Thâm nhập khu đất xây dựng Tổ hợp Hòa Xuân hơn 3.500 tỷ ở Đà Nẵng
(VNF) - Khu đất sắp đấu giá để thực hiện dự án Tổ hợp, thể thao giải trí và thương mại Hòa Xuân có diện tích rộng 101 ngàn m2.
Dựa trên kết quả kinh doanh sơ bộ năm 2020 vừa được PTB công bố, VCSC ước tính riêng quý IV/2020, lợi nhuận trước thuế của công ty giảm 13% so với cùng kỳ nhưng tăng 13% so với quý II lên 148 tỷ đồng. Lũy kế năm 2020, doanh thu của PTB ước đạt 5.700 tỷ đồng (tăng 2% so với cùng kỳ) và lợi nhuận trước thuế đạt 463 tỷ đồng (giảm 16%).
VCSC cho biết, lợi nhuận trước thuế năm 2020 của PTB tụt giảm là do lợi nhuận từ mảng đại lý ô tô giảm 93% so với năm 2019, bởi ảnh hưởng của dịch Covid-19 đối với sản lượng tiêu thụ ô tô trong nước; và lợi nhuận từ mảng đá cũng giảm 33% trong bối cảnh nhu cầu đá granite trong nước giảm.
Trong năm 2020, để giảm bớt lượng đá tồn kho và tăng dòng tiền, PTB đã gia tăng mức chiết khấu giá, dẫn đến biên lợi nhuận trước thuế giảm 7 điểm phần trăm so với cùng kỳ, đạt 16,4%. Tuy nhiên, ban lãnh đạo PTB cho biết biên lợi nhuận trước thuế mảng đá tăng đạt 20,4% trong quý IV/2020 so với mức 15,3% trong 9 tháng năm 2020 nhờ giảm các khoản chiết khấu giá.
Trong khi đó, mảng gỗ ghi nhận doanh thu và lợi nhuận trước thuế tăng vọt lần lượt 44% (quý IV/2020 tăng 30% so với cùng kỳ) và 48% so với năm trước (quý IV/2020 tăng 13%) nhờ hoạt động mua sắm đồ nội thất trực tuyến mạnh mẽ tại Mỹ.
Cũng theo Tổng cục Hải quan Việt Nam, xuất khẩu sản phẩm gỗ của Việt Nam đã tăng 23% so với cùng kỳ trong năm 2020. Theo ban lãnh đạo, PTB diễn biến vượt trội hơn so với ngành trong năm 2020 đến từ doanh số bán hàng online mạnh mẽ cho các khách hàng của PTB tại Mỹ.
Nhìn chung, lợi nhuận trước thuế sơ bộ năm 2020 của PTB đã hoàn thành 100% dự báo của VCSC với mảng gỗ và mảng đại lý ô tô vượt kỳ vọng trong khi mảng đá thấp hơn dự báo. PTB cũng công bố kế hoạch kinh doanh cho năm 2021, trong đó ban lãnh đạo đặt mục tiêu lợi nhuận trước thuế đạt 650 tỷ đồng (tăng 40%), nhờ tăng trưởng 18% trong các mảng kinh doang cốt lõi và đóng góp từ dự án căn hộ của PTB ở miền Trung (chiếm 16% lợi nhuận mục tiêu năm 2021).
Kế hoạch lợi nhuận trước thuế này thấp hơn 13% so với dự báo năm 2021 của VCSC, chủ yếu đến từ mảng đá và mảng bất động sản. Trên các cơ sở phân tích trên, VCSC đưa ra khuyến nghị mua cho mã cổ phiếu PTB, với giá mục tiêu là 77.300 đồng/cổ phiếu, tương ứng tổng mức sinh lời dự phóng là 25,5%, bao gồm lợi suất cổ tức là 3,9%, dựa theo giá đóng cửa ngày 21/1.
BSC nhận định, HLD đang ở trong trạng thái tích lũy ngắn hạn trong khu vực 24.000 - 28.000 đồng/cổ phiếu sau khi có sự điều chỉnh vào cuối năm ngoái.
Thanh khoản cổ phiếu trong những phiên gần đây duy trì giá trị ổn định. Các chỉ báo xu hướng hiện đang ở trong trạng thái khả quan. Đường EMA12 vừa cắt lên trên EMA26 đồng thời chỉ báo động lượng RSI cũng ở trên mức trung lập nên cổ phiếu có thể thiết lập đà tăng trong ngắn hạn.
Ngưỡng hỗ trợ gần nhất của HLD nằm tại khu vực xung quanh 27.000 đồng/cổ phiếu. Mục tiêu chốt lãi của cổ phiếu nằm tại mức 30.300 đồng/cổ phiếu, cắt lỗ nếu ngưỡng 25.400 đồng/cổ phiếu bị xuyên thủng.
SSI cho biết, ACB vừa công bố tổng thu nhập hoạt động (TOI) và lợi nhuận trước thuế (PBT) năm 2020 lần lượt đạt 17.700 tỷ đồng (tăng 10% so với cùng kỳ) và 9.500 tỷ đồng (tăng 28% so với cùng kỳ). Trong khi TOI thấp hơn ước tính của SSI 2,7%, thì PBT cao hơn so với ước tính 8% và cao hơn 26% so với kế hoạch của công ty tại đại hội đồng cổ đông.
Trong khi đó, tăng trưởng TOI của ACB giảm 0,9% so với cùng kỳ, lợi nhuận sau thuế của ACB cải thiện đáng kể với mức tăng 52,9%, đạt 3.000 tỷ đồng trong quý IV/2020. Chất lượng tài sản cũng được cải thiện đáng kể.
SSI dự báo, động lực thúc đẩy tăng trưởng trong kỳ của ACB bao gồm tăng trưởng tín dụng cao hơn dự kiến là 15,7% so với đầu năm (so với giả định của SSI là 14,75% ước tính). Cho vay cá nhân (tăng 19% so với cùng kỳ) và cho vay doanh nghiệp nhỏ và vừa (SME) (tăng 15,4% so với cùng kỳ) vẫn là động lực tăng trưởng cho vay.
Mặt khác, NIM tăng khoảng 10 bps so với cùng kỳ do hệ số LDR cao hơn và tỷ lệ CASA tăng lên 22,4% từ 19,1% trong quý III/2020 và quý IV/2019; hệ số CIR cải thiện đáng kể đạt 41,9% (so với 51,6% trong năm 2019), đây là động lực tăng trưởng lợi nhuận quan trọng, được hỗ trợ bởi mức giảm của chi phí quản lý (giảm 13% so với cùng kỳ) và các khoản chi về tài sản (giảm 6% so với cùng kỳ).
Nhìn chung, chi phí hoạt động giảm lần lượt 11% so với cùng kỳ và 42,8% so với cùng kỳ trong năm 2020 và quý IV/2020. Mặc dù đáng khích lệ, SSI vẫn đặt câu hỏi về tính bền vững của khả năng cắt giảm chi phí hoạt động này trong tương lai.
Bên cạnh đó, chất lượng tài sản của ACB cải thiện đáng kể, tỷ lệ nợ quá hạn và nợ xấu lần lượt giảm từ 0,28% và 0,83% vào quý III/2020 xuống 0,2% và 0,59% vào cuối năm 2020. Theo giá trị tuyệt đối, nợ xấu giảm xuống 1.800 tỷ đồng, giảm 26% so với quý trước. Chi phí dự phòng tăng vọt 129 % trong quý IV/2020, nhờ đó tỷ lệ bao phủ nợ xấu tăng lên 150% (so với 118% vào quý III/2020).
Trước những yếu tố nêu trên, SSI duy trì khuyến nghị khả quan đối với cổ phiếu ACB với mức giá mục tiêu 1 năm là 32.800 đồng/cổ phiếu. SSI sẽ cung cấp phân tích chi tiết và cập nhật ước tính khi báo cáo tài chính được công bố chính thức.
(VNF) - Khu đất sắp đấu giá để thực hiện dự án Tổ hợp, thể thao giải trí và thương mại Hòa Xuân có diện tích rộng 101 ngàn m2.