Mưa như trút nước, đường phố Đà Nẵng bị ngập sâu
(VNF) - Mưa lớn kéo dài nhiều giờ liền khiến nhiều tuyến đường trên địa bàn TP. Đà Nẵng ngập nặng. Học sinh phải nghỉ học, nhiều cơ quan cũng cho người lao động nghỉ làm.
Công ty Dầu khí (PSI) cho biết, theo báo cáo tài chính hợp nhất giữa niên độ, doanh thu lũy kế 6 tháng của Tổng công ty Điện lực Dầu khí Việt Nam (HoSE: POW) đạt 15.617 tỷ đồng (giảm 0,4% so với cùng kỳ), nguyên nhân chủ yếu là do tình hình thủy văn thuận lợi, thủy điện chiếm ưu thế tuyệt đối trên thị trường điện cạnh tranh, dịch Covid diễn biến phức tạp khiến phụ tải điện giảm và doanh thu các mảng khác giảm.
Lợi nhuận sau thuế ghi nhận là 1.456 tỷ đồng, tăng 8,1% so với cùng kỳ nhờ thu lãi bán công ty con (PV Machino) và chi phí lãi vay giảm mạnh.
Được biết, nhà máy điện Nhơn Trạch 1 chỉ được huy động 40 ngày trong suốt nửa đầu năm do tổng sản lượng hợp đồng năm (Qc) được giao thấp (170,3 triệu kWh, chỉ bằng 20% Qc dự kiến giao là 850,8 triệu kWh) nên trong 6 tháng đầu năm Nhà máy chỉ được huy động 40 ngày/181 ngày khả dụng. Việc nhà máy được huy động Qc được phân bổ rất thấp làm ảnh hưởng nghiêm trọng tới hiệu quả sản xuất kinh doanh của nhà máy.
Tuy nhiên, hai nhà máy thủy điện của POW lại hoạt động ổn định. Lượng nước về hồ của Thủy điện Hủa Na chỉ bằng 91% cùng kỳ nên nhà máy chủ yếu chạy vào các chu kỳ có giá thị trường cao và giảm phát các thời gian còn lại để tích đủ nước cho giai đoạn tiếp theo.
Nhà máy điện Đakđrinh có lượng nước về hồ dồi dào hơn nên sản lượng điện đạt gần 270 triệu kWh, tăng 88% so với cùng kỳ. Dự kiến, mùa mưa cuối năm sẽ giúp các nhà máy thủy điện tiếp tục sản xuất thuận lợi và được ưu tiên huy động.
Trong khi đó, nhà máy điện Vũng Áng được phân bổ sản lượng Qc cao, vận hành 2 tổ máy liên tục. Sản lượng sản xuất 6 tháng đầu năm của nhà máy tăng 26% so với cùng kỳ, đạt gần 4 tỷ kWh. Với lợi thế giá cả cạnh tranh hơn so với điện khí, PSI đánh giá NMĐ Vũng Áng 1 vẫn sẽ được huy động nhiều trong nửa cuối năm, phục vụ cho khu vực phía Bắc nơi tình hình dịch bệnh được kiểm soát tốt hơn.
Dù hiện tượng La Nina đã suy yếu nhưng nửa cuối năm lại là mùa mưa nên các nhà máy thủy điện vẫn có lợi thế sản xuất hơn so với điện than và điện khí. Thêm vào đó, giá khí đầu vào cao khiến cho điện khí khó chiếm được ưu thế trên thị trường điện cạnh tranh, nhất là khi phụ tải giảm do nhiều cơ sở kinh doanh không thể hoạt động theo lệnh giãn cách theo Chỉ thị 16.
PSI duy trì khuyến nghị mua dành cho cổ phiếu POW với giá mục tiêu 13.800 đồng/đơn vị, tương ứng P/E dự phóng 2021 là 13,07 lần do sản lượng điện khó đạt kế hoạch do Qc thấp hơn và diễn biến dịch Covid-19 vẫn hết sức phức tạp và giá bán điện của các nhà máy điện khí cao hơn so với năm trước do giá khí tăng theo đà tăng của giá dầu thô.
Công ty Chứng khoán Yuanta Việt Nam (Yuanta) cho biết, kết thúc 6 tháng đầu năm, doanh thu của Công ty Cổ phần Phân bón Dầu khí Cà Mau (HoSE: DCM) đạt 4.339 tỷ đồng, lợi nhuận trước thuế ước đạt 411 tỷ đồng, lần lượt tăng 28% và 7% so với cùng kỳ năm 2020. Với kết quả này, DCM đã hoàn thành 55% kế hoạch doanh thu và vượt 96% kế hoạch lợi nhuận cả năm.
Doanh thu 6 tháng đầu năm 2021 của DCM tăng mạnh nhờ giá phân bón tăng mạnh, phân đạm Ure tăng 62%, DAP tăng hơn 54%, Kali tăng 45% so với cùng kỳ. Bên cạnh đó, công suất vận hành nhà máy DCM hiện duy trì ở mức 110%, cũng là yếu tố hỗ trợ doanh thu trong kỳ.
Tuy nhiên, lợi nhuận 6 tháng đầu năm của DCM chỉ tăng nhẹ do chi phí đầu vào tăng, giá dầu Brent đã tiếp tục tăng 45% từ đầu năm đến nay. Trong khi đó, sản lượng tiêu thụ của DCM giảm 3%, chủ yếu là trong quý II/2021 (giảm 19% cùng kỳ). Trong bối cảnh nhu cầu giảm đã khiến DCM không thể chuyển hoàn toàn phần chi phí gia tăng vào giá bán.
Yuanta cho rằng, điểm nghẽn đầu ra của nông sản do Covid-19 đã ảnh hưởng đến nhu cầu phân bón trong quý II/2021.
Nhà máy NPK đi vào vận hành từ quý I/2021 cũng là động lực tăng trưởng cho DCM. Bên cạnh đó, DCM đang đầu tư vào marketing, tăng quy mô và chất lượng sản phẩm với mục tiêu nhận diện thương hiệu đạt ít nhất 65% tại Đồng bằng sông Cửu Long, Đông Nam Bộ, Tây Nguyên và Campuchia vào năm 2025.
Ngoài ra, luật thuế Giá trị gia tăng 71 được áp dụng từ 2021 sẽ giúp DCM tiết kiệm thêm khoảng 80 - 150 tỷ đồng mỗi năm.
Trong diễn biến đáng chú ý, DCM vừa cho biết doanh nghiệp đã có lộ trình giảm tỷ lệ nắm giữ cổ phần của Tập đoàn Dầu khí (PVN) từ 75,56% xuống 51%. Hiện tại nút thắt tại cơ chế giá khí đầu vào với PVN đã đàm phán xong. Đây sẽ là các thông tin hỗ trợ giá cổ phiếu.
Trên thị trường, mức Stock Rating của DCM ở mức 94 điểm cho nên Yuanta duy trì đánh giá tích cực mức xếp hạng tăng trưởng của cổ phiếu này. Điểm nổi bật là mức sức mạnh giá của DCM trên mức 90 điểm cho thấy dòng tiền có xu hướng gia tăng mạnh vào cổ phiếu này.
Giá Ure dự báo sẽ tiếp tục gia tăng do ảnh hưởng từ giá nguyên liệu đầu vào tăng mạnh. Với kết quả kinh doanh quý II, điểm cơ bản của DCM ở mức 97 điểm cho thấy DCM vẫn duy trì tăng trưởng trên nền tảng cơ bản.
Đồ thị giá của DCM đóng cửa tăng 3,6% và đồ thị giá thoát khỏi giai đoạn tích lũy. Đồng thời, đồ thị giá cũng xác lập mức cao nhất 52 tuần cho thấy xu hướng tăng ngắn và trung hạn có thể sẽ tiếp tục mở rộng về các mức cao hơn. Do đó, Yuanta khuyến nghị các nhà đầu tư ngắn hạn tiếp tục nắm giữ cổ phiếu DCM.
Công ty Chứng khoán SSI ước tính, năm 2021, tổng doanh thu của Công ty cổ phần Traphaco (HoSE: TRA) đạt 2.190 tỷ đồng, tăng trưởng 15% so với năm trước. Sang năm 2022, tổng doanh thu ước đạt 2.540 tỷ đồng, cao hơn 16% so với cùng kỳ.
Tăng trưởng lợi nhuận ròng bắt đầu hồi phục từ 2021 sau khi đi ngang từ 2015 - 2020, nhờ cạnh tranh giảm và danh mục sản phẩm đa dạng hóa, SSI ước tính mức tăng giá 29% của TRA là khả thi, đặc biệt so với các công ty cùng ngành.
Quan điểm này dựa trên tình hình kinh doanh khá tích cực của doanh nghiệp, lũy kế 6 tháng đầu năm, tổng doanh thu và lợi nhuận ròng của Tra lần lượt đạt 1.030 tỷ đồng và 157 tỷ đồng, tăng 22% và 40% so với cùng kỳ năm ngoái. Như vậy, Tra đã hoàn thành gần 50% và 52% kế hoạch doanh thu và lợi nhuận cả năm.
Đặc biệt, kết quả này có được trong bối cảnh chịu ảnh hưởng từ làn sóng Covid-19 thứ 3 và thứ 4 trong 2 quý đầu năm.
Trong giai đoạn sắp tới, động lực đầu tư chính đối với Tra là tiến độ nghiên cứu phát triển thuốc đông dược và thực phẩm chức năng (TPCN) bắt đầu có kết quả tích cực, cùng với đó hưởng lợi từ việc thắt chặt thị trường TPCN trong nước.
Việc tỷ lệ chi phí SG&A/doanh thu giảm với doanh thu/sản phẩm mới cải thiện và sản xuất thuốc tân dược sẽ tăng lên trong 2021 và 2022 nhờ những sản phẩm chuyển giao công nghệ từ Daewoong Pharma cũng là những động lực đáng chú ý.
Ngoài ra, doanh thu từ hàng thương mại & nhập khẩu ủy thác (NKUT) ước tính tăng đáng kể với các hợp đồng ký mới phân phối cho JW, CKD & các thương hiệu TPCN khác.
Hiện SSI khuyến nghị mua cổ phiếu TRA với giá mục tiêu là 101.000 đồng/cổ phiếu, tăng gần 30% so với giá đóng cửa phiên 24/8.
(VNF) - Mưa lớn kéo dài nhiều giờ liền khiến nhiều tuyến đường trên địa bàn TP. Đà Nẵng ngập nặng. Học sinh phải nghỉ học, nhiều cơ quan cũng cho người lao động nghỉ làm.