Thâm nhập khu đất xây dựng Tổ hợp Hòa Xuân hơn 3.500 tỷ ở Đà Nẵng
(VNF) - Khu đất sắp đấu giá để thực hiện dự án Tổ hợp, thể thao giải trí và thương mại Hòa Xuân có diện tích rộng 101 ngàn m2.
Công ty Chứng khoán Bản Việt (VCSC) cho biết, tại đại hội đồng cổ đông thường niên diễn ra ngày 23/6, cổ đông Công ty Cổ phần Vincom Retail (HoSE: VRE) đã thông qua kế hoạch năm 2021 với tăng trưởng doanh thu 8% và tăng trưởng lợi nhuận sau thuế 5% so với thực hiện năm ngoái, ước đạt 2.500 tỷ đồng.
Kế hoạch tăng trưởng lợi nhuận năm 2021 khiêm tốn của VRE chủ yếu là do tác động tiêu cực kéo dài của dịch Covid-19 đến kết quả hoạt động kinh doanh năm 2021. Đáng chú ý, năm tài chính 2020, VRE dự kiến không chia cổ tức, phù hợp với dự báo của VCSC.
Về nhân sự, ông Nguyễn Thế Anh, hiện là Trưởng ban kiểm soát của Tập đoàn Vingroup, được bầu làm thành viên HĐQT mới thay bà Nguyễn Thị Dịu đã từ nhiệm. VCSC cho rằng sẽ không có thay đổi đáng kể nào đối với hoạt động vận hành của VRE từ diễn biến này.
VCSC hiện có khuyến nghị mua dành cho VRE, với giá mục tiêu ở mức 38.800 đồng/cổ phiếu. Công ty chứng khoán này cho rằng, VRE hiện có định giá hấp dẫn tại P/E năm 2021/2022 là 26,3/20,4 lần (dựa theo dự báo của VCSC) so với trung vị P/E năm 2021/2022 của các doanh nghiệp cùng ngành trong khu vực là 29,5/22,7 lần (dựa theo dự báo chung trên Bloomberg) và dự phóng CAGR lợi nhuận sau thuế sau lợi ích cổ đông thiểu số giai đoạn 2020-2024 đạt 23%.
Năm 2021, do dịch Covid-19 tái bùng phát trong thời gian gần đây tại Việt Nam, VCSC đã giảm dự báo lợi nhuận sau thuế sau lợi ích cổ đông thiểu số năm 2021 của VRE thêm 9% còn 2.600 tỷ đồng (tăng 10% cùng kỳ). Dự báo này còn đến từ việc điều chỉnh giảm dự báo GFA bán lẻ tính đến cuối năm 2021 khi VRE có kế hoạch mở dự án VMM Grand Park (TP. HCM) trong năm 2022.
VCSC duy trì quan điểm cho rằng lợi nhuận sau thuế sau lợi ích cổ đông thiểu số năm 2021/2022 sẽ phục hồi so với năm 2020 chủ yếu nhờ lưu lượng khách hàng đến trung tâm thương mại (TTTM) và doanh thu của khách thuê cải thiện sau giai đoạn giãn cách xã hội vào đầu năm 2020 giúp VRE giảm các gói hỗ trợ cho khách thuê; sự đóng góp đến từ VMM Ocean Park (Hà Nội) và đóng góp từ 3 TTTM mới dự kiến mở bán trong năm 2021.
Công ty chứng khoán này dự báo VRE sẽ có thêm khoảng 1,14 triệu m2 GFA bán lẻ trong giai đoạn 2021-2024 khi kỳ vọng VRE sẽ thực hiện trở lại kế hoạch triển khai TTTM mới sau giai đoạn trì hoãn trong năm 2020 do dịch Covid-19.
Công ty Chứng khoán MB (MBS) vừa đưa ra khuyến nghị nắm giữ đối với Công ty Cổ phần Vĩnh Hoàn (HoSE: VHC) với giá mục tiêu 49.200 đồng/cổ phiếu, dựa trên cơ sở VHC là doanh nghiệp đầu ngành trong các lĩnh vực liên quan, sở hữu chuỗi giá trị khép kín với khả năng tự chủ cao (100%) và trong bối cảnh nhu cầu đối với sản phẩm cá tra và các sản phẩm khác hồi phục sau đại dịch.
MBS xác định mức giá mục tiêu của VHC bằng phương pháp chiết khấu dòng tiền, giá mục tiêu tương ứng với P/E dự phóng 12,2 lần (theo EPS dự phóng 2021 khoảng 4.024 đồng).
Mới đây, VHC đã công bố kết quả kinh doanh sơ bộ 5 tháng năm 2021 với những tín hiệu tích cực. Trong đó, lũy kế 5 tháng đầu năm, doanh thu xuất khẩu cá tra đạt 2.239 tỷ đồng, tăng 18% so với cùng kỳ, đóng góp 66% tổng doanh thu.
Xét về thị trường xuất khẩu, Mỹ là thị trường có mức tăng doanh thu mạnh nhất trong tháng 5/2021 với tăng trưởng 188% cùng kỳ, trong khi Trung Quốc chỉ tăng 9% và các thị trường khác tăng 4%. Bên cạnh đó, nhờ dịch bệnh được kiểm soát tốt hơn, lượng cá tra tồn kho trong nước giảm, trong khi nhu cầu sản phẩm cá tra đông lạnh phục hồi đã giúp cho VHC bù đắp được mức giảm 22% so với cùng kỳ tại thị trường châu Âu.
Mặt khác, xuất khẩu cá tra ghi nhận tăng trưởng dương tại các thị trường xuất khẩu lớn. Mở rộng quy mô tiêm chủng vắc-xin phòng Covid-19 khiến dịch bệnh được kiểm soát tại nhiều quốc gia lớn trên thế giới đã tác động tích cực tới việc nhập khẩu thủy sản từ Việt Nam, trong đó có cá tra.
Lũy kế 5 tháng đầu năm, tổng giá trị xuất khẩu cá tra Việt Nam đạt 637,8 triệu USD, tăng 14,7% so với cùng giai đoạn năm 2020, trong đó giá trị xuất khẩu cá tra trong tháng 5/2021 đạt 148,4 triệu USD, tăng 39,3%.
Hiện nay, VHC đang lên kế hoạch đầu tư mở rộng kinh doanh sản phẩm ngoài cá tra. doanh nghiệp dự kiến sẽ đẩy mạnh phát triển thêm các sản phẩm thực phẩm & sức khỏe.
Công ty Chứng khoán Bản Việt (VCSC) vừa tham dự cuộc họp đại hội cổ đông thường niên của Tập đoàn Vingroup (HoSE: VIC) diễn ra ngày 24/6 với 146 cổ đông/người được ủy quyền tham dự, chiếm 89% tổng số cổ phần lưu hành của VIC.
Tại phiên họp, cổ đông đã thông qua kế hoạch năm 2021 với tăng trưởng doanh thu 53% so với cùng kỳ, lên mức 170.000 tỷ đồng và lợi nhuận sau thuế đạt 4.500 tỷ đồng (đi ngang).
Kế hoạch lợi nhuận sau thuế thấp hơn so với dự báo năm 2021 của VCSC là 5.500 tỷ đồng, tương đương tăng trưởng 20% cho lợi nhuận sau thuế và 4.500 tỷ đồng (giảm 17% so với cùng kỳ) cho lợi nhuận sau thuế sau lợi ích cổ đông thiểu số.
Bên cạnh đó, cổ đông đã thông qua phương án ESOP với lượng phát hành tối đa 0,2% tổng số cổ phiếu lưu hành (tương đương 6,8 triệu cổ phiếu), thời gian phát hành không muộn hơn tháng 6/2022. Thời gian hạn chế giao dịch sẽ là 1 năm. Giá phát hành sẽ do ban lãnh đạo quyết định khi phát hành.
Các cổ đông cũng đã thông qua kế hoạch cổ tức năm 2020 với tỷ lệ 12,5% cổ tức bằng cổ phiếu, dự kiến sẽ được thanh toán vào nửa cuối năm 2021, giống với thông báo ngày 20/4 của doanh nghiệp. Đợt trả cổ tức gần nhất (21% bằng cổ phiếu) được trả vào tháng 6/2018.
Hiện VCSC duy trì khuyến nghị khả quan dành cho VIC, do tiếp tục đánh giá cao sự hiện diện mạnh mẽ của Vingroup đối với tầng lớp có thu nhập trung bình cao, đặc biệt thông qua công ty con BĐS Vinhomes (VHM), Vincom Retail (VRE) và Vinpearl.
Mức giá mục tiêu của VCSC đưa ra là 133.000 đồng/cổ phiếu, chủ yếu do định giá cao cho mảng bán bất động sản, đến từ tỷ lệ WACC thấp hơn và việc cập nhật giá mục tiêu đến giữa năm 2022, và thay đổi trong phương thức định giá cho mảng công nghiệp.
(VNF) - Khu đất sắp đấu giá để thực hiện dự án Tổ hợp, thể thao giải trí và thương mại Hòa Xuân có diện tích rộng 101 ngàn m2.