Mưa như trút nước, đường phố Đà Nẵng bị ngập sâu
(VNF) - Mưa lớn kéo dài nhiều giờ liền khiến nhiều tuyến đường trên địa bàn TP. Đà Nẵng ngập nặng. Học sinh phải nghỉ học, nhiều cơ quan cũng cho người lao động nghỉ làm.
Kêt quả kinh doanh năm 2022 của Công ty Cổ phần Đầu tư và Thương mại TNG (HoSE: TNG) tiếp tục tăng trưởng mạnh. Doanh thu và lợi nhuận sau thuế ghi nhận lần lượt 6.778 tỷ đồng (tăng 24,5%) và 292 tỷ đồng (tăng 25,3%) nhờ đơn hàng ổn định từ những đối tác chính và tập khách hàng không bị ảnh hưởng nặng nề bởi vấn đề tồn kho.
Biên lợi nhuận sau thuế năm 2022 đạt 4,31% tuy nhiên trong quý IV/2022 chỉ có sự suy giảm 0,7% so với cùng kỳ 2021 do chi phí lãi vay tăng mạnh 53,1%.
Doanh thu và lợi nhuận sau thuế tháng 1/2023 ghi nhận 397 tỷ đồng (giảm 22,4% so với cùng kỳ) và 5.5 tỷ đồng (giảm 74.2% so với cùng kỳ) do hai kỳ nghỉ lễ liền nhau trong tháng 1 và chi phí lãi vay tăng mạnh 70% so với cùng kỳ.
Công ty Chứng khoán BIDV (BSC) cho rằng TNG ở vị thế vượt trội so với ngành khi tập khách hàng của công ty ít bị ảnh hưởng bởi vấn đề tồn kho cao. Nhìn chung tính đến quý gần nhất của năm 2022, tập khách hàng của TNG đều duy trì mức tiêu thụ thành phẩm tốt hoặc mức tồn kho tương đối thấp so với các doanh nghiệp cùng ngành.
Ngoài ra, TNG dự kiến sẽ mở rộng thêm 26 chuyền may trong 2023 và đồng thời đặt kế hoạch doanh thu và lợi nhuận sau thuế đạt lần lượt 7.500 tỷ đồng (tăng 11% so với cùng kỳ) và 337 tỷ đồng (tăng 16% so với cùng kỳ) cho thấy sự tự tin về việc lấp đầy các đơn hàng trong bối cảnh còn nhiều thách thức của ngành dệt may. Do vậy, BSC kỳ vọng đơn hàng từ những đối tác chính sễ tiếp tục duy trì trong giai đoạn nửa đầu năm và tăng trưởng trong giai đoạn nửa sau của năm 2023.
Hiện tại, TNG đang được giao dịch ở mức P/E năm 2023 là 5,9 lần thấp hơn nhiều so với mức trung vị ngành và một năm là 7,5 và 8 lần. Xét về triển vọng kinh doanh trong 2023, BSC đánh giá đây là mức định giá thấp do hiện tại TNG vẫn đảm bảo được đơn hàng nhờ tập khách hàng ổn định trong khi đơn hàng của các doanh nghiệp khác giảm từ 23% - 27% theo đại diện Hiệp hội Dệt may.
BSC dự phóng doanh thu thuần và lợi nhuận sau thuế năm 2023 của TNG đạt 7.698 tỷ đồng (tăng 13,6%) và 336 tỷ đồng (tăng 15,2%) dựa trên giả định doanh thu tiếp tục tăng trưởng từ nhu cầu của khách hàng chính là Decathlon, Columbia và Haddad.
BSC dự phóng giá trị đơn hàng dệt may tăng trưởng 10%. Doanh thu từ thương hiệu thời trang nội địa không tăng trưởng. Chi phí lãi vay tăng 31% so với cùng kỳ phản ánh tác động từ môi trường lãi suất tăng cao, tuy nhiên biên lợi nhuận sau thuế duy trì ở mức 4,3% tương đương so với 2022 do chi phí SG&A không tăng mạnh nhờ cơ cấu khách hàng không đổi và chi phí quản lý được tối ưu khi TNG ứng dụng công nghệ vào trong quá trình quản lý.
Tổng công ty Cổ phần Xuất nhập khẩu và Xây dựng Việt Nam (VCG) báo cáo doanh thu năm 2022 là 8.629 tỷ đồng (50,1%) và lợi nhuận trước thuế là 1.132 tỷ đồng (57,4%), lần lượt hoàn thành 56,4% và 64,7% so với kế hoạch tài chính năm 2022, với phần lớn doanh thu (70%) đến từ mảng xây lắp. Phân khúc lớn thứ hai là sản xuất, chiếm 11% và các dịch vụ khác, ở mức 12%.
VCG được Bộ Giao thông Vận tải chỉ định là nhà thầu thực hiện thêm 4 gói thầu trong dự án đường cao tốc Bắc – Nam giai đoạn 2. Công ty Chứng khoán Mirae Asset Việt Nam (MASVN) ước tính giá trị riêng của các gói thầu này vào khoảng 8.000 tỷ đồng (tương đương 350 triệu USD) trong giai đoạn 2023– 2025.
Vì Chính phủ là nhà đầu tư nên các khoản thanh toán sẽ được đảm bảo, dòng tiền sẽ được cải thiện đáng kể, qua đó giảm rủi ro thanh khoản trong hai năm tới. MASVN xem phân khúc này là điểm sáng nhất của công ty trong giai đoạn 2023–2024.
Về phân khúc bất động sản, dự án lớn nhất, Cát Bà Amatina, chiếm phần lớn hàng tồn kho và tài sản dở dang dài hạn (MASVN ước tính tổng giá trị khoảng 7.000 tỷ đồng tương đương 300 triệu USD), là điểm trừ và làm trì trệ bảng cân đối kế toán, tiêu tốn nhiều vốn đầu tư và chi phí của công ty, khi nhu cầu của thị trường vẫn còn yếu.
Cho năm 2023, MASVN thận trọng dự báo doanh thu hợp nhất và lợi nhuận sau thuế của công ty mẹ lần lượt là 11.544 tỷ đồng và 640 tỷ đồng với EPS là 1.312 đồng. MASVN lưu ý dự báo năm 2023 không bao gồm bất kỳ khoản thu nhập bất thường nào (khác với năm 2022 với khoản thu nhập tài chính 660 tỷ đồng từ đánh giá lại giá trị tài sản), chỉ bao gồm tăng trưởng hữu cơ cho hoạt động kinh doanh cốt lõi, qua đó khiến EPS giảm đáng kể.
Tuy EPS dự phóng giảm, nhưng lợi nhuận có thể tăng đáng kể nếu công ty phát triển dự án Cát Bà Amatina thành công đúng tiến độ. Tuy nhiên, MASVN thận trọng về khả năng thành công của dự án này trong ngắn hạn.
Áp dụng phương pháp định giá P/E so với các công ty cùng ngành, MASVN nâng mức giá mục tiêu lên 21.700 đồng/cổ phiếu, mức tăng khiêm tốn 4,8% so với báo cáo gần nhất và khuyến nghị nắm giữ.
Lũy kế năm 2022, Công ty Cổ phần Tập đoàn Masan (HoSE: MSN) đạt doanh thu thuần và lợi nhuận sau thuế của cổ đông công ty mẹ (lợi nhuận ròng) lần lượt là 76,2 nghìn tỷ đồng (giảm 14% so với cùng kỳ) và 3,6 nghìn tỷ đồng (giảm 58,3% so với cùng kỳ). Nếu loại trừ lợi nhuận bất thường từ việc bán mảng kinh doanh thức ăn chăn nuôi của MML cho DeHeus trong năm 2021, thì lợi nhuận ròng đi ngang so với năm 2021.
Theo quan sát của Công ty Chứng khoán SSI, tất cả các mảng kinh doanh đã và vẫn sẽ bị ảnh hưởng bởi các thách thức vĩ mô. Trong quý IV, doanh thu của Masan Consumer Holdings (MCH) giảm 16,5% so với cùng kỳ do người tiêu dùng thắt chặt chi tiêu và mức nền cơ sở cao được thiết lập trong quý IV/2021 (do công ty tích cực đẩy mạnh doanh thu tới các nhà phân phối trong quý IV/2021).
Doanh thu của WinCommerce (WCM) trong quý IV cũng thấp hơn so với quý trước, mặc dù kỳ nghỉ Tết đến sớm hơn (một phần doanh thu dịp Tết được ghi nhận trong quý IV/2022).
Về mặt chi phí, chi phí tài chính tăng 11% trong năm 2022 (riêng chi phí tài chính quý IV tăng 16,7% so với cùng kỳ) do dư nợ và lãi suất đều tăng. Với tỷ lệ đòn bẩy cao (D/E là 1,9 lần tại thời điểm cuối năm 2022), SSI cho rằng chi phí lãi vay cao sẽ là một yếu tố quan trọng ảnh hưởng đến lợi nhuận trong suốt năm 2023 nếu công ty không thể giảm đòn bẩy.
Trong cuộc họp công bố kết quả kinh doanh quý IV, MSN đã công bố kế hoạch sơ bộ về tăng trưởng doanh thu hai con số ở tất cả các mảng hoạt động trong năm 2023. Với môi trường lãi suất cao, MSN sẽ thận trọng hơn trong hoạt động M&A và thay vào đó duy trì tỷ lệ nợ ròng/EBITDA trong khoảng 3,5 lần -4 lần.
MSN cũng công bố kế hoạch đầu tư 105 triệu USD vào TrustingIQ (Singapore) để nắm giữ 25% cổ phần. Theo MSN, khoản này bao gồm 65 triệu USD mà tập đoàn đã đầu tư vào Trusting Social (công ty con của Trusting IQ). SSI cho rằng kế hoạch này của MSN khá táo bạo trong ngắn hạn.
Trong năm 2023, SSI ước tính MSN sẽ đạt 86,8 nghìn tỷ đồng doanh thu (tăng 13,9% so với cùng kỳ) và 3,2 nghìn tỷ đồng lợi nhuận ròng (giảm 9,5% so với cùng kỳ). Các động lực thúc đẩy doanh thu bao gồm WCM (tăng 5% so với cùng kỳ), MCH (tăng 6,1% so với cùng kỳ) và Phúc Long (tăng 19,5% so với cùng kỳ).
Trong khi đó, chi phí lãi vay tăng và lợi nhuận dự báo đi ngang của Techcombank sẽ là yếu tố làm chậm lại tăng trưởng lợi nhuận của MSN trong năm 2023. Do đó, SSI hạ giá mục tiêu 1 năm dựa theo phương pháp SoTP đối với cổ phiếu MSN xuống mức 99.100 đồng/cổ phiếu (từ 125.000 đồng) và duy trì khuyến nghị trung lập.
Theo SSI, nhu cầu các mặt hàng tiêu dùng và doanh số bán lẻ cao hơn dự kiến; phát sinh lợi nhuận bất thường; bán thành công cổ phần tại các công ty con (The CrownX và Masan High-Tech Materials (MHT)); và có thể phát hành riêng lẻ.
SSI cho rằng mức tiêu thụ nhìn chung sẽ bị ảnh hưởng tiêu cực bởi lạm phát tăng cao (có thể đạt đỉnh vào quý I/2023). Do đó, mảng tiêu dùng và bán lẻ của MSN có thể sẽ phải đối mặt với những thách thức và tập đoàn có thể ghi nhận mức tăng trưởng lợi nhuận âm trong nửa đầu năm 2023 trước khi phục hồi trong nửa cuối năm 2023.
(VNF) - Mưa lớn kéo dài nhiều giờ liền khiến nhiều tuyến đường trên địa bàn TP. Đà Nẵng ngập nặng. Học sinh phải nghỉ học, nhiều cơ quan cũng cho người lao động nghỉ làm.