Thâm nhập khu đất xây dựng Tổ hợp Hòa Xuân hơn 3.500 tỷ ở Đà Nẵng
(VNF) - Khu đất sắp đấu giá để thực hiện dự án Tổ hợp, thể thao giải trí và thương mại Hòa Xuân có diện tích rộng 101 ngàn m2.
Công ty Chứng khoán Dầu khí (PSI) cho biết quý I/2021, Công ty Cổ phần FECON (HoSE: FCN) ghi nhận kết quả tích cực với doanh thu thuần đạt 580,2 tỷ đồng, tăng 35% so với cùng kỳ, mặc dù chi phí giá vốn tăng cao hơn so với doanh thu nhưng lợi nhuận gộp vẫn đạt 104 tỷ đồng, tăng 29,6%.
Trước khó khăn từ những ảnh hưởng của dịch Covid-19, FCN vẫn ghi nhận những kết quả tích cực nhờ doanh thu từ hoạt động xây dựng tăng mạnh và cùng với mảng nền móng chiếm gần 80% tổng doanh thu; đồng thời, nguồn việc thực hiện dồi dào từ các dự án điện gió chuyển tiếp từ 2020 đã bắt đầu có sản lượng đáng kể.
Được biết, tổng giá trị hợp đồng ký mới của FCN trong 2020 tính đến hết tháng 10 đạt trên 5.169 tỷ. PSI cho rằng, doanh nghiệp có khả năng hoàn thành kế hoạch doanh thu 4.000 tỷ đồng trong năm 2021.
Theo đó, kế hoạch kinh doanh năm 2021 của FCN dự kiến doanh thu hợp nhất đạt 3.900 tỷ đồng (tăng 23,9% so với năm ngoái) và lợi nhuận sau thuế đạt 175 tỷ đồng (tăng trưởng 31,5%).
Theo PSI đánh giá, FCN có khả năng hoàn thành kế hoạch đặt ra do backlog dự án chuyển tiếp từ 2020 đạt 1.900 tỷ và năm 2021, chính phủ sẽ thúc đẩy giải ngân đầu tư công, các dự án dự án cơ sở hạ tầng. Mặt khác, nguồn công việc vẫn tiếp tục dồi dào khi FCN dự kiến ký tiếp các hợp đồng thi công mới trong quý II với tổng giá trị khoảng 1.000 tỷ đồng
PSI thực hiện định giá cổ phiếu FCN dựa theo các phương pháp phương pháp so sánh P/E, P/B và EV/EBITDA, đưa ra mức giá mục tiêu là 14.600 đồng/cổ phiếu, đồng thời khuyến nghị mua dành cho cổ phiếu này.
Công ty Chứng khoán SSI (SSI) cho biết, doanh thu quý I/2021 của Công ty Cổ phần Xi măng Hà Tiên 1 (HoSE: HT1) gần như không đổi so với cùng kỳ, ở mức 1.700 tỷ đồng.
Tuy nhiên, lợi nhuận trước thuế của doanh nghiệp giảm 9,5% còn 95 tỷ đồng, chủ yếu do biên lợi nhuận gộp giảm trong bối cảnh áp lực cạnh tranh tăng lên tại thị trường nội địa.
Bên cạnh đó, HT1 ghi nhận tăng trưởng sản lượng tiêu thụ tích cực trong khi biên lợi nhuận giảm. Sản lượng tiêu thụ xi măng của HT1 tăng 7,6% lên 1,5 triệu tấn, tốt hơn nhiều so với tăng trưởng 2% của toàn thị trường nội địa.
Tăng trưởng của HT1 là do giá bán giảm 2% so với quý trước. Tuy nhiên, biên lợi nhuận gộp của doanh nghiệp trong quý là 13,8%, mức thấp nhất từ quý II/2019, giảm 3,2 điểm phần trăm so với cùng kỳ, chủ yếu do giá xi măng giảm gần 6% so với cùng kỳ.
Do đó, mặc dù tăng trưởng sản lượng tiêu thụ tích cực, nhưng lợi nhuận gộp giảm 18,9% so với cùng kỳ còn 240 tỷ đồng. Dù cho sản lượng xuất khẩu của Việt Nam tăng trưởng mạnh 37,3% so với cùng kỳ (chủ yếu do thị trường Trung Quốc tăng 86%), thế nhưng tăng trưởng nhu cầu trong nước chậm và công suất trong nước tăng gần 7% từ cuối 2020 dẫn đến cạnh tranh gay gắt tại thị trường trong nước, tác động tiêu cực đến biên lợi nhuận ngành trong các quý vừa qua.
Một điểm sáng trong quý I/2021, đó là chi phí lãi vay giảm xuống mức thấp nhất 10 năm. Theo đó, chi phí lãi vay giảm 45% so với cùng kỳ còn 31 tỷ đồng, do nợ vay giảm 807 tỷ đồng trong bốn quý vừa qua. Tỷ lệ nợ/vốn chủ sở hữu giảm về mức an toàn là 0,41 lần, từ mức 0,5 lần trong quý I/2020.
SSI điều chỉnh ước tính sản lượng tiêu thụ năm 2021 của HT1 từ 7 triệu tấn lên 7,1 triệu tấn, tăng 6,5% so với cùng kỳ. Tuy nhiên, điều chỉnh giảm nhẹ 0,6% giá bán trung bình còn 1,1 triệu đồng/tấn (giảm 2% cùng kỳ).
Theo đó, doanh thu và lợi nhuận trước thuế năm 2021 ước tính đạt 8.300 tỷ đồng (tăng 4,1%) và 750 tỷ đồng (giảm 2,3% cùng kỳ).
Trên thị trường, tại mức giá 15.800 đồng/cổ phiếu, HT1 đang giao dịch tại P/E 2021 và 2022 là 11,2 lần và 10,2 lần. SSI đưa ra khuyến nghị trung lập với giá mục tiêu 1 năm là 16.400 đồng/cổ phiếu, dựa trên P/E và EV/EBITDA mục tiêu là 10 lần và 5 lần cho HT1.
Công ty Chứng khoán Phú Hưng (PHS) nhận định, Công ty Cổ phần Gemadept (HoSE: GMD) có kết quả kinh doanh tích cực trong quý I/2021 so với cùng kỳ năm ngoái, với doanh thu thuần tăng trưởng 14%, đạt 687 tỷ đồng và lợi nhuận sau thuế tăng trưởng 40%, đạt 172 tỷ đồng.
PHS dự phóng năm 2021, GMD sẽ đạt 2.760 tỷ đồng doanh thu (tăng trưởng 6% cùng kỳ) và lợi nhuận sua thuế đạt 541 tỷ đồng (tăng 24%) nhờ lãi từ các công ty liên kết cũng được cải thiện trong năm.
PHS cho rằng, cảng Gemalink sẽ là động lực thúc đẩy kết quả kinh doanh của GMD trong tương lai. Kể từ lúc đón chuyến tàu thương mại đầu tiên vào tháng 1 năm 2021, doanh nghiệp đã hoàn thiện dần cơ sở hạ tầng của cảng. Dự kiến, cảng sẽ khai trương chính thức vào quý II này.
Ban lãnh đạo tin rằng cảng có thể vận hành được 80% công suất trong năm 2021, điều này sẽ mang lại lợi nhuận cho Gemalink trong năm đầu tiên vận hành. Bên cạnh đó, GMD có tham vọng gia tăng công suất cảng trong năm 2021.
Trong bối cảnh giao thương tại các cụm cảng Hải Phòng và Bà Rịa Vũng Tàu diễn ra sôi nổi, GMD có kế hoạch mở rộng công suất tại cảng Nam Hải Đình Vũ và bắt đầu Gemalink giai đoạn 2 ngay trong năm 2021.
PHS cũng cho biết, là 1 trong những doanh nghiệp cung cấp dịch vụ logistics hàng đầu, GMD sẽ được hưởng lợi từ sự phát triển ngành bán lẻ và phát triển hạ tầng tại Việt Nam. Hiện tại, GMD là một trong những doanh nghiệp cung cấp dịch vụ vận chuyển cho việc xây dựng tuyến Metro 1 tại TP. HCM.
Trên thị trường, bằng phương pháp SoTP, PHS đưa ra giá hợp lý cho cổ phiếu GMD là 54.800 đồng/cổ phiếu. Từ đó, khuyến nghị mua cho cổ phiếu này với tỷ suất sinh lời tương ứng là 36%.
Tuy nhiên, lưu ý rằng cảng Gemalink mới vận hành sẽ còn nhiều rủi ro phía trước có thể ảnh hưởng đến kỳ vọng của thị trường; dịch bệnh toàn cầu kéo dài hơn khiến cho các hoạt động giao thương xuất nhập khẩu giữa các nước bị hạn chế và những thay đổi chính sách về hạ tầng có thể ảnh hưởng đến doanh nghiệp.
(VNF) - Khu đất sắp đấu giá để thực hiện dự án Tổ hợp, thể thao giải trí và thương mại Hòa Xuân có diện tích rộng 101 ngàn m2.