'Thăm' khu đất xây 365 căn nhà ở xã hội ngay trong nội đô Hà Nội
(VNF) - Dự án nhà ở xã hội NO1 thộc Khu đô thị mới Hạ Đình, phường Hạ Đình, quận Thanh Xuân và xã Tân Triều, huyện Thanh Trì, thành phố Hà Nội.
Công ty Cổ phần Đầu tư Thế Giới Di Động (HoSE: MWG) ghi nhận doanh thu thuần 8 tháng năm tăng 18% so với cùng kỳ, đạt 92,3 nghìn tỷ đồng. Lợi nhuận sau thuế tăng 6% lên 3,2 nghìn tỷ đồng.
Công ty chứng khoán Á Châu (ACBS) dự phóng tăng trưởng doanh thu của chuỗi Thế giới Di dộng và Điện máy Xanh trong quý III/2022 sẽ vượt trội hơn quý IV/2022 do mức nền thấp trong quý III/2021 và kết quả nổi bật của quý IV/2021.
Một số ngành hàng, chẳng hạn như ti vi, có thể được thúc đẩy bởi sự kiện World Cup diễn ra vào cuối năm. Cho cả năm 2022, ACBS dự phóng tăng trưởng doanh thu của chuỗi Thế giới Di dộng và Điện máy Xanh (bao gồm cả DMS và Topzone) lần lượt là 19,1% và 16,6%. Dự phóng cho 2023 tương ứng là 10,8% và 8,2%.
Trong nửa đầu năm, MWG đã công bố hợp tác với PTErafone Artha Retailindo (Erafone), Indonesia - một công ty con của Tập đoàn Erajaya - để thành lập liên doanh bán lẻ hàng điện tử tiêu dùng với PT Era Blue Elektronic. ACBS cho biết cửa hàng EraBlue đầu tiên dự kiến sẽ mở cửa vào quý IV này.
Doanh thu của Bách hóa xanh giảm 15% xuống 17,6 nghìn tỷ đồng. Với kế hoạch tái cơ cấu hệ thống cửa hàng, Bách Hoá Xanh đã đóng 251 cửa hàng hoạt động kém hiệu quả trong 6 tháng đầu năm 2022 và thêm 163 cửa hàng trong tháng 7 và tháng 8, đưa số cửa hàng về 1.726 vào cuối tháng 8/2022.
Theo ACBS, Bách Hoá Xanh hiện không dự định mở rộng mạnh mẽ sang các địa bàn mới trong năm 2023 mặc dù có thể mở thêm một số cửa hàng tại một tỉnh mới với các yêu cầu nhất định về lợi nhuận. Công ty chứng khoán này dự phóng doanh thu của Bách Hoá Xanh sẽ giảm 3% trong 2022 nhưng tăng trưởng 16%, đóng góp 20% tổng doanh thu MWG trong năm 2023.
Những cải thiện từ việc tái cơ cấu có thể giúp Bách Hoá Xanh giảm lỗ trong nửa cuối năm 2022 và thỏa mãn kỳ vọng có lãi vào năm 2023 của nhà đầu tư (mặc dù khoản lãi có thể còn khiêm tốn) sau nhiều năm không thể hiện thực hóa. Tuy nhiên, ACBS cho rằng các chi phí liên quan việc tái cấu trúc có thể không hỗ trợ tăng trưởng lợi nhuận chung của MWG trong năm 2022.
Mở rộng nhanh chóng trong 8 tháng đầu năm 2022, chuỗi nhà thuốc An Khang đã có 509 cửa hàng tính đến tháng 8/2022 (cuối năm 2021 là 178), so với 785 cửa hàng Long Châu và 1.093 cửa hàng Pharmacity vào cuối tháng 9. ACBS kỳ vọng chuỗi nhà thuốc này có thể đóng góp lần lượt 1% và 3,6% vào doanh thu thuần của MWG trong năm 2022 và 2023.
Với quy mô cửa hàng nhỏ 30 - 40m2 , An Khang được cho là dễ tối ưu hóa chi phí hơn, có thể đạt điểm hòa vốn ở mức doanh thu bình quân mỗi cửa hàng là khoảng 500 triệu đồng/tháng. Tuy nhiên, ACBS không cho rằng chuỗi sẽ có lãi ở cấp độcông ty trong năm 2022-2023.
Công ty chứng khoán này dự phóng MWG có thể hoàn thành 100% kế hoạch doanh thu nhưng chỉ đạt 86% kế hoạch lợi nhuận sau thuế năm 2022. Doanh thu thuần và lợi nhuận sau thuế năm 2022 được dự phóng ở 140.594 tỷ đồng (tăng 14,3%) và 5.437 tỷ đồng (tăng 10,9%).
Đối với năm 2023, với kỳ vọng Bách Hoá Xanh cải thiện khả năng sinh lời, ACBS dự phóng tăng trưởng lợi nhuận sau thuế là 30% và tăng trưởng doanh thu là 13%. Giá mục tiêu cho cổ phiếu là 76.684 đồng/cổ phiếu, tương đương với tổng tỷ suất lợi nhuận là 21,4% vào cuối năm 2023.
Lũy kế 8 tháng năm 2022, Công ty Cổ phần Đầu tư và Thương mại TNG (HNX: TNG) đạt doanh thu 4.704 tỷ đồng và lợi nhuận sau thuế đạt 204 tỷ đồng, tăng lần lượt 33% và 44% so với cùng kỳ. Tăng trưởng mạnh trong doanh thu lợi nhuận một phần là do nền lợi nhuận 2021 thấp, một phần là do thị trường xuất khẩu chủ đạo của TNG là Mỹ và EU đánh dấu sự tăng trưởng vượt trội trong trị giá xuất khẩu hàng may mặc tại giai đoạn nửa đầu năm nay.
Theo Công ty Chứng khoán Vietcombank (VCBS), cuối tháng 8 năm nay, TNG đã nhận chuyển giao giải pháp phần mềm từ công ty con TRE, kỳ vọng các nỗ lực trong chuyển đổi số sẽ tiếp tục đẩy mạnh tiết kiệm chi phí, giúp tăng biên lợi nhuận cho TNG.
Dự tính trong thời gian tới, TNG sẽ tăng thêm 95 chuyền may thuộc quản lý của xưởng Đại Từ, Đồng Hỷ, Võ Nhai. Cụ thể, năm 2022 sẽ đưa vào hoạt động 27 chuyền may của nhà máy Đồng Hỷ và 16 chuyền may của nhà máy Võ Nhai, tăng thêm khoảng 15% công suất hiện tại.
VCBS cho biết, theo kế hoạch của TNG, một nửa số đất thương phẩm tại cụm công nghiệp Sơn Cẩm 1 (tương đương 25ha) sẽ được sử dụng để di chuyển 2 nhà máy là Việt Đức và Việt Thái. Một nửa còn lại sẽ được chuyển nhượng với giá khoảng 102-105 USD/m2 hoặc cho thuê với giá khoảng 3-3,5 USD/m2/tháng, dự kiến giá thuê này cạnh tranh hơn so với các khu công nghiệp lân cận như VSIP (giá cho thuê đang là 4 - 4,5 USD/m2/tháng).
Hiện nay, TNG đã ký bản ghi nhớ đặt cọc trước cho khoảng 6ha. Dự kiến lô đất này sẽ bán đứt cho đối tác và với giá bán ước tính như trên, doanh thu đem về sẽ rơi vào khoảng 138 tỷ đồng với lợi nhuận khoảng 25 tỷ đồng. VBCS cho biết theo như trao đổi với TNG, phần lớn doanh thu từ bất động sản ghi nhận trong năm nay sẽ đến từ hợp đồng này.
Giống như phần lớn các doanh nghiệp dệt may khác, khoảng 80% đơn hàng của TNG là FOB. Tuy nhiên doanh nghiệp đang tập trung nghiên cứu để mở rộng chuỗi giá trị sang các đơn hàng ODM, với biên lợi nhuận cao hơn 3 - 4 lần so với FOB.
Hiện nay, TNG đã bắt đầu bán các sản phẩm ODM với thương hiệu quần áo nội địa của TNG nhưng vẫn chiếm tỷ trọng nhỏ trong doanh thu, khoảng dưới 1%. Nhưng đây vẫn là dấu hiệu khả quan để TNG có thể mở rộng biên lợi nhuận trong tương lai so với các đơn hàng truyền thống.
Tỷ lệ nợ vay trên vốn chủ sở hữu của TNG luôn cao hơn hẳn các doanh nghiệp cùng ngành, duy trì trong khoảng 150 - 200%, trong đó phần lớn là nợ vay bằng USD. Dưới tác động của tỷ giá USD/VND tăng đột biến trong nửa đầu năm, khiến cho ảnh hưởng từ tỷ giá giảm từ lãi 6 tỷ đồng tại 6 tháng năm 2021 sang lỗ 11 tỷ đồng tại 6 tháng đầu năm 2022.
Theo đánh giá vĩ mô, tỷ giá USD/VND vẫn chưa có dấu hiệu hạ nhiệt nên các doanh nghiệp có tỷ lệ có tỷ lệ nợ vay nước ngoài cao như TNG sẽ dễ bị ảnh hưởng bởi tình hình biến động trên thị trường.
VCBS tiếp tục đánh giá khả quan đối với kết quả kinh doanh của TNG trong năm tiếp theo. Công ty chứng khoán này đưa ra khuyến nghị trung lập cho TNG với giá mục tiêu là 21.400 đồng/cổ phiếu.
Doanh thu thuần tháng 8 của Công ty Cổ phần Hoàng Anh Gia Lai (HAGL, HoSE: HAG) đạt 448 tỷ đồng, trong đó ngành chăn nuôi đạt 195 tỷ đồng, ngành cây ăn trái đạt 193 tỷ đồng, ngành phụ trợ đạt 60 tỷ đồng.
Sản lượng tiêu thụ ngành cây trái đạt 28.487 tấn, bao gồm chuối xuất khẩu là 12.484 tấn, chuối dùng cho sản xuất thức ăn gia súc là 16.003 tấn; ngành chăn nuôi đạt 30.114 con heo thịt.
Kết quả, HAGL lãi sau thuế 123 tỷ đồng trong tháng 8.
Luỹ kế 8 tháng, doanh nghiệp ghi nhận doanh thu thuần đạt 2.708 tỷ đồng. Trong đó ngành chăn nuôi chiếm 779 tỷ đồng, ngành cây ăn trái là 1.472 tỷ đồng, ngành phụ trợ là 457 tỷ đồng.
Sản lượng tiêu thụ ngành cây ăn trái trong 8 tháng năm 2022 là 167.280 tấn, bao gồm 112.740 chuối xuất khẩu và 54.540 tấn chuối dùng cho sản xuất thức ăn gia súc. Sản lượng ngành chăn nuôi đạt 136.075 con heo thịt.
HAGL báo lãi sau thuế 8 tháng năm 2022 đạt 781 tỷ đồng.
Năm 2022, HAGL lên kế hoạch kinh doanh với doanh thu kỳ vọng đạt 4.800 tỷ đồng, lợi nhuận sau thuế kỳ vọng đạt 1.120 tỷ đồng. Như vậy doanh nghiệp đã hoàn thành 69% kế hoạch về lợi nhuận sau 8 tháng.
Theo Công ty Chứng khoán Agribank (Agriseco), cổ phiếu HAG có diễn biến vận động tốt hơn thị trường chung khi đã tăng giá từ đầu phiên 30/09 và kết thúc phiên tăng hết biên độ, lấy lại xu hướng tăng giá trên khung thời gian ngắn hạn và bảo toàn xu hướng tăng giá trung-dài hạn.
Thanh khoản tại phiên cuối tuần cũng cao hơn trung bình 10 phiên, đồng thời các chỉ báo động lượng hầu hết đều đang cho tín hiệu tích cực. Agriseco cho rằng nhà đầu tư có thể mua HAG ở vùng giá hiện tại, hướng tới giá mục tiêu 16.000 đồng/cổ phiếu và cắt lỗ khi giá xuống dưới 11.500 đồng/cổ phiếu.
(VNF) - Dự án nhà ở xã hội NO1 thộc Khu đô thị mới Hạ Đình, phường Hạ Đình, quận Thanh Xuân và xã Tân Triều, huyện Thanh Trì, thành phố Hà Nội.