Thâm nhập khu đất xây dựng Tổ hợp Hòa Xuân hơn 3.500 tỷ ở Đà Nẵng
(VNF) - Khu đất sắp đấu giá để thực hiện dự án Tổ hợp, thể thao giải trí và thương mại Hòa Xuân có diện tích rộng 101 ngàn m2.
Tổng công ty Cổ phần Bia - Rượu - Nước giải khát Sài Gòn (HoSE: SAB) công bố doanh thu và lợi nhuận ròng quý I đạt 7.300 tỷ đồng và 1.200 tỷ đồng, lần lượt tăng 24,7% và 25,4% so với cùng kỳ năm ngoái. Tăng trưởng có được nhờ sản lượng tiêu thụ hồi phục, giá bán tăng nhẹ và cơ cấu sản phẩm cải thiện.
Công ty Chứng khoán Vietcombank (VCBS) dự báo kết quả kinh doanh các quý kế tiếp của SAB sẽ tiếp tục tăng trưởng, trong bối cảnh sản lượng bia sản xuất cho thấy tín hiệu khả quan hơn sau thời kỳ dịch bệnh. Cụ thể theo số liệu từ Tổng cục Thống kê, sản lượng bia Việt Nam sản xuất lũy kế 5 tháng đầu năm đạt 2,03 tỷ lít, tăng 18,6% so với cùng kỳ năm ngoái và tăng 5,9% so với cùng kỳ năm 2019 (mức trước dịch Covid-19).
Năm 2022, ngành bia rượu được dự báo sẽ quay lại tăng trưởng cả kênh on-trade và off-trade. Chính phủ Việt Nam thực hiện chính sách “sống chung an toàn với Covid” và triển khai tiêm chủng tốt. Nền kinh tế kỳ vọng phục hồi nhanh chóng và người tiêu dùng ra ngoài và chi tiêu nhiều hơn. Việt Nam có dân số tăng và tuổi trung bình trẻ, người tiêu dùng nhóm tuổi trẻ có xu hướng dùng các sản phẩm cao cấp và thử sản phẩm mới.
Dù vậy, chính sách mới đã tăng mức tiêu thụ đồ uống có cồn, các kênh bán tại chỗ (on premise) phần lớn đã quay về hoạt động như trước dịch, tuy nhiên sức tiêu thụ của người tiêu dùng chưa quay lại mức “náo nhiệt” như trước dịch.
Bên cạnh đó, các hoạt động dịch vụ như du lịch, vui chơi giải trí đã có thể hoạt động trở lại, tuy nhiên lượng khách quốc tế đến Việt Nam vẫn còn khiêm tốn. Sự cạnh tranh trong lĩnh vực bia trở nên khốc liệt hơn khi các doanh nghiệp sẽ cố gắng nâng cao vị thế và thị phần. Hơn nữa, chi phí nguyên vật liệu tăng cao cũng tạo áp lực lớn lên biên lợi nhuận gộp của doanh nghiệp ngành bia.
Thời gian tới, SAB dự kiến sẽ tiếp tục mở rộng danh mục thương hiệu, đáp ứng nhu cầu ngày càng tăng của người tiêu dùng đối với các thương hiệu cao cấp, cũng như duy trì sức cạnh tranh so với Heineken Việt Nam.
Trong năm 2022, VCBS ước tính doanh thu của SAB ở mức 33.000 tỷ đồng (tăng 25% so với cùng kỳ) và lợi nhuận ròng đạt 4.224 tỷ đồng (tăng 7,5%). Công ty chứng khoán này giả định biên lợi nhuận gộp của SAB đạt 28% trong năm, nhờ vào việc quản trị chi phí tốt hơn; thu nhập tài chính ròng đạt 1.065 tỷ đồng (giảm 2,9% cùng kỳ); chi phí bán hàng và quản lý doanh nghiệp neo ở mức 4.920 tỷ đồng (tăng 20% cùng kỳ), chiếm 15% doanh thu.
Từ đó, VCBS nâng khuyến nghị từ nắm giữ lên khả quan cho SAB với mức giá mục tiêu 170.000 đồng/cổ phiếu (triển vọng tăng giá 8,4% so với thị giá), tương ứng P/E mục tiêu 25,8 lần lần, dựa vào kỳ vọng phục hồi tích cực trong 2022 trở đi. Tại mức giá 156.800 đồng/cổ phiếu như hiện tại, SAB đang được giao dịch với P/E năm 2022 là 23,6 lần.
Công ty Cổ phần Vinhomes (HoSE: VHM) ghi nhận doanh thu quý I đạt 8.923 tỷ đồng, giảm 31% cùng kỳ 2021 và lợi nhuận sau thuế đạt 4.725 tỷ đồng, giảm 14%, thực hiện tương ứng 12% và 16% kế hoạch đã xây dựng.
Trong đó, doanh thu từ bất động sản giảm mạnh còn 5.961 tỷ đồng (giảm 40,5% cùng kỳ năm ngoái), chủ yếu đến từ 3 đại dự án Vinhomes Grand Park (1.300 tỷ đồng), Vinhomes Ocean Park (2.600 tỷ đồng), Vinhomes Smart City (1.700 tỷ đồng).
Công ty Chứng khoán Mirae Asset (MASVN) cho biết, nhìn chung các doanh nghiệp bất động sản trong quý I đều có kết quả kém khả quan. MASVN dự báo năm 2022 có thể là một năm thách thức cho ngành bất động sản do tác động tiêu cực từ chính sách kiểm soát nguồn tín dụng và trái phiếu doanh nghiệp.
Tuy nhiên, VHM sẽ ít chịu ảnh hưởng nhất trong số các doanh nghiệp cùng ngành do khách hàng của Vinhomes chủ yếu ở phân khúc trung và cao cấp, ít chịu ảnh hưởng từ việc siết tín dụng.
Trong năm nay, MASVN kỳ vọng VHM sẽ bàn giao nốt phần còn lại của 3 đại dự án Vinhomes Grand Park (phân khu The Beverly), Vinhomes Ocean Park (The Pavilion), Vinhomes Smart City (The Tolkin); và mở bán 4 dự án mới: Vinhomes Đại An (Hưng Yên), Vinhomes Ocean Park 2 – The Empire (Hưng Yên), Vinhomes Wonder Park (Hà Nội), Vinhomes Cổ Loa (Hà Nội).
Trong tháng 4, VHM đã bắt đầu mở bán Vinhomes Ocean Park 2 – The Empire gồm hơn 5.800 sản phẩm thấp tầng. MASVN cho rằng dự án này sẽ có tỷ lệ hấp thụ cao nhờ tiện ích đầy đủ, vị trí thuận lợi để vào Hà Nội, và nhất là ảnh hưởng từ thành công của Vinhomes Ocean Park.
MASVN dự phóng doanh thu và lợi nhuận sau thuế của VHM năm 2022 lần lượt 78.572 tỷ đồng (giảm 7,5% so với năm ngoái) và 29.584 tỷ đồng (giảm 24%). Sang đến năm 2023-2024, doanh thu sẽ đến từ các dự án khác như Wonder Park, Galaxy, Cổ Loa, Long Beach, Dream City... Dự phóng tăng trưởng trung bình trong giai đoạn này đạt khoảng 20% mỗi năm, tương ứng đạt doanh thu 94.900 tỷ trong năm 2023 và 111.700 tỷ trong năm 2024.
MASVN điều chỉnh giảm 16% giá mục tiêu từ 107.000 về 90.300 đồng/cổ phiếu đối với VHM (cao hơn 41,7% so với thị giá). Lợi nhuận sau thuế dự phóng giai đoạn 2022-2023 điều chỉnh giảm bình quân 6% và tăng chiết khấu thị trường lên 12% để phản ánh lo ngại về rủi ro chu kỳ ngành bất động sản.
Ngoài ra, công ty chứng khoán này cũng cho rằng rủi ro đối với VHM bao gồm chi phí vật liệu xây dựng tăng giá, và những thay đổi chính sách bất động sản của chính phủ nếu có trong tương lai.
Công ty Chứng khoán SSI (SSI) vừa lặp lại khuyến nghị mua đối với cổ phiếu HAH của Công ty Cổ phần Vận tải và Xếp dỡ Hải An và nâng giá mục tiêu 12 tháng lên 110.000 đồng/cổ phiếu, tương ứng P/E mục tiêu là 8 lần, tiềm năng tăng giá là 52%. SSI cho rằng, HAH có thể vượt qua chu kỳ đi xuống của ngành vận tải biển và duy trì mức lợi nhuận cao.
Trong ngắn hạn, công ty chứng khoán này kỳ vọng HAH sẽ duy trì được tốc độ tăng trưởng lợi nhuận cao nhờ mở rộng công suất. Với việc tính thêm đóng góp của liên doanh ZIM – Hải An, SSI điều chỉnh tăng ước tính lợi nhuận sau thuế của cổ đông công ty mẹ năm 2022 và 2023 lần lượt đạt 855 tỷ đồng (tăng 92% cùng kỳ) và 1.127 tỷ đồng (tăng 32% cùng kỳ).
Trên thị trường vận tải biển thế giới, giá cước vận tải container đã giảm mạnh kể từ tháng 2, chủ yếu do các thành phố của Trung Quốc chịu phong tỏa với chính sách “Không Covid”. Tuy nhiên, SSI cho rằng đây chỉ là hiện tượng tạm thời và giá cước sẽ dần hồi phục với việc Thượng Hải mở cửa trở lại trong tháng này và mùa cao điểm sẽ gây thêm áp lực lên chuỗi cung ứng vốn đã tắc nghẽn.
Do đó, SSI dự báo tình trạng tắc nghẽn sẽ tiếp tục kéo dài đến năm 2023 đến khi lượng hàng tồn đọng được giải phóng, theo đó giá cước vận tải vẫn neo ở mức cao.
Với việc thành lập Công ty Liên doanh Vận tải Container ZIM – Hải An cùng với ZIM Integrated Shipping Services Ltd. (hãng vận tải container lớn thứ 10 trên thế giới), HAH đặt mục tiêu đầy tham vọng là tăng cường sự hiện diện của mình tại thị trường Nội Á, sau đó mở rộng dần sang các nước Nam Á, Trung Đông, châu Đại Dương...
Với vốn điều lệ 2 triệu USD, Liên doanh ZIM – Hải An sẽ không tự đầu tư đội tàu, thay vào đó sẽ thuê tàu từ HAH và ZIM. Liên doanh này sẽ mang lại 2 nguồn thu nhập cho HAH, bao gồm doanh thu cho thuê tàu và lợi nhuận được chia từ việc vận hành đội tàu. Thêm vào đó, tình trạng thiếu tàu và container rỗng như hiện nay sẽ tạo cơ hội cho Liên doanh ZIM – Hải An xây dựng tệp khách hàng nhanh hơn.
Mặc dù cần thời gian để đạt kết quả nhất định, tuy nhiên, SSI tin rằng HAH sẽ thành công với sự trợ giúp của ZIM và nhu cầu mạnh mẽ từ các doanh nghiệp xuất nhập khẩu trong nước.
Hết quý I, HAH ghi nhận 652 tỷ đồng doanh thu, tăng 82% so với cùng kỳ năm ngoái; lợi nhuận sau thuế đạt 263 tỷ đồng, gấp 3 lần cùng kỳ, trong đó lợi nhuận sau thuế của cổ đông công ty mẹ đạt 200 tỷ đồng, cao gấp 3 lần.
HAH cho biết, lợi nhuận tăng mạnh chủ yếu do đội tàu đem lại. Cụ thể, doanh nghiệp đã đầu tư thêm tàu HA East và HA West vào tháng 4 và tháng 5/2021 dẫn đến số lượng tàu quý I năm nay nhiều hơn quý I năm trước. Thêm vào đó, giá cước vận tải nội địa tăng, giá cho thuê tàu tăng mạnh và số tàu cho thuê kỳ này cũng nhiều hơn. Hơn nữa, lợi nhuận ghi nhận từ các công ty liên kết cũng tăng mạnh so với cùng kỳ năm trước.
(VNF) - Khu đất sắp đấu giá để thực hiện dự án Tổ hợp, thể thao giải trí và thương mại Hòa Xuân có diện tích rộng 101 ngàn m2.