kỳ vọng tăng trưởng cao hơn nhu cầu trung bình Bình Dương ở mức 15% trong giai đoạn 2022giảm 2025 nhờ vào nhà đầu tư mới tại khu công nghiệp và khu dân cư Bàu Bàng. SSI duy trì khuyến nghị khả quan giá mục tiêu 39.600 đồng/cổ phiếu (tăng giá 23%).
Quý III/2022, HND ghi nhận sản lượng điện đạt 1.57 tỷ kWh (giảm 3% so với quý trước, giảm 8% so với cùng kỳ). Mặc dù sản lượng điện thương phẩm thấp hơn so với cùng kỳ 137 triệu kWh, nhưng giá than tăng cao dẫn tới giá hợp đồng (Pc) tăng, và doanh thu thuần đạt 3.070 tỷ đồng (tăng 40% so với cùng kỳ).
Lợi nhuận sau thuế đạt 41 tỷ đồng (cao hơn 5,6 lần so với cùng kỳ so với mức nền thấp của quý III/2021), trong đó có 27,7 tỷ đồng không đến từ hoạt động kinh doanh cốt lõi của công ty. Lợi nhuận sau thuế cũng không cải thiện đáng kể dù doanh nghiệp giãn khấu hao trong kỳ. Đồng thời, HND cũng ghi nhận lỗ tỷ giá ròng là 39,4 tỷ đồng do tỷ giá USD/VND tăng cao.
Nhìn chung, doanh thu lũy kế 9 tháng năm 2022 đạt 8.273 tỷ đồng (tăng 22% so với cùng kỳ) và lợi nhuận trước thuế đạt 578 đồng (tăng 216 % so với cùng kỳ), hoàn thành 78% và 97% kế hoạch doanh thu và lợi nhuận trước thuế doanh nghiệp đề ra.
Công ty Chứng khoán Rồng Việt (VDSC) cho rằng HND đang gặp khó khăn trong ngắn hạn do giá than tăng cao, lỗ tỷ giá do tỷ giá USD/VND leo thang, và điều kiện thủy văn không thuận lợi cho các nhà máy nhiệt điện. Tuy nhiên, HND vẫn duy trì lợi thế cạnh tranh nhờ vận hành hai nhà máy điện trẻ với công suất ổn định, và được kỳ vọng sẽ có tỷ lệ huy động cao khi đợt El Nino đến vào năm sau.
Hiện tại, VDSC đang duy trì dự báo lợi nhuận năm 2022 là 10.946 tỷ đồng (tăng 21% so với cùng kỳ) và lợi nhuận sau thuế là 751 tỷ đồng (tăng 65% so với cùng kỳ).
Trong năm 2023, VDSC ước tính HND sẽ cung cấp sản lượng điện, khoảng 7,2 tỷ kWh (tăng 3% so với cùng kỳ), theo dó doanh thu và lợi nhuận sau thuế lần lượt là 11.532 tỷ đồng (tăng 5,4% so với cùng kỳ) và 1.009 tỷ đồng (tăng34,4% so với cùng kỳ).
Công ty chứng khoán này cũng kỳ vọng HND sẽ trả cổ tức tiền mặt bằng phần lớn lợi nhuận khi có dòng tiền mạnh sau khi hoàn tất thanh toán nợ vào năm 2024. Tỷ lệ EV/EBITDA dự phóng năm 2022 và năm 2023 tương ứng ở mức 4,4 lần và 3,4 lần, khá hấp dẫn, với tỷ suất cổ tức đáng kể trong chu kỳ El Nino sắp tới.
Sử dụng 3 phương pháp FCFF, P/E và EV/ EBITDA với tỷ lệ 40%/30%/30%, VDSC ước tính giá trị hợp lý cho HND là 20.500 đồng/cổ phiếu cho tầm nhìn 1 năm. Với mức cổ tức tiền mặt dự kiến là 1.000 đồng/cổ phiếu trong 1 năm tới, tương ứng tổng mức sinh lời 42%, dựa trên giá đóng cửa ngày 19/10/2022. VDSC khuyến nghị mua với HND.
Theo Công ty Chứng khoán Yuanta Việt Nam, Công ty Cổ phần Nước – Môi trường Bình Dương (HoSE: BWE) có năng lực cấp nước lớn thứ ba tại Việt Nam. BWE có công suất thiết kế là 760.000m3 /ngày đêm, nhưng công ty cho biết công suất tối đa có thể đạt đến 997.000m3 /ngày đêm.
Lượng công suất này đưa BWE trở thành nhà cung cấp nước lớn thứ ba tại Việt Nam, chỉ sau Sawaco (với 2,4 triệu m3 ) và REE (1,1 triệu m3 ). Ngoài ra, BWE là đơn vị cung cấp nước hiệu quả nhất cả nước xét về tỷ lệ thất thoát nước, tỷ lệ này giảm từ 5,33% (năm 2020) xuống còn 5,0% vào năm 2021, thấp hơn đáng kể so với mức trung bình ngành là 17%.
Yuanta cho rằng BWE đang thâm nhập vào các thị trường mới thông qua M&A. BWE đã mua lại 24,65% cổ phần tại Công ty Cổ phần Cấp thoát nước Cần Thơ (CTW) và 48,86% cổ phần tại Công ty Cổ phần Nước Cần Thơ 2, hai công ty này đáp ứng 90% nhu cầu tiêu thụ nước tại TP. Cần Thơ, nơi được xem là trung tâm kinh tế của khu vực Đồng bằng sông Cửu Long.
Sau khi mua lại, BWE quản lý thêm 200.000m3 /ngày đêm. Các công ty được mua lại chủ yếu chỉ cấp nước cho mảng dân dụng, do đó vẫn còn dư địa mở rộng sang cấp nước cho mảng công nghiệp. Đô thị hóa thúc đẩy nhu cầu tiêu thụ nước trong tương lai.
Chính phủ đặt mục tiêu phấn đấu đến năm 2030 sẽ có 65% dân số nông thôn được tiếp cận và sử dụng nước sạch, so với tỷ lệ hiện tại là 43,5%; và đến năm 2025 sẽ có 100% dân cư đô thị được tiếp cận với nguồn nước sạch, tăng so với mức hiện tại là 90%.
Theo Hội Cấp thoát nước Việt Nam (VWSA), năng lực cấp nước cho dân cư đô thị được kỳ vọng sẽ tăng từ 10,9 triệu m3 /ngày đêm (năm 2019) lên đạt 20 triệu m3 /ngày đêm vào năm 2030.
Yuanta cho rằng cổ phiếu BWE đã bước vào giai đoạn tích luỹ sau khi giảm 28% từ mức đỉnh được thiết lập hồi tháng 4/2022. Theo đó, nguyên nhân của sự suy giảm là do ảnh hưởng của nhịp điều chỉnh của thị trường và không liên quan đến các nền tảng cơ bản vốn rất vững chắc của công ty. Với mức giá thị trường hiện tại, định giá của BWE hiện đang rất hấp dẫn với P/E dự phóng năm 2023 là 9,4 lần.
Yuanta khuyến nghị mua đối với cổ phiếu BWE. Giá mục tiêu là 70.902 đồng/cổ phiếu, được ước tính dựa trên phương pháp kết hợp giá mục tiêu của mô hình định giá FCFF và so sánh P/E lũy kế với tỷ trọng 70:30.
Dự báo EPS năm 2023 và 2024 của Yuanta cao hơn 15% so với các bên. Giá mục tiêu của công ty chứng khoán này tương ứng với tổng mức sinh lời của cổ đông trong 12 tháng là 59,4%.
(VNF) - Dự án nhà ở xã hội NO1 thộc Khu đô thị mới Hạ Đình, phường Hạ Đình, quận Thanh Xuân và xã Tân Triều, huyện Thanh Trì, thành phố Hà Nội.