Thâm nhập khu đất xây dựng Tổ hợp Hòa Xuân hơn 3.500 tỷ ở Đà Nẵng
(VNF) - Khu đất sắp đấu giá để thực hiện dự án Tổ hợp, thể thao giải trí và thương mại Hòa Xuân có diện tích rộng 101 ngàn m2.
Công ty Chứng khoán Dầu khí (PSI) nhận định, giá khí nguyên liệu, giá phân bón sẽ tăng cao trong năm 2021. Theo đó, giá dầu dự báo tăng ở mức trung bình 60 USD/thùng khiến giá khí nguyên liệu tăng cao. Đồng thời, nguồn cung phân bón đang hạn chế do thiếu hụt từ lượng nhập khẩu, nhất là từ thị trường Trung Quốc và việc nông sản được giá cũng là yếu tố hỗ trợ gia tăng nhu cầu sử dụng phân bón.
Trong bối cảnh đó, Công ty Cổ phần Phân bón Dầu khí Cà Mau (HoSE: DCM) ghi nhận kết quả kinh doanh khá thuận lợi từ quý đầu năm. Năm 2021, DCM đặt mục tiêu sản xuất kinh doanh thận trọng khi các chỉ tiêu đều thấp hơn tương đối so với số thực hiện năm 2020.
Sau quý I/2021, DCM ghi nhận 1.873 tỷ đồng doanh thu thuần, 152 tỷ đồng lợi nhuận sau thuế, hoàn thành 77% chỉ tiêu lợi nhuận cả năm (197,4 tỷ đồng). Một trong những yếu tố hỗ trợ DCM, đó là giá phân bón trung bình trong quý đã tăng 18%, bù đắp chi phí giá khí.
Giá phân bón thành phẩm Ure trung bình theo công bố từ DCM là 7.067 đồng/kg trong quý I/2021, tương ứng tăng 18% so với mức giá 6.000 đồng/kg so với cùng kỳ năm trước.
Với kế hoạch kinh doanh thận trọng, DCM đã thông qua qua kế hoạch chi trả cổ tức 2021 dự kiến ở mức 5%.
Trên thị trường, PSI khuyến nghị mua DCM với giá mục tiêu 22.900 đồng/cổ phiếu theo phương pháp chiết khấu dòng tiền, tương ứng với giả định mảng kinh doanh NPK đóng góp vào tăng trưởng 5% doanh thu mỗi năm trong ba năm tiếp theo.
Công ty Chứng khoán Bản Việt (VCSC) cho biết, Công ty Cổ phần Vĩnh Hoàn (HoSE: VHC) đã công bố kết quả kinh doanh tháng 5/2021, với doanh thu thuần theo cơ sở so sánh tương đương (không bao gồm Sa Giang, công ty sản xuất bánh phồng tôm hàng đầu đã trở thành công ty con của VHC vào cuối tháng 1/2021) tăng mạnh 35% so với cùng kỳ, chủ yếu nhờ doanh số cá tra phi lê đông lạnh và các sản phẩm có liên quan (cá tẩm bột, bột cá, mỡ cá và thức ăn thủy sản) tăng trưởng 43%.
VCSC lưu ý rằng doanh số của VHC chịu ảnh hưởng mạnh nhất từ dịch Covid-19 trong quý II/2020. Trong khi đó, doanh thu từ mảng collagen và gelatin (C&G) lần lượt giảm 26% và 21% so với tháng 4/2021. Ban lãnh đạo cho rằng các mức giảm này đến từ biến động hàng tháng.
Lũy kế 5 tháng năm 2021, doanh số cá tra phi lê đông lạnh và các sản phẩm liên quan tăng 24% so với cùng kỳ trong khi doanh số C&G tăng 12%. Tính theo thị trường, giá trị xuất khẩu sang Mỹ của VHC tăng mạnh 188% so với cùng kỳ trong tháng 5/2021 và 32% so với cùng giai đoạn trong 5 tháng năm 2021 từ mức cơ sở thấp.
Tương tự, giá trị xuất khẩu sang Trung Quốc tăng 9% so với cùng kỳ trong tháng 5/2021 và 100% so với cùng giai đoạn trong 5 tháng năm 2021. Mặt khác, giá trị xuất khẩu sang thị trường Châu Âu giảm 22% so với cùng kỳ trong tháng 5/2021 và 2% so với cùng giai đoạn trong 5 tháng năm 2021.
Nhìn chung, kết quả kinh doanh 5 tháng năm 2021 của VHC thấp hơn kỳ vọng của VCSC ở mảng C&G. Do đó, công ty chứng khoán này nhận thấy rủi ro điều chỉnh giảm dự báo hiện tại, dù cần thêm đánh giá chi tiết.
Hiện VCSC đang có khuyến nghị khả quan cho VHC với giá mục tiêu 45.000 đồng/cổ phiếu, tương ứng tổng mức sinh lời dự phóng 4%, bao gồm lợi suất cổ tức 2,3%, dựa theo giá đóng cửa phiên gần nhất của VHC.
Công ty Chứng khoán Yuanta Việt Nam (Yuanta) cho biết, quý I/2021, Công ty Cổ phần Nước - Môi trường Bình Dương (HoSE: BWE) ghi nhận doanh thu thuần 675 tỷ đồng, giảm 8% cùng kỳ và lợi nhuận sau thuế đạt 178 tỷ, tăng 35% cùng kỳ.
Sau quý đầu năm, BWE đã hoàn thành 19% kế hoạch doanh thu và 34% kế hoạch lợi nhuận năm 2021.
Trong quý I, lợi nhuận tăng mạnh nhờ biên lợi nhuận tiếp tục tăng lên mức 45,5% so với 38,3% cùng kỳ năm 2020. Ngoài ra, BWE ghi nhận doanh thu 21 tỷ từ cổ tức Công ty Chánh Phú Hòa và hoàn nhập 30 tỷ vào khoản dự phòng tổn thất đầu tư trước đó.
Yuanta đánh giá BWE là một công ty đang tăng trưởng với doanh thu, lợi nhuận tăng trưởng liên tục trong 5 năm qua, tỷ lệ CAGR trung bình lần lượt là 21,9% và 22,1%. Cùng với đó, biên lợi nhuận gộp liên tục cải thiện trong 5 năm qua lên mức 40,9% cho 2020 và 45,5% cho quý I/2021.
Động lực tăng trưởng trong 2021 của BWE là nhà máy nước Tân Uyên, Uyên Hưng, Chơn Thành (vận hành từ 2020), hệ thống nước Nam Thủ Dầu 1 (vận hành 2021), lò đốt rác Nam Bình Dương (vận hành 2021).
Trong trung hạn, tăng trưởng BWE được hỗ trợ bởi các dự án nhà máy nước Tân Hiệp (dự kiến vận hành 2022), nhà máy sản xuất phân compost (dự kiến vận hành 2022). BWE định hướng sẽ mở rộng mảng xử lý nước thải cho các khu công nghiệp, hiện chỉ chiếm 4% doanh thu
Với sự phát triển mạnh mẽ các khu công nghiệp ở Bình Dương, Yuanta đánh giá chiến lược của BWE là rất khả thi.
Trên thị trường, ở mức giá đóng cửa hiện tại, BWE đang được giao dịch tại mức P/E là 9.3 lần (tương ứng EPS là 3.483 đồng), thấp hơn trung bình ngành là 13.2 lần. Đồ thị giá của BWE đạt mức cao nhất 52 tuần với khối lượng giao dịch tăng gấp 2,2 lần so với khối lượng giao dịch trung bình 20 phiên.
Đồng thời, đồ thị giá có dấu hiệu bước vào giai đoạn biến động mạnh theo chiều hướng tích cực và xu hướng ngắn hạn vẫn duy trì ở mức tăng. Tuy nhiên, Yuanta chỉ khuyến nghị các nhà đầu tư ngắn và trung hạn chỉ nên xem xét nắm giữ với tỷ trọng thấp dành cho BWE.
(VNF) - Khu đất sắp đấu giá để thực hiện dự án Tổ hợp, thể thao giải trí và thương mại Hòa Xuân có diện tích rộng 101 ngàn m2.