Thâm nhập khu đất xây dựng Tổ hợp Hòa Xuân hơn 3.500 tỷ ở Đà Nẵng
(VNF) - Khu đất sắp đấu giá để thực hiện dự án Tổ hợp, thể thao giải trí và thương mại Hòa Xuân có diện tích rộng 101 ngàn m2.
Công ty Chứng khoán SSI (SSI) cho biết, ngày 4/6 qua, Công ty Kris Energy, đối tác nước ngoài của Tổng công ty Cổ phần Khoan và Dịch vụ khoan Dầu khí (HoSE: PVD) đã đệ đơn lên tòa án đảo Cayman xin thanh lý tài sản do không có khả năng thanh toán các khoản nợ.
Trong số các nguyên nhân, tỷ lệ thu hồi dầu (sản lượng dầu khai thác) tại Aspara GĐ 1A tại Campuchia thấp hơn ước tính. Tại thời điểm cuối quý I/2021, Kris Energy Singapore chỉ có 485 triệu USD tài sản, trong khi nợ đã tăng lên 831 triệu USD. Kris Energy Campuchia (Aspara) sở hữu 95% cổ phần Kris Energy Singapore và còn lại do Chính phủ Campuchia sở hữu.
Trong khi đó, PVD là nhà thầu khoan cho dự án này tại Campuchia, bắt đầu khoan 6 giếng khoan trong giai đoạn từ tháng 10/2020 đến tháng 2/2021 sử dụng giàn JU PVD III.
Kết thúc quý I/2021, PVD có 107 tỷ đồng khoản phải thu đối với Kris Energy Campuchia. Theo ban lãnh đạo, Kris Energy Campuchia đã trả đủ 9 triệu USD doanh thu khoan, trong khi 107 tỷ đồng các khoản phải thu gần đây đã ghi nhận vào doanh thu và vẫn trong thời hạn thanh toán.
SSI cho rằng, PVD có thể không phải trích lập dự phòng ngay trong quý II/2021. Ngoài ra, vẫn có khả năng PVD cần trích lập dự phòng nếu tỷ lệ thu hồi dầu ở mức thấp có thể ảnh hưởng đến việc thực hiện nghĩa vụ tài chính của Kris Energy Campuchia.
Lưu ý, cuối quý I/2021, PVD có khoảng 100 tỷ đồng chi phí dự phòng nợ xấu, chủ yếu từ PVEP và PVEP POC. Các khoản phải thu của Kris Energy, nếu được trích lập đầy đủ sẽ làm con số này tăng gấp đôi.
Theo SSI, trong trường hợp này PVD sẽ gặp khó khăn trong việc hoàn thành kế hoạch kinh doanh hiện tại. Mặc dù vậy, tổng khoản phải thu từ Kris Energy không đáng kể so với 13.900 tỷ đồng vốn chủ sở hữu của PVD tại thời điểm quý I/2021.
SSI nhận định, việc Kris Energy phá sản sẽ là yếu tố cản trở triển vọng lợi nhuận năm 2021 của PVD. Trong trường hợp PVD quyết định trích lập dự phòng toàn bộ 107 tỷ đồng, lợi nhuận sau thuế 2021 của PVD có thể giảm còn 90 tỷ đồng (giảm 50% so với năm 2020), đây là yếu tố tiêu cực, ảnh hưởng đến tâm lý thị trường đối với cổ phiếu.
Tuy nhiên trên thị trường, SSI vẫn khuyến nghị trung lập với giá mục tiêu 23.000 đồng/cổ phiếu dành cho PVD. Định giá của công ty chứng khoán này dựa trên phương pháp DCF nên không chịu ảnh hưởng nhiều từ việc trích lập dự phòng nêu trên.
Công ty Chứng khoán Mirae Asset Việt Nam (MASVN) đánh giá mảng tôn mạ của Tập đoàn Hòa Phát (HoSE: HPG) hiện đang được hưởng lợi lớn từ sự mở cửa lại của các nước trên thế giới. MASVN dự phóng mảng tôn mạ năm 2021 của HPG sẽ chạy toàn bộ công suất, tương đương sản lượng 400.000 tấn.
Trong khi đó, giá quặng sắt trung bình nửa đầu năm 2021 đã tăng lên mức 173 USD/tấn, tức 101% so với cùng kỳ. Qua đó giúp HPG đã cải thiện mạnh mẽ lợi nhuận nhờ lượng hàng tồn kho giá trẻ trong quý I/2021. Ngoài ra, các nhà sản xuất lớn trên thế giới như Vale, BHP hay Rio Tinto đều không có kế hoạch mở rộng sản xuất, nhưng các nước Bắc Mỹ, châu Âu hay Trung Quốc đều đã và đang khôi phục lại sản xuất sau đại dịch, như vậy nhu cầu quặng sắt sẽ tiếp tục gia tăng.
Bên cạnh đó, giá thép xây dựng tăng lên mức 17,2 triệu/tấn trong tháng 6, cao hơn 40% so với đầu năm 2021. Giá quặng lẫn HRC đều có những mức tăng rất mạnh trên 40% trong cùng khoảng thời gian, qua đó MASVN nâng dự phóng doanh thu năm 2021 của HPG thêm 12%, xấp xỉ gần 170.000 tỷ đồng, tăng 88% so với năm 2020.
Trong đó, doanh thu mảng thép xây dựng đạt 57.487 tỷ đồng, ống thép và tôn mạ đạt 36.942 tỷ đồng và thép cuộn cán nóng đạt 46.976 tỷ đồng, lần lượt tăng 35% và 788% so vứi cùng kỳ.
Dự phóng lợi nhuận ròng năm 2021 đạt kỷ lục với 28.063 tỷ đồng, tăng 107% cùng kỳ. Dự phóng biên lợi nhuận gộp và lợi nhuận ròng sẽ lần lượt đạt 22,7% và 16,5%, trong khi đó cùng kỳ đạt 21% và 15%.
Kết thúc quý I/2021, HPG ghi nhận doanh thu và lợi nhuận sau thuế tăng trưởng mạnh mẽ, với 31.176 tỷ đồng (tăng 62%) và 7.005 tỷ đồng (tăng 204% so với quý I/2020).
Hiện MASVN khuyến nghị mua HPG và nâng giá mục tiêu lên 66.600 đồng/cổ phiếu, tương đương tỷ suất sinh lời 25,2% so với giá đóng cửa 15/6.
Công ty Chứng khoán Bản Việt (VCSC) cho biết, kết thúc quý I vừa qua, Công ty Cổ phần Dịch vụ Hàng hóa Sài Gòn (HoSE: SCS) đạt mức tăng trưởng khá cao với doanh thu bán hàng hơn 196 tỷ đồng, tăng 6,77%. Khấu trừ chi phí, lợi nhuận trước thuế đạt 147 tỷ đồng, tăng 13,53%. Lợi nhuận sau thuế quý 1/2021 đạt 137,3 tỷ đồng, tăng 13% cùng kỳ 2020. Biên lợi nhuận SCS ở mức hơn 79%.
Doanh nghiệp vừa có thông báo sẽ trả 5.000 đồng/cổ phiếu cổ tức tiền mặt còn lại. Ngày đăng ký cuối cùng là ngày 30/6/2021 và ngày thanh toán dự kiến là ngày 15/7/2021. Bao gồm đợt tạm ứng 3.000 đồng/cổ phiếu cổ tức tiền mặt năm 2020 vào tháng 12/2020, tổng cổ tức tiền mặt cho năm 2020 ở mức 8.000 đồng/cổ phiếu, tương ứng lợi suất cổ tức là 6%. Mức cổ tức này cao hơn dự báo của VCSC là 7.000 đồng/cổ phiếu.
Bên cạnh đó, tại đại hội cổ đông thường niên 2021 diễn ra vào ngày 8/6, các cổ đông của SCS cũng đã thông qua mức cổ tức trị giá 36% mệnh giá cho năm tài chính 2021, dự kiến sẽ được trả dưới dạng cổ tức tiền mặt (cụ thể là 3.600 đồng/cổ phiếu).
VCSC lưu ý rằng SCS thường đặt kế hoạch chia cổ tức thận trọng và sau đó trả cổ tức cao hơn dự kiến. Công ty chứng khoán này dự báo cổ tức tiền mặt năm 2021 của SCS đạt 9.000 đồng/cổ phiếu, tương đương lợi suất cổ tức là 6,8%.
Hiện VCSC đang có khuyến nghị mua dành cho SCS với giá mục tiêu là 165.600 đồng/cổ phiếu, tương ứng tổng mức sinh lời dự phóng là 31%, bao gồm lợi suất cổ tức 6,8%.
(VNF) - Khu đất sắp đấu giá để thực hiện dự án Tổ hợp, thể thao giải trí và thương mại Hòa Xuân có diện tích rộng 101 ngàn m2.