Ngày hội thống nhất non sông
(VNF) - Ngắm nhìn các hoạt động trong Ngày hội thống nhất non sông qua ống kính máy ảnh của tác giả Nguyễn Hữu Tấn.
Công ty Chứng khoán Bản Việt (VCSC) cho biết hiện nay, giá photpho vàng tại Trung Quốc đã giảm từ mức cao kỷ lục khi tình trạng thiếu hụt điện năng tại quốc gia này hạ nhiệt. Cụ thể, giá photpho vàng tại Trung Quốc đã điều chỉnh còn 21.000 RMB/tấn sau khi tăng từ 17.000 lên 25.000 RMB/tấn vào vài tuần trước.
Một nhà máy sản xuất photpho tại tỉnh Vân Nam đã hoạt động trở lại khi đến mùa mưa, từ đó thúc đẩy sản lượng thủy điện của khu vực này. Tuy nhiên, giá photpho hiện tại của DGC và giá photpho tại Trung Quốc vẫn ở mức cao so với quý I/2021, cho thấy tiềm năng tăng đối với dự báo hiện tại của VCSC.
Đối với triển vọng dài hạn, công ty chứng khoán này cho rằng giá photpho vàng có thể tiếp tục tăng khi Trung Quốc tăng tốc kế hoạch giảm công suất photpho trong nước trong dài hạn nhằm ưu tiên nguồn cung photpho cho mục đích sử dụng trong nước thay vì xuất khẩu. Hưởng lợi chính từ xu hướng này phải kể đến Công ty Cổ phần Tập đoàn Hóa chất Đức Giang (HoSE: DGC).
Quý I/2021, DGC ghi nhận doanh thu gần 1.950 tỷ đồng, lợi nhuận sau thuế là 292 tỷ đồng, lần lượt tăng trưởng 28% và 46% so với cùng kỳ năm trước. Kết quả tích cực là nhờ sản lượng tiêu thụ các mặt hàng Phốt pho vàng, axit phosphoric trích ly, phân bón tăng, dẫn tới doanh thu tăng. So với kế hoạch kinh doanh 2021, doanh nghiệp đã hoàn thành 26,5% kế hoạch lợi nhuận cả năm.
VCSC hiện có khuyến nghị mua dành cho DGC với giá mục tiêu 84.000 đồng/cổ phiếu, tương ứng tổng mức sinh lời dự phóng 5,7%, bao gồm lợi suất cổ tức 2%.
Công ty Chứng khoán Mirae Asset Việt Nam (MASVN) nhận định, Công ty Cổ phần Thực phẩm Sao Ta (HoSE: FMC) hoạt động chính trong lĩnh vựcsản xuất kinh doanh tôm đông lạnh và nông sản xuất khẩu, với địa bàn hoạt động chủ yếu tại tỉnh Sóc Trăng.
FMC cũng là đơn vị xuất khẩu tôm đứng thứ 3 tại Việt Nam với diện tích vùng nuôi cũng như hệ thống nhà máy lớn và hiện đại bậc nhất Việt Nam. Trong đó, thị trường Mỹ, châu Âu và Nhật chính chiếm hơn 80% doanh thu xuất khẩu năm 2020.
Hiệp định EVFTA có hiệu lực từ 1/8/2020, đã tạo cơ hội thúc đẩy hoạt động xuất khẩu sang thị trường châu Âu. Ngoài ra, Bộ Thương mại Mỹ (DOC) cũng đã công bố mức thuế chính thức cho FMC trong lần rà soát hành chính (POR) lần thứ 16 là 0%. Đây là cơ hội để FMC có thể tiếp tục phát triển tại hai thị trường quan trọng này.
Về kết quả kinh doanh, quý I/2021, doanh thu và lãi ròng của FCM lần lượt đạt 969 tỷ và 31 tỷ đồng, lần lượt tăng 36% và giảm 33% cùng kỳ. Trong đó, biên lợi nhuận gộp giảm mạnh từ 9,9% xuống còn 7,7% do áp lực chi phí đầu vào tăng mạnh, nhưng giá bán lại không tăng; sản lượng tôm tiêu thụ đạt 3.850 tấn, tăng 35% cùng kỳ; chi phí bán hàng và quản lý doanh nghiệp tăng lần lượt 50% và 41% cùng kỳ.
FMC đã mở rộng vùng nuôi lên 270ha trong năm 2020, và tiếp tục mở rộng thêm 100ha trong năm 2021 để nâng tỷ lệ tự chủ vùng nguyên liệu đạt mức 30% trong năm 2021. Công suất hiện tại của FMC đạt 30.000 tấn/năm.
FMC đang đầu tư xây dựng 2 nhà máy mới, gồm nhà máy thủy sản Sao Ta với công suất 15.000 tấn/năm và nhà máy chế biến tôm Tam An công suất 5.000 tấn/năm, với kỳ vọng cả 2 nhà máy hoàn thành trong năm 2022 để nâng tổng công suất tăng gần 70% so với hiện tại, tạo động lực thúc đẩy tăng trưởng.
Năm 2021, doanh thu thuần và lãi ròng dự báo đạt 4.895 tỷ và 292 tỷ đồng, tăng trưởng 10,9% và 29,4% cùng kỳ; sản lượng tiêu thụ tôm ước đạt trên 18.700 tấn, tăng 8,5% cùng kỳ, qua đó đẩy doanh thu mảng tôm đạt 4.759 tỷ đồng, tăng 10,7% cùng kỳ;
Biên lợi nhuận gộp cải thiện từ 9,7% lên 10,2% nhờ cải thiện giá bán; sản lượng tiêu thụ nông sản ước đạt 1.368 tấn, tăng 13,9% cùng kỳ nhờ sự phục hồi nửa cuối 2021. EPS ước đạt 4.968 đồng, tương ứng P/E dự phóng 9,4 lần.
Công ty Chứng khoán Bản Việt (VCSC) đã tham dự đại hội cổ đông thường niên 2021 theo hình thức trực tuyến của Tổng công ty Thiết bị điện Việt Nam (HoSE: GEX) vào ngày 18/6. Tại đại hội, cổ đông đã thông qua kế hoạch lợi nhuận năm 2021 với doanh thu đạt 28.500 tỷ đồng (tăng trưởng 59%) và lợi nhuận trước thuế là 1.280 tỷ đồng (tăng trưởng 8% cùng kỳ).
VCSC cho rằng, kế hoạch lợi nhuận của GEX khá thận trọng, thấp hơn 15% so với dự báo của công ty chứng khoán này. Lưu ý rằng, kế hoạch này tương ứng lợi nhuận từ đánh giá lại tài sản không đáng kể từ việc hợp nhất VGC.
Bên cạnh đó, GEX đã công bố lợi nhuận trước thuế sơ bộ 6 tháng đầu năm 2021, với con số 891 tỷ đồng (tăng 68% cùng kỳ), đạt 59% dự báo cả năm và phù hợp kỳ vọng của VCSC. Ban lãnh đạo giải thích lợi nhuận tăng trưởng mạnh là do hợp nhất VGC.
Đại hội cổ đông cũng đã thông qua việc chia cổ tức bằng cổ phiếu năm 2020 là 9% mệnh giá (dựa trên số cổ phiếu sau khi tăng vốn; sẽ thực hiện trong quý III-IV/2021) đồng thời đề xuất mức cổ tức năm 2021 là 10% mệnh giá (doanh nghiệp không cho biết đây sẽ là cổ tức tiền mặt hay cổ phiếu).
Về hoạt động M&A, GEX sẽ mua thêm cổ phần tại Công ty Cổ phần Đầu tư Khu công nghiệp Dầu khí Long Sơn (UPCoM: PXL), một doanh nghiệp có vốn hóa thị trường hơn 800 tỷ đồng, để nắm quyền chi phối. Ngoài ra, GEX muốn tiến hành IPO cho các công ty con của GEX dựa trên giả định rằng GEX vẫn có quyền kiểm soát.
Đáng chú ý, GEX dự kiến sẽ thực hiện thành công kế hoạch tăng vốn cổ phần, phát hành 293 triệu cổ phiếu cho cổ đông hiện hữu và tăng vốn cổ phần từ 4.900 tỷ đồng lên 7.800 tỷ đồng vào năm 2021. Giá chào bán là 12.000 đồng/cổ phiếu, phương thức phát hành sẽ thông qua phát hành quyền theo tỷ lệ 10:6 (10 cổ phiếu hiện hữu được quyền mua 6 cổ phiếu mới).
Hiện VCSC có khuyến nghị khả quan đối với GEX, giá mục tiêu là 30.000 đồng/cổ phiếu, tương đương tổng mức sinh lời 30%.
(VNF) - Ngắm nhìn các hoạt động trong Ngày hội thống nhất non sông qua ống kính máy ảnh của tác giả Nguyễn Hữu Tấn.