'Thăm' khu đất xây 365 căn nhà ở xã hội ngay trong nội đô Hà Nội
(VNF) - Dự án nhà ở xã hội NO1 thộc Khu đô thị mới Hạ Đình, phường Hạ Đình, quận Thanh Xuân và xã Tân Triều, huyện Thanh Trì, thành phố Hà Nội.
Công ty Chứng khoán Bản Việt (VCSC) vừa tăng giá mục tiêu của Ngân hàng TMCP Quân Đội (HoSE: MBB) thêm 39% lên 40.800 đồng/cổ phiếu, tuy nhiên vẫn duy trì khuyến nghị phù hợp thị trường do thị giá cổ phiếu đã tăng gần 50% trong 3 tháng qua. Mức giá mục tiêu mới tương ứng với P/B dự phóng 2021 là 1,72 lần.
VCSC nâng giá mục tiêu là do nâng dự báo tổng thu nhập ròng cho giai đoạn 2021-2025 của MBB thêm 12% so với dự báo trước đó và tăng P/B mục tiêu từ 1,3 lần lên 1,8 lần; đồng thời, ghi nhận mức giảm 50 điểm cơ bản trong chi phí vốn chủ sở hữu (còn 12,5% so với mức 13% trước đây) và cập nhật mô hình định giá mục tiêu đến giữa năm 2022.
Theo đó, công ty chứng khoán này tăng dự phóng thu nhập ròng năm 2021 của MBB thêm 16% lên 12.700 tỷ đồng (tăng 48% cùng kỳ) so với dự báo trước đó do lợi nhuận từ hoạt động kinh doanh trước dự phòng (PPOP) tăng 8,6% và mức giảm 6,4% trong giả định chi phí dự phòng.
Bên cạnh đó, VCSC dự báo tăng trưởng cho vay năm 2021 đạt 20% cùng kỳ với các khoản vay mua nhà và cho vay các dự án phát điện là động lực dẫn dắt chính. Đồng thời, MBB sẽ không có bất kỳ khoản vay nào được tái cơ cấu theo Thông tư 01 vào cuối năm 2021.
Theo quan điểm của VCSC, chi phí dự phòng liên quan đến các khoản vay được tái cơ cấu sẽ không ảnh hưởng đáng kể đến lợi nhuận của MBB. Yếu tố hỗ trợ cho MBB hiện nay là tỷ lệ cho vay bán lẻ trong dư nợ vay hợp nhất tăng cao hơn dự kiến; diễn biến tốt hơn kỳ vọng của các khoản vay được tái cơ cấu có thể yêu cầu chi phí dự phòng thấp hơn.
Ngược lại, cũng tồn tại một số rủi ro như tỷ lệ CASA giảm và rủi ro thực hiện trong quá trình phát triển của MCredit; không thể kiểm soát nợ xấu và chi phí tín dụng và dịch Covid-19 kéo dài dẫn đến tỷ lệ nợ xấu cao hơn.
Công ty Chứng khoán Ngân Hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam (BCS) cho biết, Công ty Cổ phần Tập đoàn C.E.O (HNX: CEO) đã ghi nhận kết quả kinh doanh năm 2020 rất kém tích cực, với doanh thu giảm 71% so với cùng kỳ, còn 1.324 tỷ đồng; doanh nghiệp lỗ sau thuế 103 tỷ đồng, trong khi cùng kỳ lãi 607 tỷ đồng.
Nguyên nhân chủ yếu đến từ ảnh hưởng của dịch bệnh Covid-19 khiến cho doanh thu của mảng cung cấp dịch vụ suy giảm, chủ yếu ở mảng quản lý khách sạn.
Bước sang năm 2021, kết quả kinh doanh quý I của CEO vẫn tiếp tục đi xuống do ảnh hưởng từ đại dịch, với khoản lỗ sau thuế công ty mẹ hơn 18 tỷ đồng, doanh thu giảm hơn một nửa còn 142 tỷ đồng.
Dựa trên quan điểm thận trọng và tình hình kinh doanh ảm đạm năm 2020 và quý I/2021, cũng như việc CEO chưa đưa ra kế hoạch kinh doanh năm 2021 và tài liệu đại hội cổ đông, BSC sử dụng phương pháp P/B để định giá CEO với giá mục tiêu 12.500 đồng/cổ phiếu, tăng 10,6% so với giá đóng cửa ngày 7/6.
Công ty chứng khoán này khuyến nghị khả quan dành cho CEO, dựa trên giả định áp dụng mức P/B là 1,2 lần, thấp hơn so với mức P/B bình quân ngành là 2,2 lần và cao hơn mức bình quân 5 năm là 0,83 lần do quy mô của doanh nghiệp quỹ đất cải thiện đáng kể so với giai đoạn 5 năm trước.
Cùng với đó, do CEO sở hữu quỹ đất có quy mô lớn so với quy mô doanh nghiệp, tuy nhiên khả năng triển khai và thực hiện dự án liên tục gối đầu còn yếu, thông qua việc doanh thu bất động chỉ ghi nhận mức tăng trưởng đột biến vào 2019. Bởi vậy, BSC đưa ra mức chiết khấu là 10% dựa trên rủi ro triển khai dự án.
Công ty Chứng khoán Phú Hưng (PHS) nhận định, mặc dù dịch Covid-19 tái bùng phát dịch trong quý I/2021 tại một số địa phương, nhưng Công ty Cổ phần Nhựa An Phát Xanh (HoSE: AAA) vẫn ghi nhận kết quả kinh doanh vượt trội với doanh thu thuần đạt 2.284 tỷ đồng (tăng 45% cùng kỳ) nhờ hưởng lợi từ giá hạt nhựa tăng và đóng góp thêm từ mảng bao bì công nghiệp.
Lợi nhuận sau thuế của doanh nghiệp tăng trưởng 43% so với quý I/2020, cán mốc 90 tỷ đồng do tăng sản lượng bán bao bì, cải thiện hiệu quả mảng thương mại hạt nhựa cùng sản xuất hạt nhựa phụ gia và tăng đóng góp từ mảng bất động sản.
Năm 2021, PHS dự báo sản lượng tiêu thụ bao bì công nghiệp của AAA dự kiến sẽ tăng gần gấp 3 lần từ 3.500 tấn lên 9.600 tấn nhờ sự đóng góp của công ty con An Vinh với công suất hoạt động dự kiến là 80% (tăng 20% công suất so với năm 2020). Ước tính doanh thu mảng bao bì công nghiệp đóng góp trong tổng doanh thu mảng sản xuất của AAA khoảng 13%.
Bên cạnh đó, mảng bất động sản sẽ là động lực tăng trưởng mới trong năm nay. Theo đó, AAA có kế hoạch cho thuê 10 ha còn lại từ khu công nghiệp công nghệ cao An Phát. Ngoài ra, doanh nghiệp đã được cấp giấy phép đầu tư khu công nghiệp An Bình Quốc Tuấn, đã được đổi tên thành khu công nghiệp An Phát 1.
Dự án này có diện tích là 180 ha, lớn gấp 5 lần khu công nghiệp An Phát Complex. AAA dự kiến bắt đầu cho thuê đất tại khu công nghiệp mới này vào cuối năm 2021 với giá cho thuê dự kiến là 75-90 USD/m2. Ước tính, mảng bất động sản sẽ đem về 165 tỷ đồng lợi nhuận, tăng 275% so với cùng kỳ trong năm 2021.
PHS kỳ vọng, năm 2021 AAA sẽ đạt 9.185 tỷ đồng doanh thu (tăng 28%) và 413 tỷ đồng lợi nhuận sau thuế, tăng 46% so với thực hiện năm 2020. Trên cơ sở phân tích, với phương pháp định giá DCF và P/E, PHS khuyến nghị mua cổ phiếu AAA với mức giá hợp lý khoảng 21.500 đồng/cổ phiếu, cao hơn 34% so với thị giá ngày 7/6.
(VNF) - Dự án nhà ở xã hội NO1 thộc Khu đô thị mới Hạ Đình, phường Hạ Đình, quận Thanh Xuân và xã Tân Triều, huyện Thanh Trì, thành phố Hà Nội.