Bên trong dự án ở Đắk Lắk từng đạt giải Quy hoạch đô thị quốc gia
(VNF) - Đây là dự án Khu đô thị Đông Nam đường Trần Hưng Đạo có vị trí nằm tại phường An Lạc, thị xã Buôn Hồ, tỉnh Đắk Lắk với quy mô 19,29 ha.
Công ty Cổ phần Xi măng Hà Tiên 1 (HoSE: HT1) ghi nhận lợi nhuận trước thuế năm 2021 đạt 462 tỷ đồng, giảm 40% so với năm trước, hoàn thành 57% kế hoạch được giao; doanh thu đạt 7.100 tỷ đồng, giảm 11% cùng kỳ, với sản lượng tiêu thụ xi măng giảm 10%, chủ yếu do chính sách giãn cách xã hội nghiêm ngặt ở miền Nam.
Sang năm 2022, HT1 đặt kế hoạch lợi nhuận 502 tỷ đồng, tăng 8,7% so với thực hiện năm ngoái; doanh thu mục tiêu 7.857 tỷ đồng, tăng 11% cùng với sản lượng tiêu thụ dự kiến tăng trưởng 7,5% so với năm 2021.
Kết thúc quý I, HT1 báo cáo doanh thu 2.000 tỷ đồng, tăng 12,5% cùng kỳ năm ngoái, nhờ giá xi măng tăng 7,5% và sản lượng tiêu thụ tăng 2,5% lên 1,5 triệu tấn. Theo Công ty Chứng khoán SSI (SSI), sản lượng tiêu thụ xi măng quý I của HT1 hồi phục chủ yếu từ kênh dân dụng, thể hiện qua tỷ lệ sản lượng xi măng bao/tổng sản lượng đã tăng lên 72% trong khi quý I/2021 là 66%.
Trái ngược lại, tiêu thụ từ kênh dự án thường nhạy cảm hơn với giá xi măng. Tuy nhiên, lợi nhuận trước thuế quý I giảm 71,5%, phần lớn là bởi biên lợi nhuận gộp giảm từ 13,8% xuống 8,4% trước tình trạng giá than tăng đến 45% so với cùng kỳ năm ngoái.
Ban lãnh đạo cho biết, giá than (chiếm từ 30-40% giá thành sản xuất xi măng) đã tăng hơn gấp đôi trong 12 tháng qua. HT1 đã tìm cách đảm bảo nhiều nguồn hàng trong nước để hạn chế sự gia tăng chi phí đầu vào thấp hơn giá khu vực. Ngoài ra, HT1 sẽ tăng cường sử dụng các loại phế liệu như phế liệu vải, trấu, bã hạt điều thay thế cho than.
HT1 kỳ vọng những nguyên liệu đầu vào này sẽ thay thế gần 25% lượng than sử dụng trong thời gian tới so với mức 15% và 19% ở nhà máy Kiên Lương và Bình Phước trong năm 2021. Sau khi tăng giá xi măng 100.000 đồng/tấn trong tháng 3, HT1 mới đây đã tăng giá xi măng thêm 50.000 đồng/tấn đối với xi măng rời và 80.000 đồng/tấn đối với xi măng bao, tương đương mức tăng 16%.
SSI cho rằng, giá xi măng tăng sẽ phản ánh nhiều trong quý sắp tới và giúp bù đắp cho giá nguyên liệu đầu vào cao.
SSI ước tính doanh thu năm 2022 của HT1 đạt 7.900 tỷ đồng, tăng 14% so với cùng kỳ nhờ sản lượng tiêu thụ xi măng phục hồi 8%. Biên lợi nhuận gộp giả định sẽ giảm nhẹ từ 12,3% trong năm 2021 xuống 10,9% trong năm 2022, do giá than tăng 31% so với mức tăng ròng thấp hơn là 6% của giá xi măng.
Dù vậy, chi phí lãi vay năm 2022 được kỳ vọng tiếp tục giảm xuống 59 tỷ đồng từ 100 tỷ đồng trong năm 2021 do dư nợ giảm. Nhờ đó, lợi nhuận trước thuế năm 2022 ước tính tăng 15% đạt 530 tỷ đồng.
Trên thị trường, HT1 hiện giao dịch với P/E dự phóng 2022 và EV/EBITDA lần lượt là 18 lần và 6,8 lần. SSI duy trì giá mục tiêu 1 năm cho cổ phiếu là 17.500 đồng/cổ phiếu, dựa trên P/E 1 năm và EV/EBITDA lần lượt là 15 lần và 6,5 lần. Tuy nhiên, SSI nâng khuyến nghị đối với cổ phiếu từ kém khả quan lên trung lập do giá cổ phiếu đã giảm 29% kể từ báo cáo gần đây nhất.
Công ty Cổ phần Nhựa Bình Minh (HoSE: BMP) vừa đóng cửa quý I với doanh thu 1.350 tỷ đồng, tăng 17% cùng kỳ năm ngoái; lợi nhuận sau thuế đạt 127 tỷ đồng, tăng trưởng gần 52%, cùng với biên lợi nhuận gộp cải thiện đáng kể từ 19,9% lên 23,4%.
Công ty Chứng khoán Bảo Việt (BVSC) nhìn nhận, ngoài sự hồi phục của biên lợi nhuận gộp trên báo cáo kinh doanh, BMP cũng nâng tầm vị thế của mình nhờ lượng tiền mặt dồi dào và hạn chế các khoản nợ ngắn hạn trong ba tháng đầu năm.
Cụ thể, tại ngày 31/3/2022, tổng sản sản của BMP đạt 2.890 tỷ đồng, trong đó tiền mặt và tiền gửi ngân hàng chiếm 951 tỷ đồng, tương ứng 33% tổng tài sản. Mặt khác, doanh nghiệp duy trì trạng thái không vay nợ dài hạn và khoản nợ vay ngắn hạn rất thấp với 57,3 tỷ đồng, giữ nguyên sau ba tháng đầu năm.
Về vĩ mô, hiện xu hướng giá PVC đang cho thấy tín hiệu tốt hỗ trợ mở rộng biên lợi nhuận của BMP các quý tới. Theo BVSC, mặc dù giá dầu thô vẫn neo mức cao trên 100 USD/thùng, song giá PVC dường như được kiểm soát ở mức 1.440 USD/tấn, giảm so với tháng 4 (1.460 USD/tấn) nhưng cao hơn đáng kể hồi đầu năm (1.400 USD/tấn).
Mức giá PVC hiện tại chỉ thấp hơn 22% so với mức cao nhất mọi thời đại là 1.850 USD/tấn vào cuối tháng 10/2021. Theo nghiên cứu của ChemOrbis, xu hướng giá PVC gần đây được hỗ trợ chính từ nhu cầu suy giảm từ Trung Quốc.
Vì thế, BVSC ước tính lợi nhuận sau thuế năm 2022 của BMP sẽ tăng mạnh 208% so với năm 2021 lên 129 tỷ đồng. Để làm được điều này, công ty chứng khoán cho rằng BMP sẽ duy trì khoản lợi nhuận tốt ở các quý tiếp theo, đặc biệt là quý III dù cùng kỳ BMP ghi lỗ 26 tỷ đồng do tác động của Covid-19.
Nhìn chung, tuy quý I thường là mùa thấp điểm của BMP, song doanh nghiệp vẫn hoàn thành trên 28% ước tính lợi nhuận cả năm, cho thấy tiềm năng tương đối rõ nét. Ở mức giá hiện tại, BMP đang giao dịch với P/E là 10,3 lần (giữa năm 2023) và 9,6 lần (năm 2023), so với mức trung bình 3 năm gần nhất là 11,7 lần, cùng với triển vọng tăng trưởng lợi nhuận vững chắc giai đoạn 2021-2024 là 20,2%/năm, bảng cân đối tài chính mạnh mẽ, vị thế dẫn đầu thị trường và suất cổ tức hấp dẫn.
BVSC đang duy trì khuyến nghị khả quan đối với BMP với giá mục tiêu không đổi theo phương pháp DCF là 72.530 đồng/cổ phiếu, tương ứng tổng mức sinh lời 27%, bao gồm lợi suất cổ tức 8,9%.
Trong báo cáo mới nhất, Công ty Chứng khoán VNDirect (VND) kỳ vọng ngành xuất khẩu tôm của iệt Nam sẽ có triển vọng tươi sáng trong năm 2022, nhờ các yếu tố như nhu cầu tiêu thụ sản phẩm thủy sản nuôi trồng (bao gồm tôm) trên khắp thế giới đang ngày càng mạnh với tốc độ tăng trưởng kép hàng năm là 14,8% trong giai đoạn 2021-2023; Mỹ áp thuế nhập khẩu cao đối với sản phẩm tôm của Ấn Độ và mức thuế thấp hơn đối với tôm của Việt Nam xuất khẩu sang các thị trường lớn như châu Âu, Nhật Bản.
Công ty Cổ phần Thực phẩm Sao Ta (HOSE: FMC) là một trong những nhà xuất khẩu tôm lớn nhất tại Việt Nam, ước tính chiếm gần 5,3% kim ngạch xuất khẩu tôm vào năm 2021. Chuỗi giá trị tích hợp cho phép FMC thích ứng với mọi yêu cầu khắt khe của thị trường xuất khẩu.
Ngoài ra, kế hoạch mở rộng trong năm 2022-2025 theo ước tính của VND sẽ nâng tỷ lệ tự cung cấp tôm nguyên liệu lên 50% trong năm 2025 từ mức hiện tại là 20-30% và cắt giảm 3-5% chi phí tôm nguyên liệu; đồng thời tăng khoảng 80% công suất chế biến trong năm 2022 nhờ hai nhà máy mới.
Giai đoạn 2022-2023, VND kỳ vọng doanh thu của FMC sẽ tăng trưởng lần lượt 17,5% và 15,5% so với cùng kỳ, chủ yếu từ mảng tôm và nông sản. Giả định chính của VND bao gồm giá bán bình quân của sản phẩm tôm sẽ tăng 5,5%/giảm 2,1% cùng kỳ và sản lượng tiêu thụ tôm của FMC tăng 15,6%/16,7% cùng kỳ do nhu cầu mạnh từ các thị trường xuất khẩu.
VND cũng tin rằng biên lợi nhuận gộp các năm 2022-2023 của FMC sẽ tăng 0,5/0,6 điểm phần trăm, nhờ tỷ lệ tự chủ tôm nguyên liệu cao hơn; giảm chi phí cho tôm giống và thức ăn, qua đó dự báo lợi nhuận ròng tăng trưởng 18,8%/23,3% so với cùng kỳ.
Vì vậy, VND lần đầu đưa ra khuyến nghị khả quan đối với FMC với giá mục tiêu 80.300 đồng/cổ phiếu, dựa trên định giá DCF 10 năm và tương đương với P/E dự phóng 2022-2023 là 17 lần và 13,8 lần.
Tiềm năng tăng giá là nhu cầu cùng với giá tôm và nông sản cao hơn VND dự kiến. Rủi ro giảm giá bao gồm dịch Covid-19 kéo dài hơn dự kiến có thể làm gián đoạn chuỗi cung ứng và ảnh hưởng đến nhu cầu từ các thị trường xuất khẩu chính.
(VNF) - Đây là dự án Khu đô thị Đông Nam đường Trần Hưng Đạo có vị trí nằm tại phường An Lạc, thị xã Buôn Hồ, tỉnh Đắk Lắk với quy mô 19,29 ha.