'Thăm' khu đất xây 365 căn nhà ở xã hội ngay trong nội đô Hà Nội
(VNF) - Dự án nhà ở xã hội NO1 thộc Khu đô thị mới Hạ Đình, phường Hạ Đình, quận Thanh Xuân và xã Tân Triều, huyện Thanh Trì, thành phố Hà Nội.
Công ty Chứng khoán Bản Việt (VCSC) tiếp tục đưa ra khuyến nghị khả quan với giá mục tiêu 18.400 đồng/cổ phiếu dành cho Tổng công ty Cổ phần Vận tải dầu khí (HoSE: PVT). VCSC duy trì quan điểm lạc quan về triển vọng dài hạn của PVT là do xuất phát từ nhu cầu vận chuyển dầu thô/hóa chất/LPG gia tăng.
Công ty chứng khoán này dự báo tăng trưởng EPS cốt lõi của PVT không đổi trong năm 2021 do mảng vận tải phục hồi nhẹ và lợi nhuận ổn định từ FSO để bù đắp sự sụt giảm lợi nhuận từ mảng phân phối.
Trong khi đó, VCSC kỳ vọng sản lượng vận chuyển dầu thô/hóa chất/LPG sẽ phục hồi sau khi nhu cầu phục hồi, chi phí vận hành vẫn ở mức cao do thời gian vận chuyển tại cảng kéo dài do dịch Covid-19.
VCSC cũng kỳ vọng tốc độ tăng trưởng kép (CAGR) EPS giai đoạn 2020-2025 đạt 9,2% do nhu cầu vận tải tăng từ nhà máy Lọc dầu Nghi Sơn (NSR) và các hợp đồng vận chuyển dầu thô, hóa chất và LPG ở nước ngoài.
Thêm vào đó, PVT có tiềm lực tài chính mạnh mẽ với tiền mặt tại quỹ trị giá 133 triệu USD vào cuối quý I/2021 cũng như triển vọng phục hồi lợi nhuận từ năm 2022 có thể hỗ trợ mức cổ tức tiền mặt bền vững 1.000 đồng/cổ phiếu trong giai đoạn 2021-2025 (lợi suất cổ tức 6%) ngoài mở rộng đội tàu.
VCSC cho rằng, định giá của PVT có vẻ hấp dẫn với EV/EBITDA 2021 là 4,1 lần, thấp hơn khoảng 60% so với mức trung bình của các công ty cùng ngành, trong khi PVT có bảng cân đối kế toán lành mạnh và ROE cao hơn nhiều so với các doanh nghiệp cùng ngành.
Công ty Chứng khoán SSI (SSI) cho biết, kết thúc năm 2020, Công ty Cổ phần Sonadezi Châu Đức (HoSE: SZC) ghi nhận doanh thu đạt 325 tỷ đồng, lợi nhuận sau thuế đạt 134 tỷ đồng, lần lượt tăng 29,5% và 38,7% so với thực hiện năm 2019.
Năm vừa qua, SZC đã thanh toán 1.100 tỷ đồng đền bù cho 152,29 ha đất. Tổng diện tích đất giải phóng mặt bằng tại khu công nghiệp Châu Đức lên tới 1.098 ha, và 352 ha tại khu dân cư Châu Đức.
Bước sang năm 2021, doanh nghiệp đặt kế hoạch kinh doanh khá thận trọng, với doanh thu đạt 584 tỷ đồng (tăng 35,2% so với cùng kỳ), lợi nhuận sau thuế đạt 176 tỷ đồng (giảm 3,4% so với cùng kỳ). SSI cho rằng, SZC sẽ hoàn thành vượt mức kế hoạch kinh doanh này với ước tính lợi nhuận sau thuế cả năm đạt 269 tỷ đồng, tăng 47,4% so với cùng kỳ.
SZC có kế hoạch chia cổ tức với tỷ lệ 10% trong năm 2021, tương đương với tỷ suất cổ tức là 2,9%. Đồng thời, doanh nghiệp dự kiến huy động 3.000 tỷ đồng, với các phương án đang được xem xét như vay ngân hàng, hợp tác với đối tác đầu tư vào khu đô thị Châu Đức và phát hành cổ phiếu cho cổ đông hiện hữu.
Kết thúc quý I, SZC ghi nhận doanh thu đạt 179 tỷ đồng (tăng 48,3% so với cùng kỳ) và lợi nhuận sau thuế đạt 79,5 tỷ đồng (tăng 48,2% so với cùng kỳ). Trong đó phần lớn đến từ doanh thu cho thuê đất là từ khu công nghiệp Châu Đức, đạt 174,5 tỷ đồng (tăng 69% so với cùng kỳ) với 20 ha đất đã cho thuê.
Tỷ suất lợi nhuận gộp đạt 57% (tăng 7,1% so với cùng kỳ) do giá cho thuê tăng 8% so với cùng kỳ. Diện tích cho thuê lũy kế là 470,13 ha, tương ứng với tỷ lệ lấp đầy là 43%.
Hiện SSI đang khuyến nghị mua đối với SZC, giá mục tiêu 1 năm là 42.700 đồng/cổ phiếu, tương ứng tiềm năng tăng giá là gần 24%. Công ty chứng khoán này kỳ vọng, SZC với lợi thế quỹ đất lớn sẵn sàng cho thuê với chi phí đền bù thấp, cùng với nhu cầu thuê tăng mạnh do sự chuyển dịch sản xuất từ Trung Quốc sang Việt Nam, sẽ được hưởng lợi từ xu hướng này.
Công ty Chứng khoán Yuanta Việt Nam (Yuanta) cho biết, kết thúc quý I/2021, Công ty Cổ phần Phú Tài (HoSE:PTB) ghi nhận doanh thu đạt 1,405 tỷ đồng (tăng 16% so với cùng kỳ) và lợi nhuận sau thuế đạt 103 tỷ (tăng 60%). Với kế hoạch kinh doanh năm 2021, PTB đã hoàn thành 20% mục tiêu doanh thu và lợi nhuận sau quý đầu tiên.
Yuanta nhận định, doanh thu trong quý vừa qua của PTB tăng trưởng nhờ đóng góp nhờ mảng gỗ, chiếm 60% tổng doanh thu, tăng trưởng 37% so với cùng kỳ trong khi doanh thu mảng đá, chiếm 21% doanh thu, giảm nhẹ 1%.
Tăng trưởng mảng gỗ giúp biên lợi nhuận gộp PTB tiếp tục cải thiện lên mức 22,9%, cao nhất 4 quý. Bên cạnh đó, lợi nhuận tăng trưởng mạnh còn do chi phí lãi vay giảm 39% so với cùng kỳ.
Theo Yuanta, hiện PTB đã nhận các đơn hàng được ký kết đến cuối 2021 và các nhà máy gỗ của PTB đều đang hoạt động gần như tối đa công suất. Do đó, động lực tăng trưởng của PTB trong 2021 sẽ đến từ dự án mở rộng nhà máy chế biến gỗ Phù Cát, dự kiến vận hành giai đoạn 1 và 2 lần lượt trong quý II và III năm nay.
Hơn nữa, phần lớn các sản phẩm xuất khẩu gỗ của PTB là vào thị trường Mỹ và đối thủ cạnh tranh lớn với Việt Nam là Ấn Độ và trong ngắn hạn, việc bùng phát dịch bệnh ở Ấn Độ có để tạo lợi thế cho các doanh nghiệp Việt Nam như PTB. Còn ở trong dài hạn, Yuanta ước tính công suất sản xuất gỗ của PTB sẽ mở rộng trung bình 11%/năm trong giai đoạn 2020-2024.
Đối với mảng bất động sản, PTB kỳ vọng sẽ ghi nhận 90% dự án Phú Tài Residence hai quý cuối năm 2021, đóng góp doanh thu 628 tỷ và lợi nhuận trước thuế 103 tỷ đồng.
Ngoài ra, liên doanh Phú Tài - Nhơn Tân vừa trở thành nhà đầu tư duy nhất vượt qua vòng đánh giá sơ bộ để trúng thầu dự án khu đô thị Long Vân 4 tại TP. Quy Nhơn, Bình Định, quy mô 32ha với tổng vốn đầu tư 2.200 tỷ đồng.
Ban lãnh đạo PTB cho biết, chưa có kế hoạch triển khai dự án này trong 2021, đây sẽ là động lực tăng trưởng trong dài hạn của doanh nghiệp.
Trên thị trường, PTB đang được giao dịch tại mức P/E là 9,8 lần (tương ứng EPS là 8.601 đồng), thấp hơn P/E trung bình ngành vật liệu xây dựng là 11,7 lần.
Đồ thị giá của PTB đạt mức cao nhất 52 tuần và đồ thị giá có dấu hiệu bước vào giai đoạn biến động mạnh theo chiều hướng tích cực cho thấy xu hướng tăng ngắn hạn có thể sẽ mở rộng về các mức cao hơn với mức mục tiêu ngắn hạn là 95.950 đồng/cổ phiếu.
(VNF) - Dự án nhà ở xã hội NO1 thộc Khu đô thị mới Hạ Đình, phường Hạ Đình, quận Thanh Xuân và xã Tân Triều, huyện Thanh Trì, thành phố Hà Nội.