Thâm nhập khu đất xây dựng Tổ hợp Hòa Xuân hơn 3.500 tỷ ở Đà Nẵng
(VNF) - Khu đất sắp đấu giá để thực hiện dự án Tổ hợp, thể thao giải trí và thương mại Hòa Xuân có diện tích rộng 101 ngàn m2.
Quý IV/2021, Tập đoàn Xây dựng Hòa Bình (HoSE: HBC) ghi nhận doanh thu thuần 3.820 tỷ đồng, tăng trưởng 20% cùng kỳ năm trước; lãi gộp đạt 265,6 tỷ đồng, tăng 63,5% cùng kỳ và biên lợi nhuận gộp được cải thiện từ mức 5,1% lên xấp xỉ 7%.
Doanh thu tài chính của HBC giảm 67% so với quý IV/2020 xuống còn 24 tỷ đồng, trong khi các chi phí đồng loạt tăng với chi phí tài chính tăng 4%, chi phí quản lý doanh nghiệp tăng 6% và chi phí bán hàng tăng mạnh 186%. Kết quả là lợi nhuận sau thuế của HBC đạt hơn 19 tỷ đồng, tăng trưởng 164% so với cùng kỳ năm trước.
Lũy kế năm 2021, HBC ghi nhận doanh thu thuần đạt 11.355 tỷ đồng, tăng nhẹ so với năm 2020 và lợi nhuận sau thuế đạt 92,3 tỷ đồng, tăng trưởng 10,3%.
Năm 2022, HBC đặt kế hoạch doanh thu 20.000 tỷ đồng (tăng 76% thực hiện năm trước) và lợi nhuận sau thuế 420 tỷ đồng, gấp 4,6 lần. Công ty Chứng khoán Yuanta Việt Nam (Yuanta) cho biết, giá trị backlog tại thời điểm cuối năm 2021 của HBC ước tính ở mức 19.000 tỷ đồng (tăng 40% cùng kỳ) và kỳ vọng giá trị hợp đồng ký mới trong năm 2022 của HBC sẽ đạt 20.500 tỷ đồng, tăng trưởng 24% cùng kỳ.
Yuanta giả định, thị trường bất động sản tiếp tục hồi phục sau dịch Covid-19 và tiến độ phê duyệt pháp lý cho các dự án mới được đẩy nhanh tại TP. HCM. Tuy vậy, công ty chứng khoán này cũng nhận thấy biên lợi nhuận của HBC sẽ khó cải thiện do sự cạnh tranh gay gắt đang diễn ra trong ngành khi rào cản gia nhập thấp và giá vật liệu xây dựng tăng mạnh trở lại do ảnh hưởng từ chiến sự giữa Nga và Ukraine.
Ở mức giá hiện tại, HBC đang được giao dịch tại P/E kế hoạch năm 2022 là 16,7 lần. Mức stock rating của HBC ở mức 85 điểm cho thấy mức xếp hạng tăng trưởng là tích cực. Đồ thị giá của HBC đóng cửa tăng 1,8% và giao dịch quanh đường trung bình 50 phiên với khối lượng giao dịch tăng mạnh so với mức trung bình 20 phiên.
Đồng thời, đồ thị giá có dấu hiệu thoát khỏi giai đoạn tích lũy ngắn hạn và xu hướng ngắn hạn cũng được nâng lên mức tăng. Do đó, Yuanta khuyến nghị các nhà đầu tư ngắn hạn có thể xem xét mua ở mức giá hiện tại với tỷ trọng thấp dưới 5% và tăng dần tỷ trọng lên mức 23,55% nếu sức mạnh giá trên 80 điểm.
Tại đại hội cổ đông thường niên vừa diễn ra, Công ty Cổ phần Tập đoàn Hoa Sen (HoSE: HSG) cho biết kế hoạch sản lượng tiêu thụ trong niên độ tài chính 2022 đạt 2 triệu tấn, giảm 11% so với kết quả thực tế nhưng tăng 11% so với kế hoạch của niên độ trước; chỉ tiêu doanh thu ở mức 36.400 tỷ đồng, giảm 25% so với thực đạt, song tăng 10% so với kế hoạch của niên độ tài chính 2021.
HSG đặt ra 3 kịch bản cho kế hoạch lợi nhuận ròng, bao gồm 1.500 tỷ đồng (giảm 65% cùng kỳ), 2.000 tỷ đồng (giảm 54%) và 2.500 tỷ đồng (giảm 42%), phụ thuộc vào giá đầu vào của HRC.
Kế hoạch lợi nhuận ròng niên độ tài chính 2022 giảm mạnh so với thực đạt niên độ trước là do ban lãnh đạo quan ngại về sự chậm lại của kênh xuất khẩu so với mức nền cao (kế hoạch sản lượng xuất khẩu cho niên độ tài chính 2022 là 947.000 tấn, giảm 22% so với cùng kỳ) và không còn lợi thế hàng tồn kho giá thấp mạnh mẽ như ở năm trước.
Bên cạnh đó, HSG dự kiến trả cổ tức bằng cổ phiếu cho niên độ tài chính 2021 với tỷ lệ tối đa là 20%, đồng thời cũng lên kế hoạch phát hành ESOP, tối đa 1% số cổ phiếu đang lưu hành.
Trong thời gian tới, ban lãnh đạo HSG cho biết không có kế hoạch tăng công suất sản xuất thay vào đó sẽ tập trung vào việc mở rộng hệ thống Hoa Sen Home. Doanh nghiệp dự kiến sẽ tăng số lượng cửa hàng Hoa Sen Home thêm 100 cửa hàng lên 180 cửa hàng trong năm 2022 và dự kiến sẽ cơ cấu lại các cửa hàng cũ. Vốn đầu tư bình quân khoảng 5 tỷ đồng/cửa hàng.
Bên cạnh việc bán các sản phẩm truyền thống của HSG như tôn mạ, thép ống và ống nhựa, Hoa Sen Home còn phân phối các dòng sản phẩm khác bao gồm thép xây dựng, gạch, sơn và sứ vệ sinh. Ban lãnh đạo dự kiến số lượng cửa hàng Hoa Sen Home có thể đạt 1.000 cửa hàng trong tương lai, tạo ra doanh thu hàng năm là 50.000 tỷ đồng, thậm chí còn cao hơn doanh thu hiện tại của HSG, trong vòng 5-10 năm tới.
Đáng chú ý, HSG sẽ thành lập Công ty Cổ phần Phân phối vật liệu xây dựng và nội thất Hoa Sen (Công ty Cổ phần Hoa Sen Home) để tiếp quản toàn bộ mảng phân phối và bán lẻ của tập đoàn. HSG cũng dự kiến chuyển Nhựa Hoa Sen từ công ty TNHH một thành viên sang công ty cổ phần với HSG nắm giữ trên 99% cổ phần. Các công ty con này có thể được IPO và niêm yết trên sàn HoSE trong dài hạn.
Trong báo cáo mới nhất, Công ty Chứng khoán SSI (SSI) duy trì khuyến nghị trung lập đối với cổ phiếu HSG và giá mục tiêu 1 năm là 41.300 đồng/cổ phiếu, cao hơn khoảng 9% so với thị giá hiện tại. SSI ước tính doanh thu và lợi nhuận sau thuế niên độ tài chính 2022 của HSG lần lượt là 51.800 tỷ đồng (tăng 6% so với cùng kỳ) và 3.000 tỷ đồng (giảm 30% so với cùng kỳ).
Sản lượng tiêu thụ ước tính tăng 6% so với cùng kỳ đạt 2,4 triệu tấn, trong đó sản lượng xuất khẩu và nội địa ước tính lần lượt tăng 2% và 11,5% so với cùng kỳ đạt 1,3 triệu tấn và 1,1 triệu tấn. Trong ngắn hạn, HSG sẽ được hưởng lợi từ HRC tồn kho giá thấp chỉ hơn 800 USD/tấn, so với giá thị trường trên 900 USD/tấn.
Mới đây, Công ty Cổ phần FPT (HoSE: FPT) đã công bố kết quả kinh doanh 2 tháng đầu năm 2022, với doanh thu và lợi nhuận sau thuế lần lượt đạt 6.102 tỷ đồng (tăng 27% cùng kỳ năm ngoái) và 952 tỷ đồng (tăng 34% cùng kỳ). Được biết, lợi nhuận tăng trưởng mạnh nhờ mảng công nghệ với lợi nhuận của mảng dịch vụ công nghệ thông tin nước ngoài tăng đến 53% cùng kỳ.
Đi sâu vào tình hình kinh doanh của FPT, mảng công nghệ giai đoạn này đạt 2.663 tỷ đồng doanh thu (tăng 33% cùng kỳ) và 428 tỷ đồng lợi nhuận trước thuế (tăng 53%). Trên thị trường nước ngoài, FPT đã ký kết được nhiều hợp đồng chuyển đổi số tại Mỹ (tăng 57%) và APAC (tăng 75%). Chỉ mới 2 tháng đầu năm, giá trị hợp đồng ký mới ở nước ngoài đạt 3.116 tỷ đồng, tăng mạnh mẽ 52% cùng kỳ.
Tại thị trường trong nước, FPT đã cùng với Base.vn chuyển đổi số cho Chính phủ, tỉnh thành và các doanh nghiệp vừa và nhỏ. Bên cạnh đó, doanh thu chuyển đổi số tăng mạnh 81% chủ yếu nhờ tăng dịch vụ Cloud.
Mảng viễn thông cũng đạt mức tăng trưởng doanh thu và lợi nhuận cải thiện 20% nhờ mảng PayTV. Mảng giáo dục, đầu tư doanh thu tăng hơn 40% so với cùng kỳ năm trước, nhờ vào số lượng học sinh tăng. FPT mới đây cũng đã thúc đẩy xây dựng đại học FPT Bình Phước, FPT Unischool Hà Nam. Việc triển khai đầu tư vào lĩnh vực giáo dục sẽ giúp FPT nâng cao được chất lượng nhân công, cải thiện doanh thu mảng công nghệ.
Theo tài liệu đại hội cổ đông thường niên 2022, FPT có tờ trình cổ đông kế hoạch kinh doanh năm nay tiếp tục tăng trưởng với doanh thu và lợi nhuận trước thuế đều tăng trưởng 20% và dự kiến đầu tư hơn 4.000 tỷ đồng ở ba lĩnh vực hoạt động. Bên cạnh đó, FPT thông qua tăng vốn điều lệ tại ba công ty con trong lĩnh vực công nghệ và giáo dục để tăng khả năng phát triển các mảng cốt lõi. FPT dự kiến chi trả cổ tức năm 2021 20% tiền mặt và 20% cổ phiếu.
Với kết quả này, Công ty Chứng khoán Agribank (AGR) kỳ vọng lợi nhuận quý I/2022 của FPT sẽ tăng khoảng 20% so với cùng kỳ. Trong đó, mảng công nghệ đóng góp chính vào doanh thu từ các hợp đồng ký mới.
Việc các thị trường nước ngoài phục hồi với nhu cầu chuyển đổi số tăng cao, AGR kỳ vọng FPT sẽ tiếp tục ghi nhận các hợp đồng ký mới với tốc độ tăng trưởng hơn 30%, đóng góp đà tăng trưởng lợi nhuận 20% năm 2022. Với một cổ phiếu đầu ngành công nghệ có tốc độ tăng trưởng bền vững và tỷ lệ trả cổ tức đều đặn, AGR đánh giá FPT sẽ là cơ hội đầu tư hấp dẫn trong dài hạn cho nhà đầu tư.
Do đó, AGR duy trì khuyến nghị tiếp tục mua cổ phiếu FPT trong vòng 6 tháng với giá mục tiêu là 120.000 đồng/cổ phiếu (triển vọng tăng 24% từ thị giá hiện tại), tương ứng P/E dự phóng khoảng 22,5 lần. Tỷ lệ cắt lỗ là 10%.
(VNF) - Khu đất sắp đấu giá để thực hiện dự án Tổ hợp, thể thao giải trí và thương mại Hòa Xuân có diện tích rộng 101 ngàn m2.