Mưa như trút nước, đường phố Đà Nẵng bị ngập sâu
(VNF) - Mưa lớn kéo dài nhiều giờ liền khiến nhiều tuyến đường trên địa bàn TP. Đà Nẵng ngập nặng. Học sinh phải nghỉ học, nhiều cơ quan cũng cho người lao động nghỉ làm.
Trong quý I/2023, tổng thu nhập hoạt động kinh doanh của Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam (HoSE: VCB) đạt xấp xỉ 18,5 nghìn tỷ đồng (tăng 11% so với cùng kỳ) trên cơ sở tăng trưởng tín dụng 14% và NIM giảm 22 điểm cơ bản so với cùng kỳ.
Tại cuối quý I/2023, tín dụng của VCB tăng 2,5% so với đầu năm, hơi nhỉnh hơn so với mức tăng 2,1% của cả ngành, phù hợp với hạn mức tín dụng được nhận (9,6%). NIM giảm 22 điểm cơ bản khi ngân hàng liên tục giảm lãi suất cho vay để thúc đẩy tăng trưởng tín dụng.
Về mặt chi phí, chi phí tín dụng của VCB giảm 22 điểm so với cùng kỳ xuống 0,7%, giúp lợi nhuận ròng của ngân hàng đạt xấp xỉ 9 nghìn tỷ đồng (tăng 13% so với cùng kỳ), vượt trội hơn so với mức tăng 6% tổng của 25 ngân hàng niêm yết.
Tỷ lệ nợ xấu của VCB giữ nguyên ở mức 0,8% tại cuối quý I/2023, trong khi tỷ lệ nợ xấu của toàn ngành tăng lên 1,9% tại cuối quý I/2023 từ mức 1,4% tại cuối quý I/2022. Nợ nhóm 2 của ngân hàng tăng mạnh 66,5% so với cùng kỳ trước tình hình kinh tế tăng trưởng chậm lại, nhưng vẫn thấp hơn so với mức tăng của cả ngành (110%).
Bên cạnh đó, tỷ lệ bao phủ nợ xấu của VCB đi ngược xu thế ngành khi cải thiện nhẹ từ 317% tại cuối năm 2022 lên mức 321% cuối quý I/2023. Trong khi đó, tỷ lệ bao phủ nợ xấu của top 15 ngân hàng niêm yết giảm xuống 130% từ 150% tại cuối 2022. Trong quý I/2023, CIR của VCB tăng nhẹ lên 28,5% từ 27% trong quý I/2022, nhưng vẫn thấp hơn nhiều so với mức trung bình ngành (33%).
Trong báo cáo phân tích mới nhất, Công ty Chứng khoán VNDirect dự phóng tăng trưởng kép lợi nhuận ròng của VCB đạt mức 13,3% trong 2023-2025. VNDirect cũng giảm dự phóng tăng trưởng tín dụng của VCB từ 12% xuống 10% để phản ánh nhu cầu tín dụng yếu hơn.
Tại cuối tháng 4/2023, tăng trưởng tín dụng toàn ngành chỉ đạt 3% so với cùng kỳ, thấp hơn nhiều so với mức tăng 6% tại cuối quý I/2022. VNDirect dự báo EPS của VCB sẽ tăng 16,1%/13,0%/8,3% trong 2023-2025.
Theo đó, VNDirect cũng nâng giá mục tiêu của VCB lên 108.700 đồng/cổ phiếu và khuyến nghị lên khả quan do nâng dự báo EPS 3-6% trong 2023-2025, chủ yếu từ điều chỉnh chi phí tín dụng thấp hơn và P/B mục tiêu 3,3 lần từ 3,0 lần trước đây – cũng là mức trung bình 5 năm nhờ kết quả kinh doanh vượt trội so với ngành và chất lượng tài sản hàng đầu.
Trong quý I/2023, Công ty Cổ phần Đầu tư và Kinh doanh Nhà Khang Điền (HoSE: KDH) đã bán được khoảng 50 căn tại dự án Classia. Công ty Cổ phần Chứng khoán KB Việt Nam (KBSV) cho rằng dự án Classia vẫn duy trì được kết quả bán hàng tích cực trong bối cảnh thị trường bất động sản gặp nhiều khó khăn và nhu cầu suy giảm nhờ một số yếu tố như: uy tín của chủ đầu tư với chất lượng sản phẩm, bàn giao nhà và sổ đỏ đúng thời hạn; nguồn cung sản phẩm thấp tầng khan hiếm.
Do vậy, KBSV kỳ vọng tổng giá trị bán hàng trong năm 2023 của KDH đạt khoảng 3.578 tỷ đồng (tăng 80% so với năm trước) nhờ hoàn tất việc bán hàng tại dự án Classia và mở bán dự án mới là The Privia và Clarita.
Theo phân tích của KBSV, KDH hiện đang đầu tư 3 dự án có quy mô lớn bao gồm KDC Tân Tạo (330ha), KCN Lê Minh Xuân (110ha) và KDC Phong Phú 2 (130ha). Các dự án này được kỳ vọng giúp KDH khẳng định vị thế của doanh nghiệp cũng như đảm bảo tăng trưởng lợi nhuận trong dài hạn.
KBSV ước tính doanh thu và lợi nhuận sau thuế của KDH năm 2023 đạt lần lượt là 2.490 tỷ đồng (giảm 14% so với năm trước) và 811 tỷ đồng (giảm 20% so với năm trước).
Cũng theo phân tích của KBSV, giá cổ phiếu KDH có mức tăng 20% trong vòng 2 tháng qua, hiện đang giao dịch ở mức P/E 2023 là 24,4x. Dựa trên triển vọng kinh doanh và kết quả định giá, công ty chứng khoán này đưa ra khuyến nghị nắm giữ đối với cổ phiếu KDH với mức giá mục tiêu là 32.300 đồng/cổ phiếu, cao hơn 8% so với giá đóng cửa ngày 29/05/2023.
Quý I/2023, kết quả kinh doanh của Tổng công ty Phân bón và hóa chất dầu khí - CTCP (Đạm Phú Mỹ, HoSE: DPM) kém khả quan với các chỉ tiêu giảm so với cùng kỳ. Doanh thu đạt 3.265 tỷ đồng (giảm 44% so với cùng kỳ năm trước) và lợi nhuận gộp đạt 523 tỷ đồng (giảm 81%). Lợi nhuận sau thuế đạt 262 tỷ đồng (giảm 88%).
Bên cạnh đó, sản lượng urê trong quý I giảm do nhu cầu tiêu thụ nội địa thấp hơn nhiều so với cùng kỳ năm trước, và giá phân bón trên thị trường thế giới liên tục giảm khiến việc xuất khẩu không còn thuận lợi như trước nên áp lực tiêu thụ trong nước lại càng cao, cạnh tranh khốc liệt trong thời điểm thấp vụ, nguồn cung vượt xa cầu.
Đánh giá về triển vọng trong thời gian tới cho DPM, Công ty Chứng khoán Vietcombank (VCBS) cho biết nhu cầu tiêu thụ phân bón, hóa chất trong năm 2023 được dự báo đi ngang so với năm 2022; giá nguyên liệu đầu vào phụ thuộc giá dầu thế giới cũng được dự báo giảm do nguồn cung tăng trong bối cảnh nhu cầu suy yếu khiến giá urê khó tăng trở lại.
Bên cạnh đó, áp lực nguồn cung phân bón thế giới tăng do Nga và Trung Quốc nới lỏng biện pháp hạn chế hạn ngạch xuất khẩu phân bón. Trong đó, Trung Quốc mở cửa trở lại sẽ cung cấp lượng cung lớn ra thị trường. Nga có thể tiếp tục chính sách gia hạn hạn ngạch xuất khẩu phân đạm trong 6 tháng đến tháng 11 để hỗ trợ cho thị trường trong nước.
Ngoài ra, nhu cầu nhập khẩu phân bón để tiêu thụ nội địa của Ấn Độ suy yếu do chính sách giảm phụ thuộc phân bón nhập khẩu và hiện tượng thời tiết El Nino ảnh hưởng đến hoạt động tiêu thụ phân bón.
Cũng theo phân tích của VCBS, phân bón không được khấu trừ, hoàn thuế GTGT của hàng hóa, dịch vụ mua vào, toàn bộ chi phí này phải tính vào chi phí sản xuất, ảnh hưởng đến hoạt động sản xuất của nông dân khiến người nông dân vẫn phải mua phân bón nội địa với giá cao, làm giảm tính cạnh tranh của phân bón trong nước so với phân bón nhập khẩu.
Theo đó, công ty chứng khoán này đưa dự phóng dựa trên giả định giá Urê cho năm 2023 ở mức 370 USD/tấn, giá dầu Brent ở mức 85 USD/thùng.
VCBS cũng dự phóng doanh thu năm 2013 của DPM sẽ đạt 13.731 tỷ đồng (giảm 26% so với năm trước), lợi nhuận sau thuế năm 2023 dự phóng đạt 3.072 tỷ đồng (giảm 54%).
Theo đó, VCBS khuyến nghị trung lập đối với DPM, đồng thời đưa ra giá mục tiêu là 34.678 đồng/cổ phiếu (tăng 8,4% so với giá đóng cửa ngày 30/05/2023).
(VNF) - Mưa lớn kéo dài nhiều giờ liền khiến nhiều tuyến đường trên địa bàn TP. Đà Nẵng ngập nặng. Học sinh phải nghỉ học, nhiều cơ quan cũng cho người lao động nghỉ làm.