Thâm nhập khu đất xây dựng Tổ hợp Hòa Xuân hơn 3.500 tỷ ở Đà Nẵng
(VNF) - Khu đất sắp đấu giá để thực hiện dự án Tổ hợp, thể thao giải trí và thương mại Hòa Xuân có diện tích rộng 101 ngàn m2.
Công ty Chứng khoán Bản Việt (VCSC) điều chỉnh khuyến nghị cho Công ty Cổ phần Đầu tư Nam Long (HoSE: NLG) từ khả quan xuống phù hợp thị trường, do giá cổ phiếu đã tăng 17% sau 3 tháng.
VCSC cho rằng, động lực thúc đẩy cho giá cổ phiếu NLG đến từ dự báo kết quả doanh số bán hàng khả quan trong 6 tháng đầu năm và thông tin các cơ quan chức năng đã phê duyệt cho doanh nghiệp tiến hành kế hoạch phát hành riêng lẻ.
Đồng thời, VCSC giảm giá mục tiêu xuống 2% còn 43.000 đồng/cổ phiếu, chủ yếu do ghi nhận đợt phát hành riêng lẻ 60 triệu cổ phiếu với giá phát hành giả định là 34.000 đồng/cổ phiếu, sẽ hoàn thành vào tháng 8/2021.
Tại giá mục tiêu của VCSC, NLG sẽ được định giá với P/E năm 2021/2022 là 12,5/13,5 lần (dựa theo dự báo của VCSC), con số này tương đối cao so với diễn biến P/E của NLG trong 3 năm qua với dự báo lợi nhuận tăng trưởng trung bình trong cùng giai đoạn.
Về tình hình kinh doanh, lợi nhuận 6 tháng đầu năm của NLG phù hợp với kỳ vọng của VCSC, trong việc ghi nhận khoản lãi phi tiền mặt đến từ tái định giá Waterfront và các đợt bàn giao đang diễn ra tại Southgate P1.
Công ty chứng khoán này duy trì dự báo lợi nhuận sau thuế sau lợi ích cổ đông thiểu năm 2021 của NLG ở mức 1.100 tỷ đồng (tăng 34% so với thực hiện năm ngoái), chủ yếu do kế hoạch bàn giao dự án Akari City P1 (dự kiến bắt đầu vào tháng 9/2021).
VCSC dự báo giá trị hợp đồng bán hàng năm 2021 NLG đạt 7.000 tỷ đồng (tăng 83% so với mức cơ sở thấp của năm 2020), tương ứng với kết quả 6 tháng đầu năm 2021 của dự án Akari City P1.
VCSC tiếp tục kỳ vọng những nguồn đóng góp chính cho giá trị hợp đồng bán hàng trong nửa cuối năm 2021 sẽ bao gồm doanh số bán hàng hiện tại của dự án Mizuki Park P2 và Southgate P1 cũng như đợt mở bán Waterfront (tên thương mại mới là Izumi City).
Yếu tố hỗ trợ cho khuyến nghị này gồm giá bán cao hơn dự kiến cho Izumi City; mở bán Waterpoint P2 sớm hơn dự kiến. Ngược lại, rủi ro đến từ sự gián đoạn do dịch Covid-19 kéo dài làm trì hoãn việc mở bán các dự án trọng điểm.
Công ty Chứng khoán Phú Hưng (PHS) cho biết, năm 2020, Công ty Cổ phần Vàng bạc Đá quý Phú Nhuận (HoSE: PNJ) đã cho ra mắt nhãn hiệu mới Style by PNJ vào đầu tháng 11, đây là nhãn hiệu trang sức và phụ kiện dành cho giới trẻ.
Hiện các sản phẩm của thương hiệu này chủ yếu được bày trí theo mô hình shop-in-shop. Ban lãnh đạo PNJ cho biết, đã có cửa hàng đạt điểm hòa vốn (break - even) trong 1 tháng đầu tiên ra mắt thương hiệu mới.
Theo PHS, đó là động lực tăng trưởng khá lớn của PNJ trong năm 2021.
Bên cạnh đó, điểm sáng của PNJ trong thời kỳ Covid-19 là có năng lực sản xuất mới thông qua việc mở phân xưởng thứ 2 tại Long Hậu, tạo nhiều sản phẩm mới đòi hỏi kỹ thuật gia công, chế tác cao hơn, thay thế được phần các sản phâm nhập khẩu.
PNJ kỳ vọng sẽ tiếp tục nhập công nghệ mới, phát triển sản phẩm và đội ngũ sáng tạo, từng bước trở thành nhà cung cấp bán sỉ hàng Ý trên thị trường Việt Nam.
Thêm một yếu tố hỗ trợ tăng trưởng cho PNJ, đó là nhu cầu vàng miếng tăng trong mùa dịch. Cụ thể, 6 tháng đầu năm 2021, doanh thu mảng vàng miếng của PNJ đã tăng 73% so với cùng kỳ, đạt 3.095 tỷ đồng do nhu tích trữ tăng.
PHS ước tính mảng vàng miếng sẽ tăng 11% trong nửa cuối năm, do nhu cầu tích trữ sẽ tăng trong quý III khi dịch bệnh bùng phát và hưởng lợi từ giá vàng phục hồi từ cuối tháng 4.
Nhìn lại 6 tháng đầu năm, PNJ ghi nhận doanh thu thuần đạt 11.637 tỷ đồng, tăng 50% so với cùng kỳ; doanh nghiệp báo lãi sau thuế hơn 736 tỷ đồng, tăng 67% và hoàn thành 60% kế hoạch lợi nhuận cả năm.
Về phía PHS, năm 2021, công ty chứng khoán này dự phóng doanh thu của PNJ đạt 21.606 tỷ đồng, tăng trưởng 24% so với thực hiện năm ngoái. Dự phóng này dựa trên tình hình đại dịch Covid-19 bùng phát mạnh từ cuối tháng 6 ở các tỉnh phía Nam, đặc biệt là TP. HCM.
Tuy nhiên, PHS kỳ vọng sức mua thị trường trang sức có thể hồi phục trở lại vào cuối quý III khi vắc-xin Covid-19 được tiêm chủng toàn dân và dịch bệnh được kiểm soát triệt để hơn.
Bằng phương pháp định giá DCF và P/E, PHS đưa ra mức giá hợp lý cho cổ phiếu PNJ là 112.600 đồng/cổ phiếu, cao hơn 21% so với giá hiện tại. Từ đó, khuyến nghị mua cho cổ phiếu này.
Công ty Chứng khoán Bản Việt (VCSC) cho biết, kết thúc 6 tháng đầu năm, Tổng công ty Cổ phần Dịch vụ Kỹ thuật Dầu khí Việt Nam (HNX: PVS) ghi nhận doanh thu và lợi nhuận sau thuế lần lượt giảm 35% và 34% so với cùng giai đoạn năm trước.
Sự suy giảm kinh doanh chủ yếu do khối lượng công việc ít hơn cho mảng cơ khí dầu khí (M&C), dù lợi nhuận từ mảng FSO tăng mạnh.
Tính riêng quý II/2021, doanh thu và lợi nhuận của PVS lần lượt giảm 44,5% và 38,6% so với cùng kỳ năm ngoái.
Đáng chú ý, lợi nhuận gộp của mảng M&C giảm 5% trong 6 tháng đầu năm 2021, khi PVS chỉ còn việc từ 2 dự án – trạm LNG Gallaf và Thị Vải, trong khi phần lớn doanh thu/lợi nhuận từ dự án lớn như Sao Vàng - Đại Nguyệt (SV-DN) đã được ghi nhận hết vào năm 2020.
Bên cạnh đó, lợi nhuận từ liên doanh FSO/FPSO tăng 91,5% trong nửa đầu năm 2021. VCSC cho rằng, lợi nhuận tăng trưởng mạnh nhờ đóng góp từ FSO SV-DN mới và giá thuê ngày của FPSO Ruby vẫn ở mức cao.
Tuy nhiên, do quá trình tái thương thảo giá thuê ngày cho FPSO này từ năm 2021 trở đi vẫn chưa được hoàn tất, VCSC dự báo không có thay đổi đáng kể nào đối với dự báo đã đưa ra trước đó.
Doanh thu và lợi nhuận sau 6 tháng đầu năm của PVS đã hoàn thành 36,6% và 43,5% dự báo cả năm của VCSC. Công ty chứng khoán này cho rằng, kết quả kinh doanh của PVS đã phù hợp với kỳ vọng khi VCSC dự báo sẽ có nhiều công việc hơn có mảng M&C vào nửa cuối năm 2021.
Hiện VCSC đưa ra mức giá phù hợp cho PVS là 23.600 đồng/cổ phiếu, thấp hơn 5,6% so với giá đóng cửa phiên 29/7.
(VNF) - Khu đất sắp đấu giá để thực hiện dự án Tổ hợp, thể thao giải trí và thương mại Hòa Xuân có diện tích rộng 101 ngàn m2.