'Thăm' khu đất xây 365 căn nhà ở xã hội ngay trong nội đô Hà Nội
(VNF) - Dự án nhà ở xã hội NO1 thộc Khu đô thị mới Hạ Đình, phường Hạ Đình, quận Thanh Xuân và xã Tân Triều, huyện Thanh Trì, thành phố Hà Nội.
Tổng công ty Viglacera (HoSE: VGC) vừa tổ chức đại hội cổ đông thường niên 2022, trong đó thông qua kế hoạch kinh doanh với doanh thu hợp nhất 15.000 tỷ đồng, lợi nhuận trước thuế hợp nhất 1.700 tỷ đồng, lần lượt tăng 34% và 10% so với thực hiện năm 2021. Phương án chi trả cổ tức ở mức 16% bằng tiền mặt.
Về phía công ty mẹ, đại hội cổ đông giao chỉ tiêu lợi nhuận trước thuế ở mức 1.200 tỷ đồng, doanh thu 6.500 tỷ đồng, lần lượt tăng 4% và 17% so với thực hiện năm ngoái. Viglacera dự kiến chia cổ tức năm 2022 tỷ lệ 16%.
Về nhân sự, đại hội cổ đông đã bầu bổ sung ông Lê Bá Thọ (ứng cử ngày 21/4) vào hội đồng quản trị thay thế cho bà Đỗ Thị Phương Lan (từ nhiệm ngày 21/4). Đáng lưu ý, ông Lê Bá Thọ mới từ nhiệm vị trí chủ tịch hội đồng quản trị của Tổng công ty Idico (HNX: IDC) vào ngày 13/4.
Gần đây, Viglacera đã công bố báo cáo tài chính hợp nhất quý I, ghi nhận doanh thu 3.832 tỷ đồng, tăng 62,5% so với cùng kỳ năm ngoái; lãi trước thuế gần 900 tỷ đồng, tăng 2,6 lần. Như vậy, doanh nghiệp đã hoàn thành 25,5% chỉ tiêu doanh thu và 52,7% chỉ tiêu lợi nhuận cả năm.
Năm 2022, ở mảng bất động sản khu công nghiệp, VGC đặt kế hoạch đầu tư mới khoảng 2.000ha cho giai đoạn 2022-2025, đồng thời tập trung triển khai và cho thuê khu công nghiệp Yên Phong IIC, Yên Phong 1 mở rộng, Phú Hà, Đông Mai. Ngoài ra, doanh nghiệp tiếp tục phát triển các khu nhà ở xã hội, nhà ở công nhân đồng bộ với sự phát triển của khu công nghiệp hiện có.
Ở mảng vật liệu xây dựng, VGC sẽ tập trung triển khai, đưa vào hoạt động nhà máy Viglacera Eurotile (Bạch Mã) tại thị trường miền Nam và tiếp tục triển khai và thực hiện giai đoạn 2 của nhà máy kính nổi siêu trắng Phú Mỹ (900 tấn/ngày). Doanh nghiệp cũng bắt đầu thực hiện chiến lược thoái vốn tại một số đơn vị sản xuất gạch ngói không hiệu quả.
Công ty Chứng khoán Vietcombank (VCBS) nhận định, VGC sở hữu triển vọng kinh doanh tích cực nhờ mảng bất động sản khu công nghiệp và mảng vật liệu xây dựng, hai mũi nhọn của doanh nghiệp.
Hiện VGC nẵm giữ 1.200ha đất khu công nghiệp sẵn sàng cho thuê và với năng lực cho thuê hiện nay gần 200ha/năm. Doanh nghiệp đang đặt chiến lược trong giai đoạn 2022-2025 có thêm 10 khu công nghiệp nữa với diện tích cho thuê tăng thêm 2.000ha tại Phú Thọ, Quảng Ninh, Thái Nguyên, Yên Bái. VGC cũng tăng dần giá cho thuê khu công nghiệp.
Đối với mảng vật liệu xây dựng, VGC đã hoàn thành mua nhà máy Bạch Mã và bắt đầu ghi nhận vào báo cáo tài chính hợp nhất nhà máy này từ đầu năm 2022. VGC sẽ đầu tư thêm máy móc để sản xuất và bắt đầu thâm nhập vào thị trường miền Nam thông qua hoạt động sát nhập này.
Mảng kính dự kiến tiếp tục đóng góp đáng kể vào hoạt động kinh doanh trong năm 2022 với nhà máy kính nổi Phú Mỹ. Tuy nhiên, khi chuyển sang nửa cuối năm 2022, nhà máy kính Chu Lai (đối thủ cạnh tranh) quay trở lại hoạt động sau quá trình bảo dưỡng sẽ làm tăng áp lực cạnh tranh và làm giảm giá bán kính.
Nhìn chung, VCBS đánh giá cao khả năng hoàn thành và khả năng vượt kế hoạch kinh doanh 2022 của VGC dựa trên các chỉ tiêu thận trọng. VCBS dự phóng doanh thu thuần năm đạt 15.914 tỷ đồng (tăng 42% cùng kỳ) và lợi nhuận sau thuế đạt 1.909 tỷ đồng (tăng 49% cùng kỳ).
Dựa trên phương pháp FCFF, VCBS đưa ra khuyến nghị mua với mức định giá của VGC là 60.198 đồng/cổ phiếu, tương ứng mức sinh lời 32% so với giá đóng cửa phiên 27/4.
Công ty Chứng khoán MB (MBS) cho biết, kết thúc quý I/2022, Công ty Cổ phần Gemadept (HoSE: GMD) ghi nhận doanh thu 880 tỷ đồng, tăng 28% so với cùng kỳ năm ngoái. Trong cơ cấu tổng doanh thu, đóng góp tới 84% từ hoạt động khai thác cảng, tương ứng 736 tỷ đồng; còn lại là hoạt động logistics, cho thuê văn phòng...
Biên lãi gộp tăng nhẹ từ 38% lên 40% trong quý I/2022. Hoạt động liên doanh liên kết mang về cho GMD hơn 125 tỷ đồng, là yếu tố thúc đẩy lợi nhuận sau thuế đạt 320 tỷ đồng, tăng 85% so với cùng kỳ. Lãi cơ bản trên cổ phiếu đạt 836 đồng, tăng 86%.
Tại đại hội cổ đông thường niên, ban lãnh đạo GMD đã nâng kế hoạch kinh doanh với doanh thu đăng ký là 3.850 tỷ đồng, tăng 20% so với cùng kỳ và lợi nhuận trước thuế 1.200 tỷ đồng, tăng gần 50% so với cùng kỳ.
GMD cho biết, cảng Gemalink đạt mốc hơn 1 triệu TEUs sau 1 năm vận hành, đạt mức kỷ lục trong ngành khai thác cảng Việt Nam. Tính riêng quý I, sản lượng hàng hóa thông qua cảng Gemalink đạt khoảng 305.000 TEUs, chiếm 40% tổng sản lượng thông qua toàn bộ cảng Gemadept, tăng 3 lần so với cùng kỳ.
GMD dự kiến tăng vốn thêm 2.009 tỷ đồng từ phát hành quyền mua cổ phiếu tỷ lệ 3:1 với giá 20.000 đồng/cổ phiếu. Qua đó, vốn điều lệ của GMD tăng từ 3.014 tỷ đồng lên 4.018 tỷ đồng.
Về kế hoạch thoái vốn và chuyển nhượng, GMD lên kế hoạch chuyển nhượng tối đa 24% vốn Gemalink, ưu tiên đối tác có hãng tàu, đồng thời thoái vốn khỏi các hoạt động kinh doanh không cốt lõi (cao su và bất động sản).
MBS kỳ vọng hoạt động xuất nhập khẩu sẽ tiếp tục khởi sắc trong thời gian tới. Kim ngạch xuất nhập khẩu hàng hóa quý I tăng 14% so với cùng kỳ và được dự báo có thể đạt 750 tỷ USD trong năm 2022, tăng 12% cùng kỳ.
MBS đang khuyến nghị các nhà đầu tư có thể mua cổ phiếu GMD với giá mục tiêu 62.400 đồng/cổ phiếu, cao hơn 17% thị giá hiện tại. MBS hy vọng hoạt động xuất nhập khẩu duy trì tích cực trong năm 2022; dư địa còn lớn đối với giá dịch vụ cảng biến; công suất khai thác từ năm 2026 tăng 56% so với hiện tại khi cảng Nam Đình Vũ và Gemalink giai đoạn 2 đưa vào hoạt động.
Năm 2022, Công ty Cổ phần Vĩnh Hoàn (HoSE: VHC) đặt kế hoạch doanh thu 13.000 tỷ đồng, tăng 44% so với thực hiện năm ngoái; lợi nhuận ròng 1.600 tỷ đồng, cũng tăng 44%. Doanh nghiệp chốt phương án cổ tức năm 2022 gồm 20% bằng tiền và 20% bằng cổ phiếu.
Về đầu tư, VHC dự kiến chi 1.500 tỷ đồng, trong đó 100 tỷ đồng cho FeedOne - nhà máy thức ăn thủy sản mới; 500 tỷ đồng cho Thanh Ngọc Food (TNF); 280 tỷ đồng để mở rộng diện tích canh tác và nâng cấp các cơ sở hiện có. Được biết, các đơn vị mới như FeedOne và TNF dự kiến sẽ chưa ghi nhận lợi nhuận trong năm 2022.
Năm nay, VHC có kế hoạch phát hành ESOP với tỷ lệ tối đa 2% lượng cổ phiếu đang lưu hành với giá 10.000 đồng/cổ phiếu. Thời gian hạn chế giao dịch là 5 năm và 20% cổ phiếu ESOP được phát hành có thể được phép giao dịch mỗi năm.
Công ty Chứng khoán SSI (SSI) cho biết về triển vọng tăng trưởng mảng cá tra, VHC dự kiến phát triển trung tâm cá giống và mở rộng tổng diện tích nuôi khoảng 100-150ha, nâng tỷ trọng cá nguyên liệu tự cung tự cấp lên mức 70%.
Ngoài thị trường Mỹ (nhu cầu vẫn ổn định), VHC kỳ vọng sẽ có thêm cơ hội từ thị trường châu Âu và Trung Quốc trong trung hạn. Đối với thị trường châu Âu, nhu cầu có thể thay đổi do thuế nhập khẩu giảm từ 5,5% xuống 0% trong năm 2024 (EVFTA) và xung đột giữa Nga và Ukraine gây ra sự thiếu hụt nguồn cung cá minh thái.
Đối với thị trường Trung Quốc, ban lãnh đạo dự kiến nhu cầu sẽ bị dồn nén khi nền kinh tế mở cửa trở lại, do hàng tồn kho ở mức thấp.
Ở mảng collagen và gelatin, hiện công suất sản xuất gelatin đã đạt mức tối đa (3.000 tấn/năm). Công suất sản xuất collagen (1.000 tấn/năm) dự kiến đạt mức tối đa vào cuối năm. Cùng với đó, VHC đang đầu tư nhà máy thứ 3 cho SGC để phát triển các sản phẩm làm từ gạo khác. Công suất hiện tại của bánh phồng tôm SGC là 10.000 tấn/năm và công suất sản phẩm từ lúa là 6.000 tấn/năm.
Trong quý I, VHC báo cáo doanh thu và lợi nhuận ròng lần lượt là 3.300 tỷ đồng (tăng 83% cùng kỳ) và 553 tỷ đồng (tăng 321% cùng kỳ), hoàn thành 25% và 34% kế hoạch cả năm.
SSI lưu ý rằng quý I/2021 có nền cơ sở thấp, tuy nhiên so với quý liền trước là nền cơ sở cao thì tăng trưởng của quý I/2022 vẫn rất ổn định. Tăng trưởng doanh thu của VHC cũng phù hợp với mức tăng trưởng của các ngành là 90% so với cùng kỳ và các doanh nghiệp niêm yết trong ngành, như IDI là 86% và ANV là 50%.
Biên lợi nhuận gộp của quý I/2022 đạt 23,8%, cao hơn nhẹ so với mức 23,7% trong quý IV/2021, do giá bán cá tra tăng lên 4,8 USD/kg (tăng 26% so với đầu năm), trong khi chi phí thức ăn thủy sản và chi phí nguyên liệu cá tăng lần lượt 25% và 22% so với đầu năm.
Tỷ lệ chi phí bán hàng và quản lý/doanh thu ở mức 4,4% trong quý I/2022, thấp hơn mức 5,7% trong quý IV/2021 do tỷ lệ đơn đặt hàng cá tra FOB cao hơn (chiếm 80% doanh thu), mặc dù chi phí vận chuyển trong quý I/2022 tăng.
Dựa trên kết quả kinh doanh ổn định này, SSI điều chỉnh tăng ước tính doanh thu và lợi nhuận ròng năm 2022 của VHC lên 13.400 tỷ đồng (tăng 48% cùng kỳ) và 1.900 tỷ đồng (tăng 71% cùng kỳ).
SSI cũng nâng ước tính tăng trưởng sản lượng tiêu thụ cá tra và giả định giá bán bình quân lên 13% so với cùng kỳ (từ 8%) và 4,6 USD/kg (từ 4 USD/kg). Ước tính lợi nhuận ròng hiện tại cao hơn 28% so với ước tính trước đó. Công ty chứng khoán này lặp lại khuyến nghị khả quan đối với cổ phiếu VHC, giá mục tiêu 1 năm là 101.300 đồng/cổ phiếu, triển vọng tăng 6% so với thị giá.
(VNF) - Dự án nhà ở xã hội NO1 thộc Khu đô thị mới Hạ Đình, phường Hạ Đình, quận Thanh Xuân và xã Tân Triều, huyện Thanh Trì, thành phố Hà Nội.