Hai cây cầu trăm tỷ kết nối Bình Dương với TP. HCM và Tây Ninh
Cầu Bình Gởi và Thanh An (Bình Dương) đang khẩn trương thi công cùng hoàn thành vào năm 2025. Trong tương lai, Bình Dương sẽ có thêm 7 cây cầu kết nối TP.HCM và Tây Ninh.
Năm 2022, Công ty Cổ phần Lọc hóa Dầu Bình Sơn (UPCoM: BSR) đặt kế hoạch doanh thu 91.700 tỷ đồng, lợi nhuận sau thuế 1.400 tỷ đồng, lần lượt giảm 3% và 80% so với thực hiện năm ngoái. Ban lãnh đạo cho biết, kế hoạch này dựa trên giả định giá dầu thô Brent trung bình đạt 60 USD/thùng trong năm nay.
Công ty Chứng khoán Phú Hưng (PHS) nhận định, kế hoạch kinh doanh mà BSR đưa ra thấp hơn khá nhiều so với dự báo của công ty chứng khoán này trong báo cáo trước đây, với doanh thu 138.500 tỷ đồng và lợi nhuận sau thuế 9.700 tỷ đồng.
Với tình hình hiện tại, PHS đánh giá kế hoạch này là tương đối thận trọng khi nguồn cung thiếu hụt, do căng thẳng tại Đông Âu và các lệnh trừng phạt được đưa ra, có thể giữ giá dầu thô ở mức 90 USD/thùng trong vòng 1 năm tới. Thực tế, lợi nhuận sau thuế quý I/2022 của BSR đã đạt 2.000 tỷ đồng, vượt kế hoạch năm 2022 gần 45%.
Năm nay, BSR dự kiến nâng cấp nhà máy lọc dầu Dung Quất - dự án có tổng vốn đầu tư ban đầu là 1,8 tỷ USD với mục tiêu nâng công suất từ 6,5 triệu tấn/năm lên 8,5 triệu tấn/năm, đồng thời nâng cấp chất lượng sản phẩm và cho phép xử lý dầu chua.
Hiện doanh nghiệp đã hoàn thành các bước đầu tiên, bao gồm bồi thường giải phóng mặt bằng, thẩm định và phê duyệt báo cáo đánh giá tác động môi trường, lập và phê duyệt thiết kế tổng thể và thẩm định gói thầu EPC (đã có quyết định hủy bỏ).
Về quyết định hủy bỏ, giá gói thầu EPC hiện tại đã vượt mức được phê duyệt, BSR không có khả năng thu xếp vốn và đang điều chỉnh dự án theo hướng tập trung nâng cấp chất lượng sản phẩm mức 5 (EURO 5) và tăng cường sản phẩm hóa dầu (dự kiến hoàn thành vào năm 2025).
Bên cạnh đó, về vụ kiện liên quan đến Công ty Cổ phần Nhiên liệu sinh học dầu khí Miền Trung (BSR-BF), BSR cho biết toàn bộ khoản đầu tư vào BSR-BF đã được trích lập dự phòng toàn bộ và đã được kiểm toán Deloitte đưa ra khỏi danh sách ngoại trừ. Do đó, dự kiến vụ kiện sẽ không ảnh hưởng đến hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp.
Theo nhóm phân tích của PHS, sự phục hồi mạnh mẽ về sản lượng bán của BSR dự kiến sẽ diễn ra trong năm 2022 từ mức thiệt hại nặng nề do đại dịch và các biện pháp giãn cách xã hội nghiêm ngặt.
Trong khi nhà máy lọc dầu Dung Quất thường xuyên hoạt động trên 100% công suất thiết kế, doanh nghiệp cũng đang mở rộng quy mô sản xuất với một dự án đầy tham vọng nhằm nâng cao sản lượng và chất lượng, dự án này sẽ giúp khỏa lấp nguồn cung thiếu hụt trong nước và cho phép nhà máy xử lý được dầu thô chua, có giá thành thấp nhưng khó khăn trong việc xử lý.
Mặt khác, trong khi mức tiêu thụ xăng dầu trên đầu người của Việt Nam thuộc hàng thấp nhất trong khu vực, thì tốc độ tăng trưởng ô tô đang diễn ra rất nhanh chóng và người dân có xu hướng di cư ra xa các trung tâm đô thị. Xu hướng này được kỳ vọng sẽ kích thích tiêu thụ xăng dầu và thắp sáng triển vọng dài hạn cho BSR.
Sử dụng phương pháp DCF và P/E, PHS ước tính giá hợp lý của BSR là 32.300 đồng/cổ phiếu, tiềm năng tăng giá 50% so với giá đóng cửa phiên 28/4, và đưa ra khuyến nghị mua cổ phiếu này.
Công ty Chứng khoán Mirae Asset (MASVN) cho biết, Công ty Cổ phần Nam Việt (HoSE: ANV) nằm trong tốp doanh nghiệp xuất khẩu cá tra tại Việt Nam với năng lực sản xuất 140.000 tấn fillet cá tra hàng năm đi các nước trên thế giới.
Bên cạnh đó, ANV cũng là đơn vị duy nhất tại Việt Nam có chuỗi giá trị cá tra khép kín với khả năng tự chủ 100% về con giống, thức ăn cho cá và cả vùng nuôi cá rộng 700ha.
Kết thúc năm 2021 vừa qua, ANV ghi nhận doanh thu tăng 1,5% so cùng kỳ lên 3.494 tỷ đồng; lợi nhuận sau thuế giảm 36% cùng kỳ xuống 129 tỷ đồng, chủ yếu do ảnh hưởng của Covid-19, làm gia tăng các chi phí vận hành trong điều kiện giãn cách xã hội kéo dài.
Bước sang năm 2022, MASVN cho rằng ANV sẽ có những lợi thế rất lớn, chẳng hạn việc cá tra Việt Nam hưởng lợi trực tiếp từ việc Nga bị cấm vận; cá Minh Thái là loại cá thịt trắng cạnh tranh trực tiếp với cá Tra Việt Nam trên thị trường thế giới; hàng năm Nga xuất khẩu khoảng 400 triệu USD cá Minh Thái.
Vì thế, trong năm nay, khi Nga bị cấm vận bởi Mỹ và các quốc gia Tây Âu sẽ là cơ hội lớn cho cá Tra Việt Nam. Chi tiết tại quý I/2022, giá cá tra xuất khẩu đã tăng 60% so cùng kỳ do nhu cầu xuất khẩu tăng vọt.
Bên cạnh đó, ANV dự kiến quay lại thị trường Mỹ từ tháng 8/2022. ANV là một trong 2 doanh nghiệp xuất khẩu cá tra Việt Nam được hưởng thuế bán phá giá 0%. Dự kiến ANV sẽ xuất khẩu lại vào thị trường mỹ từ tháng 8/2022 sau khi rời thị trường này năm 2016.
MASVN dự phóng doanh thu năm 2022 của ANV sẽ tăng 40% so với năm ngoái lên 4.891 tỷ đồng, nhờ giá xuất khẩu trung bình tăng khoảng 30% và sản lượng tăng 10%.
Biên lợi nhuận gộp dự kiến cải thiện 6,5 điểm phần trăm, đồng thời chi phí bán hàng và quản lý doanh nghiệp dự báo giảm 3,1% cùng kỳ, giúp lợi nhuận sau thuế có thể đạt 660 tỷ đồng, tăng 411% so với năm 2021, tương ứng EPS đạt 5.163 đồng.
Khép lại quý I/2022, ANV đạt lợi nhuận sau thuế 206 tỷ đồng, tăng 327% so với cùng kỳ năm ngoái, hoàn thành 28% kế hoạch đề ra. Hiện MASVN khuyến nghị mua ANV, giá mục tiêu 54.200 đồng/cổ phiếu, cao hơn 26% thị giá.
Công ty Chứng khoán VNDirect (VND) nhận định, mô hình kinh doanh của Ngân hàng TMCP Phát triển TP.HCM (HoSE: HDB) khá khác biệt với tỷ suất sinh lời cao.
Theo đó, HDB đã xây dựng hình ảnh là một ngân hàng bán lẻ tiêu biểu, tuy nhiên không giống như nhiều ngân hàng khác, HDB đã đưa những dịch vụ của mình đến với những khách hàng ở khu vực đô thị loại 2/nông thôn, nơi có nhu cầu vay vốn lớn nhưng khả năng tiếp cận đến các dịch vụ tài chính vẫn còn nhiều hạn chế.
Ngoài ra, HDB cũng đã thiết lập cho mình một tệp khách hàng lớn thông qua mối liên hệ chặt chẽ với các doanh nghiệp như VietJet, Vinamilk, Petrolimex... Nhờ vào chiến lược đúng đắn và khả năng quản trị rủi ro tốt, HDB đã ghi nhận những thành tựu trong 5 năm qua với tốc độ tăng trưởng kép tổng tài sản là 20% và lợi nhuận là 52,3%.
HDB cũng thuộc tốp 5 ngân hàng có tỷ suất sinh lời cao nhất (NIM đạt 4,4% và ROE đạt 23,3%) và chất lượng tài sản tốt hơn các ngân hàng có khẩu vị rủi ro cao (NPL đạt 1,7% và LLR đạt 70% so với mức bình quân ngành 2,9% và 61,7%).
Mặt khác, VND kỳ vọng lợi nhuận ròng của HDB sẽ tăng 24%/22% trong năm 2022-2023. Với tỷ lệ an toàn vốn cao 14,4% (trung bình ngành 9-12%), HDB sẽ được cấp hạn mức tín dụng cao bởi Ngân hàng Nhà nước, ít nhất là 22% theo ước tính của công ty chứng khoán này.
Bên cạnh đó, hoạt động phân phối bảo hiểm sẽ là nhân tố chính đóng góp vào tăng trưởng thu nhập từ phí; và việc ký kết hợp đồng bảo hiểm độc quyền mới trong thời gian tới sẽ là động lực tăng trưởng mạnh mẽ cho HDB.
HDB đang giao dịch tại P/BV năm 2022 là 1,5 lần, thấp hơn mức trung bình 5 năm và trung bình ngành là 1,9 lần trong khi khả năng sinh lời của ngân hàng đã vượt xa mức trung bình 5 năm (ROE đạt 23%).
VND tin rằng đợt giảm giá mạnh vừa qua là một cơ hội tốt để có thể tích lũy được cổ phiếu của một ngân hàng với tốc độ tăng trưởng cao và chất lượng tài sản tốt như HDB. Rủi ro giảm giá bao gồm lạm phát cao hơn dự kiến và nợ xấu tăng cao hơn dự kiến.
VND đưa ra khuyến nghị khả quan đối với cổ phiếu HDB với giá mục tiêu là 35.900 đồng/cổ phiếu, dựa trên phương pháp định giá thu nhập thặng dư và P/BV năm 2022 là 1,9 lần.
HDB đã xây dựng nên một mô hình kinh doanh với tỷ suất sinh lợi cao và bảng cân đối kế toán lành mạnh, giúp ngân hàng có thể tiếp tục tăng trưởng mạnh mẽ trong thời gian tới.
VND kỳ vọng rằng HDB sẽ ghi nhận mức tăng trưởng lợi nhuận bình quân 22% trong giai đoạn 2022-2024. Bên cạnh đó triển vọng việc ký kết hợp đồng bảo hiểm độc quyền mới sẽ là động lực tăng trưởng mạnh cho HDB trong thời gian tới.
Cầu Bình Gởi và Thanh An (Bình Dương) đang khẩn trương thi công cùng hoàn thành vào năm 2025. Trong tương lai, Bình Dương sẽ có thêm 7 cây cầu kết nối TP.HCM và Tây Ninh.