Cổ phiếu tăng mạnh: DRH 'lên ngôi' nhờ may mắn, SAB - VIC bứt phá thuyết phục
(VNF) - Với diễn biến “lấy – trả” gần như triệt tiêu lẫn nhau, biên độ dao dộng của nhóm cổ phiếu tăng mạnh tuần qua chỉ loanh quanh ngưỡng 20-30%.
Trong quý III/2021, Công ty Cổ phần Đầu tư và Kinh doanh Nhà Khang Điền (HoSE: KDH) ghi nhận doanh thu đạt gần 1.200 tỷ đồng, giảm 32% so với cùng kỳ năm ngoái; lợi nhuận sau thuế đạt 316 tỷ đồng, giảm 12,5% so với cùng kỳ.
Gộp chung 3 quý năm 2021, KDH ghi nhận doanh thu đạt 3.147 tỷ đồng, lợi nhuận sau thuế đạt 790 tỷ đồng, lần lượt giảm 3% và tăng 2,5% so với cùng kỳ năm trước. Như vậy, doanh nghiệp đã thực hiện được 65% kế hoạch doanh thu và kế hoạch lợi nhuận năm.
Công ty Chứng khoán Yuanta Việt Nam (Yuanta) cho biết, KDH vừa thực hiện thương vụ mua lại 2 dự án mới tại khu vực phía đông TP. HCM, có tổng diện tích 10-15ha giúp thúc đẩy quỹ đất của doanh nghiệp lên khoảng 614ha, tương ứng với 8 dự án đều tọa lạc ở TP. HCM.
Với vị thế là thương hiệu bất động sản có uy tín trên thị trường, quỹ đất rộng lớn giúp KDH duy trì hoạt động kinh doanh ổn định trong thời dịch mặc dù ngành địa ốc đã và đang phải đối mặt với nhiều khó khăn.
Đáng chú ý, KDH chia sẻ rằng có 4 dự án (bao gồm giai đoạn mở rộng của dự án khu công nghiệp LMX, Armena, Clarita, An Dương Vương và Bình Hưng 11A) sẽ hoàn thiện toàn bộ thủ tục pháp lý và sẽ được chào bán trong năm 2022. Bên cạnh đó, tiến độ đền bù đất đang tiến triển rất tốt, đặc biệt là tại dự án Tân Tạo. Vì vậy, Yuanta kỳ vọng KDH sẽ cho ra mắt dự án này trong năm 2023.
Yuanta hiện duy trì khuyến nghị mua với giá mục tiêu 61.300 đồng/cổ phiếu dành cho KDH, tương ứng mức sinh lời là 14%. Giá trị tài sản ròng (NAV) của KDH tăng thêm 23.700 tỷ đồng so với mô hình định giá trước đó, trong đó giá trị ước tính của dự án Tân Tạo tăng 15.900 tỷ đồng sau khi điều chỉnh một vài giả định trong mô hình định giá của Yuanta.
Trong đó, Yuanta tăng giá bán bình quân của các dự án Clarita, Corona và Armena lên thêm 8-20% so với trước đó; ước tính khoảng 72ha đất nông nghiệp/trồng cây sẽ có giá 6,5 triệu đồng/m2 theo giá trị thị trường, cao hơn mức trước đó 1,9 lần.
Yuanta nhấn mạnh, quan điểm này chủ yếu dựa vào tiềm năng của dự án Tân Tạo thay vì dựa vào chí phí như trong mô hình trước đó. Giá trị ước tính mới của Yuanta đối với dự án Tân Tạo là 21.600 tỷ đồng, trong trường hợp KDH bán dự án cho công ty bất động sản trung gian với mức giá này thì tổng chi phí phát triển cho lô đất rơi vào khoảng 40 triệu đồng/m2, trong khi giá trị bình quân tại phường Tân Tạo rơi vào khoảng 75 triệu/m2 đối với nhà trong hẻm.
Vì vậy công ty bất động sản trung gian có thể đạt được biên lợi nhuận gộp ít nhất là 46%, theo quan điểm của Yuanta thì đây là mức hợp lý.
Kết thúc năm 2021, tổng tài sản của Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam (HoSE: BID) tăng 13,4% so với năm trước, đạt 1.720.000 tỷ đồng; cho vay khách hàng đạt xấp xỉ 1.330.000 tỷ đồng, tăng 11,8% cùng kỳ và chiếm 13% tổng tín dụng toàn ngành.
Trong đó, cho vay khách hàng cá nhân ghi nhận mức tăng trưởng tích cực với 25% so với cùng kỳ. Chất lượng tài sản cải thiện đáng kể, với tỷ lệ nợ xấu (NPL) giảm từ mức 1,7% năm 2020 xuống còn 0,8% 2021 và tỷ lệ bao phủ nợ xấu tăng mạnh lên mức kỷ lục là 235%.
Trong quý IV/2021, lợi nhuận trước thuế của ngân hàng ước đạt khoảng 2.700 tỷ đồng, tăng 40% so với cùng kỳ năm trước. Cả năm 2021, lợi nhuận trước thuế đạt khoảng 13.400 tỷ đồng, tăng trưởng gần 50%.
Công ty Chứng khoán Mirae Asset (MASVN) kỳ vọng biên lãi thuần (NIM) của BID sẽ tiếp tục mở rộng trong năm 2022, là một nhân tố hỗ trợ tích cực cho lợi nhuận. Hiện tại, cho vay doanh nghiệp vẫn chiếm tỷ trọng cao trong danh mục cho vay của BID với khoảng 60%.
Với mục tiêu giảm thiểu rủi ro tập trung và gia tăng lợi suất danh mục cho vay, BID đã và đang tập trung gia tăng tỷ trọng mảng ngân hàng bán lẻ. Gần đây, ngân hàng cũng đã chính thức miễn giảm phí giao dịch cho dịch vụ SmartBanking, cho thấy sự quyết tâm của BID trong việc thu hút khách hàng cá nhân.
Trong khi đó, chi phí dự phòng đã đạt đỉnh trong năm 2021. Với việc trích lập dự phòng gần 33.000 tỷ cho nợ xấu trong năm qua, MASVN kỳ vọng chi phí này sẽ giảm dần trong các năm tiếp theo, qua đó giảm bớt gánh nặng cho tăng trưởng lợi nhuận.
Thu nhập bất thường và chi phí hoạt động giảm sẽ hỗ trợ cho chính sách miễn giảm chi phí dịch vụ của BID. Theo đó, nhờ quá trình số hóa, tỷ lệ chi phí hoạt động của BID đang dần được cải thiện. Ngoài ra, tăng trưởng thu nhập bất thường từ thu hồi nợ xấu đã xử lý cũng phần nào loại bỏ ảnh hưởng của chính sách miễn giảm phí giao dịch.
MASVN vừa nâng giá mục tiêu cho BID lên mức 49.000 đồng/cổ phiếu, dựa trên hai phương pháp định giá là giá trị sổ sách mục tiêu và thu nhập thặng dư. Giá mục tiêu mới tương đượng 2,1 lần giá trị sổ sách.
Một số rủi ro tăng giá đối với BID, bao gồm việc BID là ngân hàng lớn nhất Việt Nam về mặt tài sản; khả năng tăng vốn cao hơn so với 2 ngân hàng quốc doanh còn lại; lợi nhuận tăng trưởng mạnh trong năm 2022 và tỷ lệ bao phủ nợ xấu cao.
Kết thúc quý III, Công ty Cổ phần Thế giới Số (HoSE: DGW) ghi nhận doanh thu đạt 3.868 tỷ đồng, lợi nhuận sau thuế đạt 107 tỷ đồng, lần lượt tăng 6% và 43% so với cùng kỳ năm ngoái.
Lũy kế 9 tháng, doanh thu và lợi nhuận sau thuế của DGW ở mức 13.277 tỷ đồng và 331 tỷ đồng, cao hơn 55% và 97% so với mức thực hiện cùng giai đoạn năm 2020. Với kết quả này, DGW đã hoàn thành 87% kế hoạch doanh thu và vượt 10% kế hoạch lợi nhuận cả năm.
Doanh nghiệp cho biết, doanh thu quý III tiếp tục tăng trưởng nhờ mảng máy tính xách tay và máy tính bảng khả quan hơn trong bối cảnh Covid-19 khiến nhu cầu học tập, làm việc online tăng lên. Theo đó, hai mảng này đã mang về cho DGW 1.854 tỷ đồng doanh thu trong quý, tăng 46%. Mặt khác, lợi nhuận cải thiện là nhờ biên lợi nhuận gộp cao hơn, đồng thời phát sinh thêm doanh thu tài chính tăng đột biến (hơn 130% cùng kỳ) nhờ tỷ giá và chiết khấu - được hưởng từ nhà sản xuất.
Trong ngắn hạn, quý IV thường là mùa cao điểm, đóng góp khoảng 30-40% lợi nhuận cả năm của DGW. Ban lãnh đạo đã đặt mục tiêu doanh thu cho quý IV/2021 là 6.000 tỷ đồng, lợi nhuận sau thuế là 177 tỷ đồng.
Trong đó, mảng thiết bị văn phòng dự kiến có doanh thu đến từ Microsoft (hiện tại là software và từ 2022 sẽ phân phối thêm các sản phẩm hardware). DGW cũng tự tin về tăng trưởng thị trường máy tính xách tay tại Việt Nam cho năm sau. Bên cạnh đó, ban lãnh đạo cho rằng mảng điện thoại di động sẽ hồi phục theo đà kinh tế sau khi nới lỏng giãn cách từ quý IV/2021 và sang 2022. Đồng thời, xu hướng học và làm việc online vẫn sẽ tiếp tục và DGW sẽ tiếp tục hưởng lợi từ xu hướng này.
Dự kiến từ năm 2022, DGW sẽ bắt đầu phân phối thêm các sản phẩm thiết bị gia dụng (TV, điều hòa, tủ lạnh, máy giặt...) của 2 nhãn hàng đến từ Mỹ và Trung Quốc. Đây sẽ là các động lực tăng trưởng trong trung hạn của DGW.
Mới đây, Công ty Chứng khoán Bảo Việt (BVSC) cho rằng giá cổ phiếu DGW đã chiết khấu hơn 15% kể từ mức đỉnh gần đây nhất vào tháng 11/2021 sau những đợt điều chỉnh gần đây của thị trường.
DGW hiện đang giao dịch ở mức PEG dự phóng 2022 hấp dẫn là 0,55 cho triển vọng tăng trưởng nhanh chóng, được hỗ trợ bởi triển vọng mở rộng thị phần vững chắc của Xiaomi và Apple; ghi nhận đóng góp cả năm từ các hợp đồng phân phối độc quyền thiết bị gia dụng cho Whirlpool và TV cho TCL.
Do đó, BVSC duy trì khuyến nghị khả quan dành cho DGW với mức giá mục tiêu theo phương pháp DCF không đổi là 155.685 đồng/cổ phiếu, tương ứng triển vọng tăng giá khoảng 52% so với giá đóng cửa phiên 20/1.
(VNF) - Với diễn biến “lấy – trả” gần như triệt tiêu lẫn nhau, biên độ dao dộng của nhóm cổ phiếu tăng mạnh tuần qua chỉ loanh quanh ngưỡng 20-30%.
(VNF) - Hệ thống KRX được giới chuyên gia đánh giá một phần trong câu chuyện nâng hạng thị trường chứng khoán Việt Nam từ cận biên lên mới nổi.
(VNF) - Sau khi công bố những thay đổi về quy định giao dịch khi áp dụng hệ thống công nghệ thông tin mới (KRX) so với hiện tại, HoSE tiếp tục giới thiệu và đưa ra các ví dụ minh họa về lệnh ATO, lệnh ATC trong đợt khớp lệnh định kỳ.
(VNF) - Theo số liệu của Cơ quan thuế, tính đến nay đã có 42.881 hồ sơ được xác định hoàn thuế thu nhập cá nhân (TNCN) tự động, với số tiền hoàn là 229,3 tỷ đồng
(VNF) - Theo TS. Lê Minh Nghĩa, Diễn đàn Hoạch định tài chính cá nhân năm nay đã tiến thêm một bước trong việc định hình chân dung nhà hoạch định tài chính cá nhân, không chỉ ở cấp độ tổng quan mà còn trong từng lĩnh vực cụ thể.
(VNF) - Sự trở lại của dòng tiền lớn khiến niềm vui của nhà đầu tư bùng nổ hơn trong ngày VN-Index tái lập mốc 1.200 điểm.
(VNF) - Mirae Asset vừa thông báo bán giải chấp cổ phiếu ANV liên quan đến người nội bộ tại Công ty Cổ phần Nam Việt (Navico, HoSE: ANV).
(VNF) - Dự thảo Luật NSNN sửa đổi thúc đẩy sự phân cấp, phân quyền, tạo sự chủ động, linh hoạt, nâng cao sự tự chủ của các địa phương theo tinh thần “địa phương quyết, địa phương làm, địa phương tự chịu trách nhiệm”.
(VNF) - Gemadept muốn mua lại cổ phiếu trong bối cảnh GMD có 4 phiên liên tiếp giảm sàn từ mức 56.300 đồng/cổ phiếu về mức 42.200 đồng/cổ phiếu.
(VNF) - Công ty cổ phần Phú Tài (HoSE: PTB) vừa thông báo tiếp nhận đơn từ nhiệm của ông Lê Vỹ, Chủ tịch HĐQT nhiệm kỳ 2023–2027.
(VNF) - Giai đoạn từ năm 2021 – 2024, bức tranh tài chính của Công ty cổ phần Tư vấn công nghệ, Thiết bị và Kiểm định xây dựng – CONINCO khá “u ám” khi nợ phải trả gấp hơn 5 lần vốn chủ sở hữu.
(VNF) - VN-Index liên tục tiếp cận mốc 1.200 điểm trong phiên sáng nay nhưng vẫn chưa thể vượt qua ngưỡng cản tâm lý này. Chỉ số tạm đóng cửa ở mức 1.195,09 điểm.
(VNF) - Dù chỉ còn hơn hai tuần nữa là đến thời điểm tổ chức phiên đấu giá, song ban lãnh đạo Becamex vẫn quyết định tạm hoãn thương vụ. Động thái này được đưa ra trong bối cảnh thị trường chứng khoán đang trải qua những biến động mạnh và khó lường qua từng phiên giao dịch.
(VNF) - Với vị thế vững chắc và năng lực triển khai các dự án phức tạp, Hạ tầng Giao thông Đèo Cả (HHV) được kỳ vọng sẽ là đơn vị hưởng lợi trực tiếp từ làn sóng giải ngân vốn đầu tư công trong giai đoạn 2025-2026, đặc biệt tại các công trình hạ tầng trọng điểm.
(VNF) - Cơ quan thuế khuyến cáo, các tổ chức trả thu nhập khẩn trương nộp tiền thuế TNCN đã khấu trừ của các cá nhân vào NSNN để không ảnh hưởng đến quá trình hoàn thuế tự động
(VNF) - Với việc gác lại phương án tăng vốn khủng, SHS đặt mục tiêu năm 2025 lãi 1.369 tỷ đồng, tăng 11%. Về dài hạn, công ty chứng khoán này hướng đến quản lý giao dịch và tài sản hợp pháp, trong đó có tài sản số và tín chỉ carbon.
(VNF) - Bà Cao Thị Ngọc Quỳnh (VNDIRECT) cho rằng nếu Việt Nam tận dụng tốt cơ hội đàm phán để đạt được các thỏa thuận giảm thiểu mức thuế hoặc đa dạng hóa thị trường xuất khẩu, thị trường có thể hướng tới vùng 1.300 điểm trong quý III/2025.
(VNF) - Động thái chủ tịch HQC được thực hiện ngay sau khi cổ phiếu này trải qua 4 phiên giảm sàn liên tiếp từ ngày 03-09/04 và kết phiên ngày 9/4 là 2.540 đồng/cổ phiếu
(VNF) - Thứ trưởng Bộ Tài chính Nguyễn Đức Chi nhấn mạnh thị trường chứng khoán là kênh dẫn vốn trung, dài hạn quan trọng, chủ yếu cho phát triển kinh tế đất nước.
(VNF) - Chứng khoán LPBank (LPBS) dự kiến bán giải chấp 2.222.500 cổ phiếu PDR thuộc sở hữu của Chủ tịch HĐQT Nguyễn Văn Đạt, bắt đầu từ ngày 10/4.
(VNF) - Sau chuỗi phiên giảm sâu, thị trường chứng khoán bất ngờ ghi nhận cú phục hồi mạnh mẽ khi VN-Index tăng tới 74 điểm và 719 mã tăng trần, trong đó gần 98% cổ phiếu trên sàn HoSE tăng giá.
(VNF) - Hoa hậu Mai Phương Thúy vừa gây chú ý khi tiết lộ trên trang cá nhân về việc mua 1 triệu cổ phiếu HPG của Tập đoàn Hòa Phát với giá sàn 21.300 đồng/cổ phiếu trong phiên giao dịch ngày 9/4/2025. Đến phiên 10/4, cổ phiếu HPG tăng trần lên 22.750 đồng/cổ phiếu, tạm tính giúp cô lãi khoảng 1,45 tỷ đồng chỉ sau một đêm.
(VNF) - Kết thúc phiên sáng ngày 10/4, sắc tím bao phủ hàng trăm cổ phiếu trên thị trường chứng khoán Việt Nam.
(VNF) - Theo đại diện AmCham Việt Nam, mặc dù đã có những diễn biến tích cực song các thách thức về thuế quan vẫn còn tồn tại.
(VNF) - Trước bối cảnh kinh tế thế giới tiếp tục bất ổn do căng thẳng địa chính trị và biến động chính sách thương mại, Vicostone vẫn chốt mục tiêu lợi nhuận 975 tỷ đồng, tăng 2,3% so với năm 2024.
(VNF) - Với diễn biến “lấy – trả” gần như triệt tiêu lẫn nhau, biên độ dao dộng của nhóm cổ phiếu tăng mạnh tuần qua chỉ loanh quanh ngưỡng 20-30%.
(VNF) - Làm văn hoá thực sự không có lợi nhuận nhiều về kinh tế, nhưng lợi ích nó mang lại vô cùng to lớn không thể đong đếm được bằng tiền, đó là tâm sự của ông Cao Văn Tuấn - Giám đốc Bảo tàng văn hoá nghệ thuật Đông Dương - Hải Phòng.