Thâm nhập khu đất xây dựng Tổ hợp Hòa Xuân hơn 3.500 tỷ ở Đà Nẵng
(VNF) - Khu đất sắp đấu giá để thực hiện dự án Tổ hợp, thể thao giải trí và thương mại Hòa Xuân có diện tích rộng 101 ngàn m2.
Công ty Chứng khoán Bản Việt (VCSC) đã tham dự cuộc họp với nhà đầu tư của Công ty Cổ phần Tập đoàn Masan (HoSE: MSN) vào ngày 2/8. Tại phiên họp, ban lãnh đạo MSN đã cung cấp thêm chi tiết về kết quả kinh doanh 6 tháng đầu năm 2021, cũng như triển vọng trong ngắn hạn.
VCSC cho biết, ban lãnh đạo đã kỳ vọng cả tốc độ tăng trưởng lẫn biên lợi nhuận sẽ cải thiện trong 6 tháng cuối năm, so với 6 tháng đầu năm 2021. MSN cho rằng, lợi nhuận ròng cho cổ đông cả năm 2021 nhiều khả năng sẽ đạt mức cao trong kế hoạch, từ 2.500 - 4.000 tỷ đồng, như đã trình tại đại hội cổ đông trước đó.
Các ghi nhận chính từ cuộc họp củng cố quan điểm tích cực của VCSC dành cho MSN, đặc biệt đối với các mảng kinh doanh tiêu dùng của công ty (bao gồm FMCG, thịt tươi và bán lẻ nhu yếu phẩm).
Ngoài ra, giá kim loại đang trong xu hướng tăng sẽ có lợi cho Masan Hi-Tech Materials và càng củng cố cho quan điểm lạc quan của VCSC đối với MSN.
Về triển vọng các mảng kinh doanh, đối với MSN, ban lãnh đạo kỳ vọng tăng trưởng doanh thu và lợi nhuận sẽ tăng tốc trong quý III. Tại Masan Consumer Holdings, nhu cầu tiêu dùng cao cho các ngành hàng thực phẩm sẽ dẫn dắt tăng trưởng.
Đối với VCM, ban lãnh đạo đặt mục tiêu biên lợi nhuận EBIT (lợi nhuận từ hoạt động kinh doanh) sẽ đạt mức dương 1% trong 6 tháng cuối năm 2021, so với mức âm 3,6% trong 6 tháng đầu năm 2021.
Tại Masan Meat Life, ban lãnh đạo dự báo biên lợi nhuận mảng thức ăn chăn nuôi sẽ cải thiện nhờ giá nguyên liệu hạ nhiệt và doanh số mảng thịt dự kiến tăng tốc. Cuối cùng ở Masan Hi-Tech Materials, xu hướng tăng của giá tungsten cùng với kế hoạch bán tồn kho đồng thành công sẽ hỗ trợ cho kết quả kinh doanh 6 tháng cuối năm 2021.
Hiện VCSC khuyến nghị mua dành cho MSN với giá mục tiêu 142.500 đồng/cổ phiếu, tương đương tổng mức sinh lời 7% so với giá đóng cửa phiên 2/8.
Công ty Chứng khoán Yuanta Việt Nam (Yuanta) cho biết, quý II/2021, Tập đoàn Công nghiệp Cao su Việt Nam (HoSE: GVR) ghi nhận doanh thu đạt 5.690 tỷ đồng, tăng 77% so với cùng kỳ; lợi nhuận sau thuế đạt 1.160 tỷ, tăng mạnh 130%.
Lũy kế 6 tháng đầu năm, doanh thu của GVR đạt 10.537 tỷ đồng, lợi nhuận sau thuế đạt 2.376 tỷ đồng, lần lượt tăng 77% và 182% so với cùng giai đoạn năm ngoái. Với kết quả này, GVR đã hoàn thành 39% kế hoạch doanh thu và 52% kế hoạch lợi nhuận cả năm.
Được biết, hỗ trợ cho tăng trưởng kinh doanh quý II đến từ mảng gỗ và mảng cao su tự nhiên. Ước tính, giá cao su thế giới đã tăng mạnh từ quý II/2020 đến quý II/2021, với mức giá trung bình khoảng 240 Yen/Kg (tăng 55% cùng kỳ).
Ngoài ra, thu nhập khác tăng 128% cùng kỳ nhờ thanh lý cao su 161 tỷ đồng và tiền bồi thường 108 tỷ cũng góp phần vào lợi nhuận hợp nhất của GVR.
Yuanta nhận định, trong ngắn hạn, giá cao su được kỳ vọng tiếp tục neo ở mức cao nhờ nhu cầu cao su hồi phục theo đà kinh tế trong khí giá dầu Brent vẫn neo ở mức cao, khoảng 75 USD. Công ty chứng khoán này cũng lưu ý rủi ro đối giá cao su trong ngắn hạn khi tình hình hồi phục kinh tế đang khó dự đoán hơn trong bối cảnh Covid-19 hiện đang bùng phát trở lại tại các nước.
Trong trung hạn, giá cao su đang gặp ngưỡng cản ở mức 340 Yen/Kg. Tuy nhiên, Yuanta đánh giá tích cực hơn đối với quá trình triển khai mảng khu công nghiệp của GVR (6.361 ha đất KCN giai đoạn 2021-2025 và 5.000 ha giai đoạn 2025-2030).
Gần đây, các nghị định mới đang hỗ trợ tháo gỡ nút thắt pháp lý đối với quy trình chuyển đổi đất sang phát triển KCN của GVR, gồm Nghị định 148 mới có hiệu lực từ tháng 2/2021, dự thảo Nghị định về quản lý khu công nghiệp (KCN) và khu kinh tế (KKT) ngày 9/6/2021.
Với quỹ đất lớn, giá vốn rẻ ở hầu hết các tỉnh nóng FDI như Bình Dương, Đồng Nai, Bình Phước, Yuanta đánh giá GVR sẽ là một đối thủ lớn trong mảng KCN phía nam. Bên cạnh đó, thông tin GVR được thêm vào danh mục VN30 từ tháng 8 và các kế hoạch cổ phần hóa và thoái vốn của GVR tại 20 công ty con sẽ là các thông tin hỗ trợ giá cổ phiếu.
Ở mức giá đóng cửa hiện tại, GVR đang được giao dịch tại mức P/E dự phóng là 25 lần (tương ứng EPS dự phóng là 1.328 đồng). Đồ thị giá của GVR cũng có dấu hiệu bước vào giai đoạn tích lũy và vượt xa đường trung bình 20 ngày.
Đồng thời, xu hướng ngắn hạn của GVR cũng được nâng lên mức tăng. Do đó, Yuanta khuyến nghị các nhà đầu tư ngắn hạn có thể xem xét mua ở mức giá hiện tại với tỷ trọng thấp.
Công ty Chứng khoán Bản Việt (VCSC) cho biết, Ngân hàng TMCP Sài Gòn Thương Tín (HoSE: STB) đã công bố kết quả hợp nhất cho 6 tháng đầu năm 2021 với TOI đạt 8.900 tỷ đồng (tăng 19,4% cùng kỳ) và lợi nhuận sau thuế đạt 1.900 tỷ đồng (tăng 69,5%).
Lợi nhuận sau thuế của STB tăng chủ yếu do thu nhập từ lãi (NII) tăng 12,4% so với cùng kỳ năm ngoái và thu nhập từ phí thuần (pure NFI) tăng 25% cùng kỳ...
VCSC cho rằng, kết quả kinh doanh nửa đầu năm của STB cao hơn một chút so với dự báo của công ty chứng khoán này. Tuy nhiên, với tác động của làn sóng Covid-19 thứ 4 tại Việt Nam, cùng với chương trình cắt giảm lãi suất cho vay mới của STB xuống 1 điểm phần trăm đối với các khách hàng bị ảnh hưởng bởi Covid-19 vào nửa cuối năm 2021 - VCSC nhận thấy dự báo thu nhập của STB có thể tăng một chút hoặc không tăng, dù cần đánh giá chi tiết hơn.
Mặt khác, thu nhập từ lãi (NII) 6 tháng đầu năm 2021 của ST đạt mức tăng trưởng 12,4%, nhờ NIM tăng cùng với sự gia tăng của hệ số LDR. Thu nhập khác là động lực chính cho tăng trưởng thu nhập ngoài lãi (NOII) trong 6 tháng đầu năm 2021.
Trong khi đó, chi phí dự phòng 6 tháng đầu năm 2021 giảm 6,6% so với cùng kỳ, trên cơ sở tỷ lệ nợ xấu quý II/2021 giảm mạnh.
Trên thị trường, hiện VCSC khuyến nghị mua đối với STB, giá mục tiêu là 32.400 đồng/cổ phiếu.
(VNF) - Khu đất sắp đấu giá để thực hiện dự án Tổ hợp, thể thao giải trí và thương mại Hòa Xuân có diện tích rộng 101 ngàn m2.