Thâm nhập khu đất xây dựng Tổ hợp Hòa Xuân hơn 3.500 tỷ ở Đà Nẵng
(VNF) - Khu đất sắp đấu giá để thực hiện dự án Tổ hợp, thể thao giải trí và thương mại Hòa Xuân có diện tích rộng 101 ngàn m2.
Doanh thu quý IV/2022 của Công ty Cổ phần Dịch vụ Hàng không Taseco (HoSE: AST) tăng 674% nhờ sản lượng khách thông qua các cảng hàng không tăng 534% so với cùng kỳ. Trong đó khách nội địa tăng 407% so với cùng kỳ, khách quốc tế tăng 60 lần so với cùng kỳ, giúp lợi nhuận ròng quý IV/2022 đạt 18 tỷ đồng, khiến lợi nhuận ròng 2022 đạt 23,1 tỷ đồng, qua đó AST vẫn đủ điều kiện để tiếp tục niêm yết trên Sở Giao dịch Chứng khoán TP. HCM (HoSE).
Hơn nữa, so sánh với quý trước, mặc dù sản lượng khách nội địa quý IV/2022 giảm 36,4% song sản lượng khách quốc tế quý IV/2022 tăng 8,2% nên doanh thu/lợi nhuận tăng 16,8%/39,6%, cho thấy kết quả kinh doanh của AST có độ tương quan cao với sự phục hồi của khách quốc tế.
Mới đây, Việt Nam đã được bổ sung vào danh sách các quốc gia thí điểm cho du lịch theo đoàn của Trung Quốc bắt đầu từ ngày 15/3/2023. Trung Quốc chiếm thị phần khách quốc tế lớn nhất của Việt Nam giai đoạn trước dịch (34%), do đó Công ty Chứng khoán VNDirect kỳ vọng vào triển vọng phục hồi mạnh mẽ của lượng khách quốc tế tới Việt Nam từ quý II/2023, giúp tổng sản lượng khách quốc tế tăng 2.075% so với cùng kỳ đạt 36,9 triệu trong năm 2023 (bằng 87,9% trước dịch), sau đó tiếp tục tăng 12,2% so với cùng kỳ đạt 41,4 triệu khách trong năm 2024 (bằng 98,6% trước dịch).
Ngoài ra, VNDirect kỳ vọng sản lượng khách nội địa tăng 15,8% và 7,3%, đạt 100,7 và 108 triệu khách giai đoạn 2023-2024 theo tốc độ hồi phục hiện tại. Do doanh thu mỗi cửa hàng của AST có độ tương quan cao với mức độ tăng trưởng sản lượng khách, đặc biệt khách quốc tế, VNDirect kỳ vọng doanh thu mỗi cửa hàng của AST tăng 168,6% và 14,9% so với cùng kỳ trong giai đoạn 2023-2024, giúp doanh thu của AST tăng 169,5%/18,9% so với cùng kỳ trong giai đoạn 2023-2024.
VNDirect cũng kỳ vọng biên lợi nhuận gộp trở lại mức trước dịch 54% giúp lợi nhuận ròng của AST tăng 931,6% và 12,5% so với cùng kỳ trong giai đoạn 2023-2024.
VNDirect giảm dự phóng EPS giai đoạn 2023-2024 của AST do giảm biên lợi nhuận gộp xuống 2 – 5 điểm% để phù hợp với cấu trúc chi phí năm 2022, giảm lãi tiền gửi do AST phải đầu tư nhiều hơn để phục hồi hoạt động kinh doanh, và giảm thu nhập từ VinaCS (suất ăn hàng không) do các hãng hàng không vẫn khó khăn.
Tiềm năng tăng giá của AST theo VNDirect gồm chính sách visa giữa Trung Quốc và Việt Nam hoàn toàn khôi phục, số lượng cửa hàng mới và doanh thu mỗi cửa hàng tăng trưởng mạnh. Rủi ro giảm giá gồm khôi phục chính sách visa giữa Việt Nam – Trung Quốc chậm hơn dự kiến, và cạnh tranh cao tới từ hoạt động bán hàng miễn thuế ngoài sân bay.
VNDirect duy trì khuyến nghị khả quan đối với cổ phiếu AST với giá mục tiêu 85.700 đồng/cổ phiếu.
Công ty Cổ phần Dược – Trang thiết bị Y tế Bình Định (HoSE: DBD) ghi nhận doanh thu thuần trong năm 2022 đi ngang, đạt 1.555 tỷ đồng (giảm 0,2%). Trong đó, mảng vật tư y tế ghi nhận mức sụt giảm mạnh, doanh thu mảng này chỉ bằng 7% so với doanh thu năm 2021 do nhu cầu thiết bị y tế (TBYT) trong 2022 giảm trong bối cảnh đại dịch Covid-19 được kiểm soát tốt đồng thời nhà nước cũng bắt đầu siết chặt việc mua sắm TBYT tại các bệnh viện.
Tuy nhiên, mảng kinh doanh cốt lõi – thuốc tự sản xuất tăng 21%, đạt 1.439 tỷ đồng, đóng góp 93% tổng doanh thu. Doanh thu kênh ETC và OTC tăng trưởng lần lượt 43% và 10%. Biên lãi gộp đạt 49,4%, tăng 9,5 điểm phần trăm so với cùng kỳ năm ngoái nhờ gia tăng tỷ trọng các sản phẩm tự sản xuất.
Tổng chi phí SG&A tăng 33% (chủ yếu là tăng lương cơ bản nhân viên). Lợi nhuận sau thuế của công ty đạt 244 tỷ đồng (+29%). Cả năm 2022, DBD đã hoàn thành 96% chỉ tiêu doanh thu và vượt 39% chỉ tiêu lợi nhuận trước thuế.
DBD vẫn đang trong tiến trình thực hiện nâng cấp nhà máy sản xuất thuốc ung thư đạt chuẩn EU – GMP. DBD đang xây dựng thêm một phòng lab ở khu nhà máy Nhơn Hội để phù hợp với tiêu chuẩn EU – GMP, nhận chuyển giao công nghệ và sau đó mời đoàn chuyên gia từ nước ngoài về kiểm định, thời gian kỳ vọng đạt được tiêu chuẩn EU – GMP cho dây chuyền thuốc tiêm và thuốc viên lần lượt vào quý III/2024 và quý II/2025.
DBD dự kiến mở rộng độ phủ 30.000 nhà thuốc trong năm 2025 (hiện số lượng nhà thuốc là hơn 20.000 cửa hàng) và tăng doanh thu lên 60 triệu/cửa hàng/tháng (hiện tại doanh thu bình quân/cửa hàng/tháng khoảng 35-38 triệu/cửa hàng).
Chiến lược của DBD sẽ chú trọng cạnh tranh về giá và chiết khấu lớn cho các nhà thuốc trong giai đoạn 2023-2025, sau giai đoạn này sẽ chú trọng làm về branding để tăng biên lợi nhuận.
Trong kế hoạch sắp xếp lại doanh nghiệp nhà nước và có vốn nhà nước của Chính phủ, DBD là một trong số những doanh nghiệp nhà nước sẽ thoái vốn giai đoạn 2022-2025 (hiện nhà nước đang sở hữu 13% cổ phần của DBD). Bên cạnh đó, DBD sẽ lựa chọn một số cổ đông chiến lược tiềm năng trong thời gian tới.
Công ty Chứng khoán Bảo Việt (BVSC) dự báo kết quả kinh doanh của DBD 2023 với doanh thu thuần và lợi nhuận sau thuế lần lượt là 1.790 tỷ đồng (tăng 15%) và 252 tỷ đồng (tăng 3%). Ở mức giá hiện tại, DBD đang giao dịch tại mức P/E năm 2023 là 12,1 lần, so với mức trung bình 5 năm là 16,7 lần. BVSC duy trì khuyến nghị khả quan cho DBD với giá mục tiêu là 53.800 đồng/cổ phiếu – với tiềm năng tăng trưởng 31,7%.
Theo Công ty Chứng khoán Mirae Asset Việt Nam (MASVN), Công ty Cổ phần Tập đoàn PC1 (HoSE: PC1) là doanh nghiệp hàng đầu trong lĩnh vực xây lắp điện tại Việt Nam, top 5 khu vực Đông Nam Á trong lĩnh vực tổng thầu EPC dự án xây dựng lưới điện và dự án đầu tư năng lượng tái tạo (NLTT). PC1 có 26 công ty con và 2 công ty liên kết giúp PC1 có năng lực triển khai nhiều dự án cùng lúc.
Quý IV/2022, doanh thu thuần và lãi ròng của PC1 lần lượt đạt 2.338 tỷ đồng và 187 tỷ đồng, tăng trưởng lần lượt 8,2% và 29%. Biên lợi nhuận gộp tăng từ 19% lên 21,7% so với cùng kỳ chủ yếu nhờ biên lợi nhuận gộp mảng xây lắp và thiết bị điện tăng 5%.
Doanh thu hoạt động xây lắp và thiết bị điện đạt 1.454 tỷ đồng, tăng 35%. Doanh thu bán điện đạt 551 tỷ đồng, tăng 29%. Doanh thu tài chính tăng 156%, do lợi nhuận từ tiền gửi ngân hàng tăng 137%.
Theo cơ chế mới của Quyết định 21/QĐ-BCT về khung giá điện cho điện mặt trời và điện gió chuyển tiếp, ghi nhận mức giảm 16-28% so với giá FIT ưu đãi trước đây. PC1 đã vận hành 3 dự án điện gió Liên Lập, Phong Huy, Phong Nguyên với tổng công suất 144 MW đúng hạn hưởng giá FIT ưu đãi ở mức 8,5 cents/kWh cao hơn 17,7% so với khung giá mới. Theo MASVN, PC1 sẽ có hiệu quả đầu tư tốt hơn.
Ngoài ra, theo dự thảo quy hoạch điện VIII, điện gió là nguồn ưu tiên phát triển mạnh, tốc độ tăng trưởng hàng năm ước đạt 29,1%/năm trong giai đoạn 2020 - 2035 và 7,5%/năm trong giai đoạn 2035 - 2050 là động lực tăng trưởng cho ngành NLTT. Mục tiêu phát triển khoảng 16.121MW điện gió trên bờ và gần bờ, khoảng 7.000MW điện gió ngoài khơi vào năm 2030.
Tỷ trọng điện gió chiếm khoảng 15,8% tổng công suất hệ thống, trong đó điện gió ngoài khơi là 4,8%. PC1 đặt mục tiêu đến năm 2025, vận hành hiệu quả 350 MW NLTT, lũy kế điện thương phẩm đạt 7 tỷ kWh.
Dự án khai thác, chế biến khoáng sản Niken - Đồng của PC1 với quy mô công suất 600.000 tấn/năm dự báo sẽ vận hành thương mại và đóng góp doanh thu từ quý I/2023, hưởng lợi khi giá Niken vẫn đang neo ở mức cao (30.740 USD/tấn vào tháng 1/2023).
Về mảng bất động sản, các dự án chậm tiến độ kế hoạch 2022 (PC1 Gia Lâm, PC1 Định Công) kỳ vọng sẽ bắt đầu đóng góp doanh thu vào năm 2023, với quy mô doanh thu dự kiến trên 1.000 tỷ đồng. Ngoài ra, dự án khu công nghiệp Yên Phong 2A với tổng diện tích quy hoạch là 155ha, có thể cho thuê trong năm 2023, với mức giá thuê trung bình đạt 130 USD/m2/chu kỳ thuê.
Năm 2023, MASVN dự phóng doanh thu và lãi ròng của PC1 đạt 11.179 và 864 tỷ đồng, tăng 34% và 92% so với cùng kỳ. Biên lợi nhuận gộp tăng từ 19,2% lên 20,3% nhờ đóng góp từ mảng bất động sản và mảng niken. Doanh thu hoạt động xây lắp và thiết bị điện đạt 6.330 tỷ đồng tăng 31%. MASVN kỳ vọng doanh thu mảng niken của PC1 đạt 702 tỷ đồng.
EPS dự phóng năm 2023 ước đạt 3.185 đồng/cổ phiếu, tương ứng P/E dự phóng ở mức 8,6 lần. MASVN đánh giá tích cực dành cho PC1 nhờ vị thế hàng đầu trong lĩnh vực xây lắp điện; dự báo tốc độ tăng trưởng điện tiêu thụ đạt 8-9%/năm và việc nhà nước ưu tiên đẩy nhanh tiến độ giải ngân vốn đầu tư công.
(VNF) - Khu đất sắp đấu giá để thực hiện dự án Tổ hợp, thể thao giải trí và thương mại Hòa Xuân có diện tích rộng 101 ngàn m2.