Cổ phiếu khoáng sản lập đỉnh, công nghệ phát tín hiệu suy yếu
(VNF) - Với sự thuận lợi của thị trường chung, nhiều cổ phiếu đã ghi nhận mức tăng bằng lần trong tháng Hai vừa qua. Trong đó, nhiều mã khoáng sản lập đỉnh.
Trong tháng 2, thị trường chứng khoán đã ghi nhận diễn biến sôi động khi chỉ số VN-Index đã chính thức vượt mốc 1.300 điểm. Không chỉ cải thiện về điểm số, thanh khoản toàn thị trường cũng tăng cao hơn so với tháng 1, trung bình đạt khoảng 16 - 17 nghìn tỷ đồng/phiên.
Trong bối cảnh dòng tiền dồi dào và tâm lý nhà đầu tư được cởi mở, nhiều cổ phiếu đã ghi nhận sự đột phá chỉ trong 1 tháng.

HoSE: Cuộc đua "song mã" giữa GEE và YBM
Với mức tăng 74,86%, GEE là cổ phiếu tăng mạnh nhất sàn HoSE trong tháng vừa qua. Tính theo mức giá 61.900 đồng/cp, vốn hóa của Công ty CP Điện lực Gelex đạt trên 18,8 nghìn tỷ đồng. Đà tăng của cổ phiếu GEE diễn ra trong bối cảnh Gelex Electric phát hành cổ phiếu ESOP trong công ty năm 2024.
Cụ thể, doanh nghiệp dự kiến phát hành 5 triệu cổ phiếu ESOP cho người lao động của công ty với giá 10.000 đồng/cổ phiếu. Ước tính doanh nghiệp sẽ thu về khoảng 50 tỷ đồng từ đợt phát hành cổ phiếu lần này. Thời gian nhận tiền mua cổ phiếu từ ngày 10/2/2025 đến ngày 20/2/2025.
Cũng trong tháng vừa qua, Sở Giao dịch Chứng khoán TP.HCM (HoSE) đã đưa cổ phiếu này ra khỏi danh sách chứng khoán không đủ điều kiện giao dịch ký quỹ. Trước đó, cổ phiếu GEE nằm trong danh sách chứng khoán không đủ điều kiện giao dịch ký quỹ quý I/2025 do Gelex Electric có thời gian niêm yết dưới 6 tháng.
Xét về hoạt động kinh doanh, Gelex Electric mang về doanh thu thuần hơn 21.129,6 tỷ đồng trong năm 2024, tăng 27,2% so với năm 2023. Lợi nhuận sau thuế thu nhập doanh nghiệp đạt gần 1.714,8 tỷ đồng, tăng 116,3%.
Theo sát GEE là cổ phiếu YBM của Công ty CP Khoáng sản công nghiệp Yên Bái với mức tăng 74,53%.
Đáng nói, cổ phiếu này đã có hàng chục phiên tăng trần với thanh khoản thấp trong tháng vừa qua. Giải trình về diễn biến giá cổ phiếu, ông Hoàng Anh Quân - thành viên HĐQT cho rằng nhịp tăng của cổ phiếu YBM là do thị trường quyết định và nằm ngoài sự kiểm soát của công ty. Các hoạt động của công ty vẫn diễn ra bình thường theo kế hoạch đã đề ra và không có diễn biến bất thường nào khác.
Trên thị trường, cổ phiếu YBM giao dịch ổn định trong khoảng 9.000 – 12.000 đồng/CP trong khoảng một năm vừa qua, với thanh khoản ở mức thấp khi chỉ có vài trăm đến vài nghìn đơn vị giao dịch khớp lệnh mỗi phiên. Trong tháng 1/2025, YBM có đến 11 phiên không có giao dịch. Chính vì vậy, không ít nhà đầu tư đã đặt câu hỏi về đà tăng bất thường của cổ phiếu này.

Ngoài 2 mã trên, các cổ phiếu còn lại của top 10 mã tăng mạnh trên sàn HoSE là: FCM (+51,41%), OGC (+42,49%), TLH (+42,20%), TPC (+38,46%), TMT (+33,19%), PTC (+33,18%), APG (29,43%), DTA (27,69%).
Ở chiều ngược lại, top 10 cổ phiếu giảm mạnh nhất sàn HoSE là SMA (-30%), KPF (-28,22%), KHP (-15,27%), DMC (-14,46%), DCL (-12,95%), VNE (- 12,83%), FRT (-11,17%), PNC (-10,83%), VTP (-9,47%), FPT (-8,54%).
Trong nhóm giảm mạnh, có thể thấy rằng bộ đôi cổ phiếu công nghệ FPT - VTP đã có tín hiệu suy yếu sau nhiều tháng tăng giá kéo dài. Áp lực chốt lời từ phía nhà đầu tư ngoại đã đẩy bộ đôi này rời khỏi vùng đỉnh khoảng 11%. Đà giảm của VTP và FPT diễn ra cùng với xu hướng bán ròng cổ phiếu công nghệ trên toàn cầu trong tháng vừa qua.
Ngoài 3 cổ phiếu trên, cổ phiếu KPF cũng là cái tên đáng chú ý khi phải nhận án đình chỉ giao dịch. Giải trình về vấn đề trên, ông Lê Như Phong - Chủ tịch HĐQT Công ty Cổ phần Đầu tư Tài sản Koji cho biết nguyên nhân khiến cổ phiếu bị đỉnh chỉ là do doanh nghiệp chậm nộp báo cáo tài chính. Hiện tại, công ty đang thực hiện các giải pháp đồng bộ để đảm bảo cổ phiếu KPF sớm được khôi phục giao dịch và hoạt động tài chính trở lại bình thường.
HNX: BKC, HGM chiếm sóng
Trên sàn HNX, top 10 cổ phiếu tăng mạnh nhất lần lượt là BKC (263,64%), HGM (69,67%), ATS (63,11%), X20 (62,75%), SJE (55,87%), TFC ( 47,83%), VTV (44,68%), NRC (43,18%), GLT (39,76%), OCH (38,6%).
Chiều ngược lại, top 10 mã giảm mạnh nhất sàn HNX là: PPE (-23,4%), ECI (-18,59%), VCM (-16,85%), SAF (-15.31%), NAP (-12.84%), VE3 (-12,38%), HTC (-12,10%), TPP (-11,40%), HKT (-11,24%), NBP (-8,06%).

Với đà tăng gần 4 lần trong tháng Hai, cổ phiếu BKC hiện đang đứng trước nghi vấn bàn tay của một nhóm “tay to” đang chủ động “găm” phần lớn cổ phiếu và khống chế nguồn cung, tạo cảm giác khan hiếm cho cổ phiếu.
Đáng nói, tận dụng việc cổ phiếu BKC đang neo giá cao, người thân của ban lãnh đạo Công ty CP Khoáng sản Bắc Kạn cũng tranh thủ thoái vốn tại doanh nghiệp. Cụ thể, ông Phạm Ngọc Diến – con rể của Tổng Giám đốc Đinh Văn Hiến đã đăng ký bán hết 11.486 BKC từ ngày 27/2 - 25/3 theo phương thức khớp lệnh.
Tương tự, ông Mai Văn Bản – cha của ông Mai Thanh Sơn - Thành viên HĐQT cũng đăng ký bán ra 63.828 cp. Hiện ông Bản đang sở hữu 863.828 cp, chiếm 7,36%. Mục đích là nhằm giải quyết nhu cầu tài chính cá nhân. Giao dịch dự kiến thực hiện từ ngày 03/03-01/04.
Ngoài BKC, một mã "leader" khác của nhóm khoáng sản là HGM của Công ty CP Khoáng sản Hà Giang cũng gây ấn tượng mạnh mẽ khi tăng gần 70% trong tháng. Khép lại tháng Hai, cổ phiếu HGM dừng chân tại mức giá 340.000 đồng/cp. Trước đó, mã này cũng đã có thời điểm vượt 400.000 đồng/cp.
Trong tháng Hai, Khoáng sản Hà Giang đã chốt danh sách cổ đông chi trả tạm ứng cổ tức đợt 2/2024 bằng tiền với tỷ lệ 30. Với 12,6 triệu cổ phiếu đang niêm yết và lưu hành, Khoáng sản Hà Giang dự kiến phải chi 37,8 tỷ đồng để trả cổ tức cho cổ đông hiện hữu. Ngày giao dịch không hưởng quyền là ngày 19/2, thời gian thanh toán cổ tức dự kiến ngày 20/3.
UPCoM: “Ngựa sắt” TNV gây bất ngờ
Trên sàn UPCoM, top 10 cổ phiếu tăng mạnh nhất tháng Hai là TNV (+151,69%), YBC (+139,24%), VES (+139,13%), DNM (+106,35%), MTA (+105,6%), DRG (+89,19%), MSR (+88,89%), MGC (+86,67%), KCB (+81,45%), MLS (+80%).

Với đà tăng vượt trội, cổ phiếu TNV của Công ty CP Thống Nhất Hà Nội là cái tên thu hút được nhiều sự chú ý của giới đầu tư trong tháng vừa qua. Tính trong tháng Hai, cổ phiếu này đã có nhiều hơn 10 phiên tím trần với thanh khoản ở mức cực thấp. Một trong động lực giúp cổ phiếu TNV “phi nước đại” là do Thống Nhất hiện đang nắm giữ loạt dự án vàng tại Hà Nội.
Bên cạnh đó, cổ phiếu MSR của Công ty CP MaSan High - Tech Materials cũng là một mã tâm điểm. Đây cũng là cổ phiếu hiếm hoi ghi nhận mức thanh khoản trung bình 20 phiên đạt trên 500 nghìn đơn vị. Đà tăng của cổ phiếu MSR diễn ra sau khi Trung Quốc thông báo hạn chế xuất khẩu các khoáng sản quan trọng sang Mỹ nhằm trả đũa các biện pháp siết chặt trong lĩnh vực chất bán dẫn từ Mỹ vào ngày 4/2.
Theo ông Lê Bá Nam Anh – Giám đốc Chiến lược và Phát triển Công ty Cổ phần Tập đoàn Masan (HoSE: MSN), việc Trung Quốc hạn chế xuất khẩu các khoáng sản quan trọng sang Mỹ có thể tạo ra một số lợi thế nhất định cho Masan High-Tech Materials.
Masan High-Tech Materials hiện đã tìm được một đối tác trong nước mua 42.000 tấn đồng trong nỗ lực giải phóng hàng tồn kho đồng của công ty. Con số này tương đương 85% hàng tồn kho đồng với giá trị khoảng 50 triệu USD.
Ngược lại, top 10 cổ phiếu giảm mạnh nhất Upcom là TNW (-48,72%), GLC (-40%), GER (-40%), BEL (-39,90%), TQN (-39,78%), MTC (-39,29%), UPC (-38,68%), DAS (-38,33%), APL (-37,29%), DC1 (-33,33%).
Khối ngoại bán ròng hơn 2.700 tỷ đồng, STB bất ngờ bị xả mạnh
'Cá mập' lao vào bắt đáy, ORS thoát cảnh 'múa bên trăng' hay tiếp tục phân phối giá sàn?
(VNF) - Vừa mở cửa phiên giao dịch 21/3, cổ phiếu ORS đã bị bán tháo với khối lượng lên tới hàng chục triệu đơn vị. Tuy nhiên, lực cầu bắt đáy đã giúp mã này tạm thoát cảnh 'múa bên trăng'.
Nhiều 'cá mập' ôm sầu trước biến động mạnh của cổ phiếu FPT
(VNF) - Áp lực bán ròng không chỉ khiến vốn hóa FPT lao dốc mà còn tác động mạnh đến hiệu suất của các "cá mập". Mã này hiện chiếm tỷ trọng tương đối lớn trong danh mục của nhiều quỹ đầu tư.
Khối ngoại 'tháo chạy', cổ phiếu TPB khớp lệnh kỷ lục
(VNF) - Bị bán mạnh, cổ phiếu TPB giảm mạnh nhất nhóm VN30, đồng thời cũng là mã ảnh hưởng tiêu cực nhất tới thị trường chung.
VFS tham vọng lớn: Lập kỷ lục lợi nhuận, chinh phục lĩnh vực phái sinh
(VNF) - Sáng 20/3/2025, Công ty cổ phần Chứng khoán Nhất Việt (HNX: VFS) đã tổ chức thành công ĐHĐCĐ năm 2025, thông qua các nội dung quan trọng, nổi bật là kế hoạch kinh doanh với mục tiêu lập kỷ lục lợi nhuận, quyết định mở rộng hoạt động sang lĩnh vực phái sinh và việc tái khởi động kế hoạch tăng gấp đôi vốn điều lệ.
Thị trường vốn trước làn sóng tiền số: Đổi mới hay xáo trộn?
(VNF) - Sự xuất hiện của sàn giao dịch tiền số có thể mở ra kênh huy động vốn mới, nhưng cũng đặt ra thách thức lớn đối với thị trường tài chính truyền thống.
Cổ phiếu ORS giảm sàn, thanh khoản đột biến, NĐT đua nhau bắt đáy
(VNF) - Cổ phiếu ORS ghi nhận mức thanh khoản cao đột biến trong phiên sáng nay, khớp lệnh hơn 23 triệu đơn vị, cao gấp 2,8 lần mức trung bình 3 tháng.
Cổ phiếu VIC 'nổi sóng': Đón đúng nhịp, lãi hơn đầu cơ vàng
(VNF) - Pha đảo chiều ngoạn mục trong ngày thị trường chung đỏ lửa đã giúp cổ phiếu VIC tiếp tục xác nhận xu hướng đi lên. Tăng 32% từ vùng đáy dài hạn, tỷ suất sinh lời của mã này thậm chí cao hơn cả việc nắm giữ vàng.
‘Câu kéo’ nhà đầu tư mua cổ phiếu, Telcom bị phạt 125 triệu đồng
(VNF) - Bên cạnh việc nộp phạt, Telcom còn bị buộc hủy bỏ các thông tin đã công bố liên quan đến việc chào bán chứng khoán riêng lẻ.
Tham vọng lãi kỷ lục dù không chú trọng tự doanh: Chủ tịch DNSE lý giải nguyên nhân
(VNF) - Chủ tịch DNSE Nguyễn Hoàng Giang cho hay, mục tiêu của công ty là tập trung phát triển thị phần và xây dựng khách hàng. Đây là "chìa khoá" để DNSE kiếm lợi nhuận, cũng như mang lại lợi ích lâu dài cho cổ đông.
Hai con gái Chủ tịch OCB muốn bán gần 4% vốn ngân hàng
(VNF) - Hai con gái của Chủ tịch OCB Trịnh Văn Tuấn cùng lúc đăng ký bán ra tổng cộng 95 triệu cổ phiếu ngân hàng này, tương ứng với gần 4% vốn điều lệ.
Việt Nam đã sẵn sàng cho nghề hoạch định tài chính cá nhân theo tiêu chuẩn FPSB
(VNF) - Nghề hoạch định tài chính cá nhân đang ngày càng trở thành một lĩnh vực quan trọng, hỗ trợ các cá nhân quản lý tài sản hiệu quả. Do đó, việc chuẩn hóa và nâng cao chất lượng đào tạo cho các chuyên gia hoạch định tài chính theo tiêu chuẩn quốc tế trở nên rất cấp thiết
Khối ngoại 'tháo chạy', FPT bị ‘xả’ ròng hơn 1.000 tỷ trong 1 phiên
(VNF) - Nếu như trong tuần trước, khối ngoại đã bán ròng cổ phiếu FPT với tổng giá trị hơn 1.100 tỷ đồng, thì chỉ riêng trong phiên giao dịch ngày 19/3, lượng vốn ngoại rút ra khỏi cổ phiếu này đã lên tới hơn 1.000 tỷ đồng.
Thu thuế từ các giao dịch tiền số: Bài toán đầy thách thức
(VNF) - Đối mặt với nhiều thách thức và rủi ro cố hữu, việc triển khai thuế đối với tài sản kỹ thuật số tại Việt Nam được nhận định là không hề đơn giản.
Start-up công nghệ bế tắc IPO, kinh tế số chưa thể phát triển
(VNF) - Nếu không giải quyết được bài toán IPO cho các start-up công nghệ số, khó có thể nói đến thành công của cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ 4, của quá trình chuyển đổi số, xây dựng và phát triển nền kinh tế số, chính phủ số, xã hội số, công dân số.
Nửa cuối năm 2025, 'dòng vốn ngoại sẽ trở lại thị trường chứng khoán'
(VNF) - Theo Tổng giám đốc Chứng khoán Kafi, Với triển vọng nâng hạng, vốn ngoại có thể quay trở lại vào quý III hoặc quý IV/2025, góp phần đưa VN-Index tăng từ 12-15%, kỳ vọng đạt 1.500 điểm.
Cú thâu tóm lớn nhất lịch sử Google, bỏ 32 tỷ USD mua lại 1 start-up
(VNF) - Alphabet sẽ mua start-up đang phát triển nhanh Wiz với giá khoảng 32 tỷ USD, đánh dấu thương vụ lớn nhất từ trước đến nay của công ty mẹ Google.
Đề xuất giãn hiệu lực thực hiện Thuế tiêu thụ đặc biệt đến năm 2028
(VNF) - Đối với mặt hàng bia rượu, thuốc lá, tăng thuế không giảm được tiêu dùng vì người mua có xu hướng chuyển sang các sản phẩm bất hợp pháp. Do đó, các chuyên gia đề xuất giãn hiệu lực tăng thuế tiêu thụ đặc biệt (TTĐB) đến năm 2028
Cổ phiếu bứt tốc, vốn hóa SHB tăng gần 6.100 tỷ đồng
(VNF) - Chỉ sau 3 phiên giao dịch, vốn hóa của SHB đã tăng thêm gần 6.100 tỷ đồng, đạt xấp xỉ 47.157 tỷ đồng.
Quản lý tài sản số: Việt Nam không thể tiếp tục chậm chân
(VNF) - Theo ông Lưu Minh Sang, Giảng viên Trường Đại học Kinh tế - Luật, Đại học Quốc gia TP. HCM, Việt Nam đang chậm hơn các nước trong khu vực từ 6 - 8 năm trong cuộc đua phát triển thị trường tiền số. Lựa chọn duy nhất để Việt Nam không bị bỏ lại phía sau là phải quyết liệt, chủ động thử nghiệm và điều chỉnh liên tục.
Meta, Google, TikTok... nộp gần 2.800 tỷ tiền thuế trong tháng 2/2025
(VNF) - Cục Thuế thông tin, 130 nhà cung cấp nước ngoài gồm Meta, Google, TikTok, Microsoft… đã nộp gần 2.800 tỷ đồng tiền thuế trong tháng 2, tương đương gần 1/3 tổng thu của năm 2024
Công ty Giầy Fu-Luh bị phạt, truy thu hơn 135,6 tỷ đồng tiền thuế
(VNF) - Kết luận thanh tra của Cục Thuế tỉnh Long An cho biết tổng số tiền thuế truy thu, tiền thuế thu hồi, tiền chậm nộp và tiền phạt của Công ty TNHH Giầy Fu-Luh phải nộp vào ngân sách nhà nước là hơn 135,6 tỷ đồng.
Chủ tịch Bamboo Capital đột ngột qua đời
(VNF) - Chủ tịch Bamboo Capital Kou Kok Yiow (sinh năm 1962) đã đột ngột từ trần do nhồi máu cơ tim, hưởng thọ 63 tuổi.
Cổ phiếu hạ tầng đứng trước tiềm năng bứt phá mạnh mẽ
(VNF) - Cổ phiếu hạ tầng đang trở thành điểm sáng trên thị trường chứng khoán với tiềm năng tăng trưởng dài hạn. Đó là kết quả tổng hòa của yêu cầu thúc đẩy đầu tư hạ tầng, hoàn thiện khung cơ chế cùng những bước tiến rõ rệt trong việc giải quyết dứt điểm các vướng mắc cho doanh nghiệp.
DN tư nhân lớn nhất sàn chứng khoán: FPT hụt hơi, ‘văng’ khỏi top 3?
(VNF) - Nếu xu hướng giảm tiếp diễn, FPT có thể bị đánh bật khỏi top 3 doanh nghiệp tư nhân có vốn hóa lớn nhất sàn HoSE.
Chủ shop online bị phạt hàng chục triệu tiền thuế: Điều cần biết để tránh dính 'án'
(VNF) - Nhiều trường hợp người bán hàng online do thiếu kiến thức về thuế đã không kê khai, chậm nộp thuế dẫn đến truy thu và bị phạt hàng chục triệu đồng. Chuyên gia cho rằng, cần phải nắm vững pháp luật thuế khi kinh doanh, tránh mất tiền oan
'Cá mập' lao vào bắt đáy, ORS thoát cảnh 'múa bên trăng' hay tiếp tục phân phối giá sàn?
(VNF) - Vừa mở cửa phiên giao dịch 21/3, cổ phiếu ORS đã bị bán tháo với khối lượng lên tới hàng chục triệu đơn vị. Tuy nhiên, lực cầu bắt đáy đã giúp mã này tạm thoát cảnh 'múa bên trăng'.
Cận cảnh các trụ sở bị 'phá dỡ' để mở rộng không gian Hồ Hoàn Kiếm
(VNF) - Để mở rộng khu vực phía đông hồ Hoàn Kiếm, thành phố Hà Nội sẽ phải di dời 12 tổ chức, cơ quan, đơn vị cùng với đó là 35 hộ dân.