Thâm nhập khu đất xây dựng Tổ hợp Hòa Xuân hơn 3.500 tỷ ở Đà Nẵng
(VNF) - Khu đất sắp đấu giá để thực hiện dự án Tổ hợp, thể thao giải trí và thương mại Hòa Xuân có diện tích rộng 101 ngàn m2.
Trong quý II, Tập đoàn Masan (HoSE: MSN) công bố doanh thu đạt 17.800 tỷ đồng (giảm 16% so với cùng kỳ) và lợi nhuận sau thuế của cổ đông công ty mẹ đạt 1.200 tỷ đồng (tăng 15,3% so với cùng kỳ).
Lũy kế 6 tháng đầu năm, MSN đạt doanh thu 36.000 tỷ đồng (giảm 12,6% so với cùng kỳ) và lợi nhuận sau thuế của cổ đông công ty mẹ là 3.100 tỷ đồng (tăng 123% so với cùng kỳ). Nếu loại trừ mảng kinh doanh thức ăn chăn nuôi (đã được bán cho De Heus vào cuối năm 2021), doanh thu của MSN trong quý II tăng 9,1% so với cùng kỳ, chủ yếu nhờ vào sự tăng trưởng mạnh mẽ của MHT (tăng 33% so với cùng kỳ).
Trong khi đó, các công ty con khác chứng kiến mức doanh thu gần như đi ngang như MCH (giảm 1,3% so với cùng kỳ) và WCM (giảm 3% so với cùng kỳ). Tăng trưởng lợi nhuận sau thuế của cổ đông công ty mẹ trong quý II được dẫn dắt bởi lợi nhuận cao hơn từ TCB (tăng 22% so với cùng kỳ), và lợi nhuận của MHT, WCM và MCH được cải thiện.
Tuy nhiên, kết quả của MML đã kéo lùi một phần đà tăng trưởng chung, do không còn mảng kinh doanh thức ăn chăn nuôi và hoạt động kinh doanh trang trại cho kết quả kém khả quan.
Công ty Chứng khoán SSI cho biết, do doanh thu của MCH và WCM tăng trưởng chậm hơn dự kiến trong 6 tháng đầu năm, SSI điều chỉnh hạ ước tính doanh thu năm 2022 xuống còn 89.600 tỷ đồng (tăng 1,1% so với cùng kỳ) từ mức 93.400 tỷ đồng trong dự báo trước đó.
SSI cũng đưa ra dự báo mới cho lợi nhuận sau thuế cho cổ đông công ty mẹ là 5.600 tỷ đồng (giảm 35% so với cùng kỳ), và thấp hơn ước tính trước đó là 5.800 tỷ đồng. Loại trừ lợi nhuận ghi nhận một lần, lợi nhuận cốt lõi của MSN được dự báo sẽ tăng 36% so với cùng kỳ vào năm 2022.
Trong năm 2023, dự báo của SSI cho thấy doanh thu tăng trưởng 14,8% và lợi nhuận sau thuế của cổ đông công ty mẹ tăng trưởng 26,8%, do lĩnh vực tiêu dùng và bán lẻ hàng hóa tiêu dùng sẽ tiếp tục tăng trưởng.
Giá mục tiêu 12 tháng dựa trên phương pháp định giá SOTP của SSI được điều chỉnh xuống 125.000 đồng/cổ phiếu (từ 130.000 đồng/cổ phiếu), áp dụng mức chiết khấu 10% cho tập đoàn đa ngành. Với tiềm năng tăng giá 11,8%, SSI duy trì khuyến nghị trung lập đối với cổ phiếu MSN.
Doanh thu và lợi nhuận sau thuế quý II của Tổng công ty Cổ phần Vận tải Dầu khí (HoSE: PVT) tương phản với lần lượt 2.265 tỷ đồng (tăng 19,6% cùng kỳ) và 266 tỷ đồng (giảm 16,5% cùng kỳ). Doanh thu tăng là nhờ hoạt động kinh doanh cốt lõi là vận chuyển tăng trưởng mạnh (tăng 27% cùng kỳ). Nhưng do hụt doanh thu tài chính và chi phí tài chính tăng đáng kể, lợi nhuận vẫn buộc phải đi lùi trong quý.
Công ty Chứng khoán KB (KBSV) cho rằng diễn biến từ xung đột Nga – Ukraine và các lệnh cấm vận lên các sản phẩm dầu của Nga sẽ thúc đẩy nhu cầu vận chuyển nguồn thay thế để bù đắp sản lượng thiếu hụt, dẫn tới giá cước thuê tàu cao hơn trong nửa cuối năm 2022 và 2023.
Đây sẽ là yếu tố giúp PVT tăng giá cước khi các hợp đồng cho thuê T/C của doanh nghiệp sẽ được đàm phán gia hạn trong thời gian này với trong bối cảnh nhu cầu vận chuyển cao hơn, đặc biệt là mảng dầu thô và dầu sản phẩm. KBSV ước tính doanh thu và lợi nhuận gộp trong 6 tháng cuối năm của PVT sẽ tăng trưởng mạnh mẽ, lần lượt đạt 3.621 tỷ đồng (tăng 35% cùng kỳ) và 556 tỷ đồng (tăng 19,8% cùng kỳ).
Bên cạnh đó, KBSV đánh giá cao kế hoạch mở rộng đội tàu của PVT. Với vị thế đầu ngành, việc nâng số lượng tàu sẽ giúp cho triển vọng dài hạn của PVT được đảm bảo hơn nhờ vào các tàu mới chạy tuyến định hạn quốc tế với lợi thế chi phí nhân công rẻ hơn so với các chủ tàu nước ngoài. Với kế hoạch mở rộng trong 2022-2023, KBSV dự kiến tổng công suất đội tàu của PVT sẽ đạt 1.565.000 DWT vào cuối năm 2023 so với mức 942.000 DWT vào cuối năm 2021.
KBSV sử dụng phương pháp chiết khấu dòng tiền của doanh nghiệp (FCFF) và P/E với tỷ lệ 50% cho mỗi phương pháp để đưa ra khuyến nghị mua cho PVT với mức giá mục tiêu là 29.200 đồng/cổ phiếu, tương đương với triển vọng tăng giá 39,7% so với giá đóng cửa ngày 22/8.
Quý II, Ngân hàng TMCP Công Thương Việt Nam (VietinBank, HoSE: CTG) ghi nhận thu nhập từ lãi (NII) tăng 10,1% so với cùng kỳ năm ngoái, nhờ cho vay tăng 15% cùng kỳ và NIM đạt 2,94% (giảm 26 điểm cơ bản cùng kỳ). Trong khi thu nhập ngoài lãi (non-II) tăng 23,8% cùng kỳ, chủ yếu nhờ thu nhập từ phí tăng 15% cùng kỳ và thu nhập từ hoạt động kinh doanh chứng khoán tăng 985% cùng kỳ.
Công ty Chứng khoán VNDirect (VND) cho biết, chi phí hoạt động tăng nhẹ 2% cùng kỳ trong khi dự phòng giảm 17,2% cùng kỳ, giúp lợi nhuận ròng tăng 111% so với cùng kỳ, đạt 4.465 tỷ đồng trong quý II. Trong 6 tháng đầu năm, lợi nhuận ròng tăng nhẹ 6,9% so với cùng kỳ, đạt 9.039 tỷ đồng chủ yếu do chi phí dự phòng tăng 21,9% so với cùng kỳ. Tỷ lệ nợ xấu (NPL) tăng lên 1,35% cuối quý II từ mức 1,25% cuối quý I, tỷ lệ bao phủ nợ xấu (LLR) giảm về 189,7% cuối quý II từ mức 197,2% cuối quý I.
Tăng trưởng tín dụng của CTG đạt mức 9,6% so với đầu năm, gần với hạn mức được cấp 10%. Trong nửa cuối năm, với việc ưu tiên kiểm soát và ổn định nền kinh tế, Ngân hàng Nhà nước sẽ lựa chọn các ngân hàng để tăng hạn mức tín dụng cao hơn phần còn lại. Các ngân hàng có chất lượng tài sản, quy mô hoạt động tốt và tham gia xử lý các tổ chức tài chính yếu kém sẽ có thuận lợi hơn trong việc nâng cao hạn mức tín dụng.
Do đó, với hệ số an toàn vốn thấp (khoảng 9%) và LDR cao (khoảng 83%) vào cuối quý II, VND dự báo tăng trưởng cho vay năm 2022 đạt 11% so với cùng kỳ (gần với mức 11,1% so với cùng kỳ 2021).
NPL tăng lên 1,35% vào cuối quý II từ mức 1,25% cuối quý I và 1,27% cuối quý IV/2021. Trong đó, nợ nhóm 3 và 4 tăng mạnh 243% và 22% so với cùng kỳ năm ngoái. CTG cũng đã tăng cường trích lập dự phòng (21,9% so với cùng kỳ), giúp LLR đạt 189% cuối quý II, thấp hơn mức 197% cuối quý I nhưng cao hơn mức 180% cuối quý IV/2021. Tỷ lệ xóa nợ đạt 0,4% trong 6 tháng đầu năm, tương đương cùng kỳ 2021, nhưng thấp hơn 0,5% so với kết quả cả năm 2021.
Hiện VND duy trì khuyến nghị khả quan với giá mục tiêu thấp hơn 36.200 đồng/cổ phiếu, tương ứng P/B dự phóng 2022 là 1,6 lần.
(VNF) - Khu đất sắp đấu giá để thực hiện dự án Tổ hợp, thể thao giải trí và thương mại Hòa Xuân có diện tích rộng 101 ngàn m2.