Mưa như trút nước, đường phố Đà Nẵng bị ngập sâu
(VNF) - Mưa lớn kéo dài nhiều giờ liền khiến nhiều tuyến đường trên địa bàn TP. Đà Nẵng ngập nặng. Học sinh phải nghỉ học, nhiều cơ quan cũng cho người lao động nghỉ làm.
Kết thúc quý I, Công ty Cổ phần Điện Gia Lai (HoSE: GEG) chứng kiến kết quả kinh doanh tăng trưởng vượt trội nhờ các dự án điện gió đi vào hoạt động đúng mùa gió chính.
Cụ thể, doanh thu ghi nhận 570 tỷ đồng, tăng 87% so với cùng kỳ năm ngoái, nhờ sự hoạt động của 125,2 MW điện gió từ tháng 11/2021 (mùa gió chính của các dự án diễn ra từ tháng 11 đến tháng 2 hàng năm).
Mặc dù chi phí tài chính tăng khá mạnh, song lợi nhuận trước thuế vẫn đạt 183 tỷ đồng, cao gấp 2,2 lần quý I/2021, hoàn thành 53% kế hoạch cả năm; trong đó lợi nhuận sau thuế thuộc về cổ đông công ty mẹ đạt 142 tỷ đồng, tăng 127% cùng kỳ.
Công ty Chứng khoán Vietcombank (VCBS) dự báo, sang quý II và quý III tới, lợi nhuận sau thuế của GEG nhiều khả năng chỉ tăng trưởng nhẹ do áp lực chi phí khấu hao, lãi vay cao và các dự án điện gió bước vào mùa thấp điểm, khiến sản lượng có thể đạt mức "đáy" trong năm.
Đáng nói, tăng trưởng nhanh được cho là quay trở lại vào quý IV/2023 khi đến mùa gió chính và điện gió chạy đủ quý thay vì 2 tháng trong năm ngoái.
Về triển vọng của GEG, VCBS kỳ vọng sẽ có chính sách mới cho các dự án điện gió, điện mặt trời chuyển tiếp. Theo đó, Quy hoạch điện 8 có thể được phê duyệt theo phiên bản lần 6 và có chút chỉnh sửa. Với kế hoạch phát triển mạnh năng lượng tái tạo của mình, GEG sẽ là cái tên có tiềm năng đáng kể.
Lưu ý rằng, sau khi tham dự hội nghị về chống biến đổi khí hậu (COP26), Việt Nam có ký cam kết với hành trình “net zero” cho tới năm 2050 nếu được các tổ chức nước ngoài giúp đỡ. Và đây cũng là xu hướng mới để thu hút đầu tư nước ngoài mà Việt Nam rất đang chú trọng.
GEG đang tiếp tục đầu tư vào các dự án năng lượng mặt trời. Trước mắt, hiện GEG đang đầu tư dự án điện gió Tân Phú Đông 1 với tổng công suất 100 MW, giúp tăng công suất điện gió thêm 77% và có thể hoàn thành ngay trong năm 2023 và đem về doanh thu hàng năm khoảng 600 – 620 tỷ đồng.
Ngoài ra, GEG còn dự án VPL giai đoạn 2 với công suất 30 MW đã chuẩn bị sẵn các thủ tục pháp lý và sẵn sàng triển khai khi có chính sách có các dự án mới. Về điện mặt trời, hiện GEG cũng còn 1 dự án là Đức Huệ 2 với công suất 49 MWp đã đầy đủ thủ tục pháp lý và sẵn sáng triển khai trong vòng 3 – 4 tháng nếu có chính sách mới. Doanh nghiệp cũng có kế hoạch sẽ tiếp tục đầu tư các dự án năng lượng tái tạo khác trong thời gian tới.
Nhìn chung, VCBS đánh giá GEG là doanh nghiệp có tiềm năng hưởng lợi nhất từ các chính sách giá bán mới cho các dự án điện gió, điện mặt trời chuyển tiếp cùng tham vọng đầu tư các dự án năng lượng tái tạo khá tham vọng. Dòng tiền hoạt động từ các dự án về tốt đảm bảo cho việc trả nợ và các nhu cầu đầu tư mới.
VCBS dự phóng doanh thu năm 2022 của GEG đạt 2.037 tỷ đồng (tăng 48% cùng kỳ), lợi nhuận sau thuế dành cho cổ đông cty mẹ đạt 386 tỷ đồng (tăng 36% cùng kỳ), tương ứng EPS đạt 1.198 đồng, P/E dự phóng ở mức 18,11 lần.
Hiện công ty chứng khoán này khuyến nghị mua dành cho cổ phiếu GEG với giá mục tiêu 29.800 đồng/cổ phiếu, triển vọng tăng giá 23% so với mức đóng cửa ngày 29/6.
Lũy kế 5 tháng, Công ty Cổ phần Đầu tư và Thương mại TNG (HNX: TNG) công bố doanh thu đạt 2.479 tỷ đồng, tăng 42% so với cùng kỳ năm 2021, hoàn thành 41% kế hoạch đặt ra. Trong đó, Mỹ vẫn đang là thị trường xuất khẩu chính của TNG với tỷ trọng 50%, tiếp theo là châu Âu với 28% và Nga chiếm 3,24%.
Trước đó chốt quý I, TNG báo cáo doanh thu đạt 1.260 tỷ đồng, tăng 38% cùng kỳ; lợi nhuận sau thuế đạt 38 tỷ đồng, tăng 74%. Doanh nghiệp cho biết đã bổ sung máy móc thiết bị tự động, đồng thời kiểm soát sản xuất theo mốc giờ đến từng người lao động nhằm cải thiện năng suất lao động và số lượng sản phẩm.
Bên cạnh đó, nhu cầu mua hàng tăng cùng tình trạng khan hiếm container cải thiện và hàng hóa xuất khẩu không còn bị ách tắc ở cảng giúp doanh thu tăng. Ngoài việc áp dụng triệt để phần mềm trong công tác chuẩn bị sản xuất, máy móc thiết bị, vấn đề thu hồi công nợ khách hàng cải thiện nên chi phí lãi vay giảm, chi phí bán hàng giảm.
Với kết quả trên, TNG đã hoàn thành 21% kế hoạch doanh thu (6.000 tỷ đồng) và 13,5% kế hoạch lợi nhuận (280 tỷ đồng) cả năm.
Trong năm, Công ty Chứng khoán MB (MBS) cho rằng triển vọng của ngành dệt may Việt Nam là khá sáng rõ, với động lực từ EVFTA và CPTPP. Theo đó, những ưu đãi thuế quan sẽ là yếu tố thúc đẩy các đơn hàng dịch chuyển sang Việt Nam. MBS kỳ vọng các đơn hàng từ châu Âu và các nước thành viên CPTPP sẽ tăng mạnh trong thời gian tới.
Trong khi đó, nhằm đáp ứng nhu cầu đơn hàng tăng cao, TNG đang có những dự án mở rộng nhà máy, tăng dây chuyền sản xuất. Trong 2021, TNG đã đưa vào hoạt động nhà máy Võ Nhai 2 (20 chuyền may), dây chuyền bông số 3, nhà máy Sông Công mở rộng (22 chuyền may) và Phú Bình mở rộng (22 chuyền may).
Tương lai tới, dự án Đồng Hỷ 2 với 20 chuyền may dự kiến sẽ được xây dựng và đưa vào hoạt động từ 2023. Dự án Đại Từ 2 với 22 chuyền may dự kiến đi vào hoạt động từ 2024.
Ngoài ra, mảng bất động sản của TNG cũng khá lạc quan với nhiều dự án triển vọng. Về bất động sản khu công nghiệp, dự án Sơn Cẩm đã bắt đầu ghi nhận doanh thu và khả năng lấp đầy nhanh chóng. Về bất động sản thương mại, sau thành công dự án TNG Village 1, TNG đang lên kế hoạch ra mắt TNG Village 2. TNG còn có các dự án trọng điểm, tọa lạc trên vị trí đắc địa như TNG Landmark, khu đô thị Đại Thắng, khu đô thị Hồng Tiến.
MBS dự phóng doanh thu của TNG năm 2022 đạt 6.995 tỷ đồng (tăng 29% cùng kỳ) và lợi nhuận ròng đạt 389 tỷ đồng (tăng 67% cùng kỳ), sau khi ghi nhận thêm doanh thu mảng bất động sản.
Công ty chứng khoán này khuyến nghị mua đối với cổ phiếu TNG với giá mục tiêu 1 năm là 37.900 đồng/cổ phiếu (tiềm năng tăng giá 26,5%), nhờ sử dụng phương pháp DCF với mảng dệt may và RNAV với mảng bất động sản.
Công ty Chứng khoán ACB (ACBS) cho biết, Công ty Cổ phần Đầu tư Sài Gòn VRG (UPCoM: SIP) là một trong những doanh nghiệp phát triển khu công nghiệp (KCN) niêm yết lớn nhất miền Nam với tổng diện tích đất công nghiệp gần 3.200ha.
SIP hiện có 4 KCN và 4 khu đô thị liền kề các KCN tại TP.HCM, Đồng Nai và Tây Ninh. SIP khác với các doanh nghiệp bất động sản niêm yết khác vì là đơn vị duy nhất có thể phân phối điện, nước trực tiếp cho khách thuê với doanh thu chiếm khoảng 80% tổng doanh thu.
Do đó, hoạt động kinh doanh của SIP ổn định hơn và ít bị ảnh hưởng bởi biến động dòng vốn đầu tư vào các KCN so với các chủ đầu tư khác. Đặc biệt, SIP có kế hoạch chuyển từ sàn UPCoM sang HoSE trong năm nay.
Thêm vào đó, mặc dù bị ảnh hưởng bởi Covid-19 nhưng SIP vẫn có tốc độ CAGR giai đoạn 2016-2021 là 25% đối với doanh thu thuần, đạt 5.578 tỷ đồng năm 2021 và 42% đối với lợi nhuận sau thuế của cổ đông công ty mẹ, đạt 833 tỷ đồng. Kết quả tích cực này chủ yếu nhờ mức tiêu thụ điện, nước của khách thuê tăng mạnh, doanh thu tài chính tăng trên dưới 7 lần chủ yếu đến từ lãi tiền gửi và lãi cho vay và nhu cầu thuê đất công nghiệp cao.
Trong 5 năm qua, SIP duy trì số dư nợ rất thấp và không sử dụng nợ vay dài hạn trong năm 2019-2020. Tại ngày 31/3/2022, SIP có số dư nợ vay là 867 tỷ đồng, trong đó 861 tỷ đồng là vay ngắn hạn và hơn 5.000 tỷ đồng tiền và tương đương tiền, chiếm gần 1/3 tổng tài sản để dành phát triển các dự án KCN mới. Tỷ lệ nợ ròng/vốn chủ sở hữu là âm 119,5% tại ngày 31/3/2022. Doanh nghiệp duy trì trả cổ tức bằng tiền mặt 1.800-2.800 đồng/cổ phiếu trong 4 năm qua và dự kiến trả cổ tức tối thiểu 2.000 đồng/cổ phiếu trong năm nay.
ACBS dự phóng doanh thu năm 2022 của SIP đạt 6.519 tỷ đồng (tăng 17% cùng kỳ) và lợi nhuận sau thuế là 1.033 tỷ đồng (tăng 14% cùng kỳ), tương ứng thực hiện 125% và 155% kế hoạch đề ra, do SIP luôn vượt kế hoạch doanh thu/lợi nhuận trong 3 năm qua.
Sử dụng phương pháp NAV, ACBS đưa ra giá mục tiêu là 178.369 đồng/cổ phiếu vào cuối 2022 và khuyến nghị mua cổ phiếu SIP. Mối quan tâm chính của ACBS đối với cổ phiếu này là thanh khoản cổ phiếu thấp và sở hữu chéo giữa SIP với các đơn vị thành viên của Tập đoàn Cao su Việt Nam.
(VNF) - Mưa lớn kéo dài nhiều giờ liền khiến nhiều tuyến đường trên địa bàn TP. Đà Nẵng ngập nặng. Học sinh phải nghỉ học, nhiều cơ quan cũng cho người lao động nghỉ làm.