'Thăm' khu đất xây 365 căn nhà ở xã hội ngay trong nội đô Hà Nội
(VNF) - Dự án nhà ở xã hội NO1 thộc Khu đô thị mới Hạ Đình, phường Hạ Đình, quận Thanh Xuân và xã Tân Triều, huyện Thanh Trì, thành phố Hà Nội.
Đại hội cổ đông thường niên 2022 của Công ty Cổ phần Sữa Việt Nam (Vinamilk, HoSE: VNM) đã thông qua kế hoạch kinh doanh với tổng doanh thu 64.070 tỷ đồng, tăng gần 5% so với mức thực hiện năm 2021. Ngược lại, lợi nhuận sau thuế dự kiến giảm 8%, đạt 9.770 tỷ đồng.
Phương án chia cổ tức năm 2022 được phê duyệt là 3.850 đồng/cổ phiếu, tương đương tổng giá trị dự kiến là 8.046 tỷ đồng. VNM không có kế hoạch mua cổ phiếu quỹ trong năm nay.
Công ty Chứng khoán VNDirect (VND) cho rằng VNM đã đặt kế hoạch kinh doanh một cách khá thận trọng.
Tại đại hội, VNM cho biết sẽ tập trung vào các sản phẩm sữa Organic và tái đẩy mạnh chương trình Sữa học đường khi học sinh quay trở lại trường học. Trong năm 2021, VNM đã phát triển thêm hai thị trường xuất khẩu mới, nâng tổng số quốc gia xuất khẩu lũy kế lên 57 thị trường với tổng kim ngạch xuất khẩu đạt 2,6 tỷ USD (tăng 8% cùng kỳ).
Chia sẻ về kế hoạch lợi nhuận đi lùi, VNM cho rằng nhiều khả năng giá nguyên liệu đầu vào sẽ tăng. Theo ban lãnh đạo, VNM đã chốt giá sữa bột nguyên kem đến tháng 8/2022.
VND ước tính hãng sữa này đã cố định giá sữa bột nguyên kem ở mức cao hơn khoảng 6% so với cùng kỳ. Sữa bột nguyên kem quý I/2022 tăng 17,7% so với cùng kỳ, nhưng giảm 6,6% so với tháng 3/2022. VND cho rằng, doanh nghiệp đã tận dụng cơ hội này để chốt giá sữa đầu vào cho đến tháng 8 tới và tiếp tục quan sát diễn biến giá sữa nguyên kem để xác định thời điểm chốt giá tiếp theo.
VND ước tính VNM tăng giá bán trung bình lên gần 2% trong quý I/2022, và chưa có kế hoạch tiếp tục tăng giá bán đến cuối năm 2022. Mặt khác, kế hoạch doanh thu của VNM tương đương với dự phóng mà VND đưa ra, tuy nhiên lợi nhuận chỉ tiêu lại thấp hơn gần 11% dự phóng.
VND kỳ vọng giá bột sữa sẽ hạ nhiệt dần trong 6 tháng cuối năm 2022, giúp cải thiện biên lợi nhuận gộp gộp của VNM lên 0,5 điểm phần trăm. Do đó, VND dự báo lợi nhuận ròng của VNM sẽ tăng nhẹ lên 10.905 tỷ đồng trong 2022, tức tăng 3,5% cùng kỳ.
Ban lãnh đạo cho biết, giá trị thị trường sữa Việt Nam đã tăng 1% cùng kỳ trong 2021 và vẫn còn tiềm năng tăng trưởng theo tốc độ tăng trưởng GDP. Giá trị thị trường sữa dự kiến đạt 136.000 tỷ đồng vào năm 2025.
Do đó, VNM đặt mục tiêu tốc độ tăng trưởng kép doanh thu là 10,3% trong 3 năm tới lên 86.000 tỷ vào 2025. Ngoài ra, VNM vẫn đang tìm kiếm các cơ hội M&A trong ngành hàng tiêu dùng nhanh liên quan đến dinh dưỡng.
Đáng chú ý, đại hội cổ đông đã bầu ông Nguyễn Hạnh Phúc, nguyên Tổng thư ký Quốc hội làm Chủ tịch Hội đồng quản trị, thay cho bà Lê Thị Băng Tâm.
Trên thị trường, VND đang khuyến nghị khả quan cho cổ phiếu VNM, giá mục tiêu 110.000 đồng/cổ phiếu, cao hơn 5,27% thị giá hiện tại.
Giai đoạn đầu năm nay, Công ty Cổ phần Bán lẻ Kỹ thuật số FPT (FPT Retail, HoSE: FRT) cho biết nguồn cung hàng hóa của doanh nghiệp vẫn không bị đứt gãy do chiến tranh giữa Nga và Ukraine, bởi FRT là đối tác lớn với các nhãn hàng.
Đó cũng là lý do giúp doanh nghiệp được hưởng việc ưu tiên nhập hàng và thường ký trước hợp đồng nhập hàng trong vòng 3 tháng. Nhờ đó, kết quả kinh doanh quý I tăng trưởng vượt trội, với doanh thu tăng gần 65% và lợi nhuận trước thuế tăng gấp 5 lần cùng kỳ năm ngoái. So với kế hoạch cả năm, FRT đã hoàn thành 28% chỉ tiêu doanh thu và lợi nhuận.
Công ty Chứng khoán Phú Hưng (PHS) cho biết, năm 2022, FRT kỳ vọng FPT Shop sẽ đạt mức tăng trưởng hai chữ số trong bối cảnh mở rộng chuỗi F.Studio; đẩy mạnh các điểm bán PC Gaming nhằm hoàn thiện hệ sinh thái máy tính; ghi nhận doanh thu từ nhãn hàng mới - Xiaomi, kỳ vọng doanh thu Xiaomi chiếm 7-10% tổng doanh thu điện thoại di động và nghiên cứu, triển khai mô hình kinh doanh mạng di động ảo.
Trong trung và dài hạn, ban lãnh đạo nhận định ngành hàng ICT vẫn tăng trưởng tốt, trước nhu cầu laptop/tablets còn nhiều dư địa; tầng lớp trung lưu tại Việt Nam tăng cao và nhu cầu sử dụng Internet, công nghệ trở thành thói quen mới sau thời gian dài đại địch. Với vòng đời sản phẩm trung bình từ 2-4 năm, nhu cầu ngành hàng ICT vẫn có sẽ bắt đầu tăng giai đoạn 2023-2024 cho chu kỳ mới của sản phẩm.
Bên cạnh đó, chuỗi nhà thuốc Long Châu cũng dần gặt hái “quả ngọt” trong năm 2022. FRT dự kiến đẩy mạnh tiến độ mở cửa hàng, mở thêm ít nhất 300 cửa hàng, nâng tổng số cửa hàng lên khoảng từ 700-800 vào cuối năm.
Mục tiêu doanh thu/cửa hàng cũ của Long Châu trong 2022 khoảng 1,5 tỷ đồng. Long Châu sẽ tiếp tục đầu tư cơ sở hạ tầng và hệ thống logistic phục vụ cho việc tăng trưởng nhanh số lượng cửa hàng và tối ưu hàng hoá, đồng thời tập tập trung quản lý chất lượng sản phẩm.
Ban lãnh đạo kỳ vọng lợi nhuận Long Châu đóng góp 50-100 tỷ đồng trong tổng doanh thu của FRT. Định hướng dài hạn của Long Châu là phục vụ trực tiếp khách hàng ở nhóm bệnh phổ biến (như tim mạch, tiểu đường...) và có thể mở rộng sang Healthcare (bao gồm phòng khám, chăm sóc sức khỏe...).
Về việc IPO Long Châu trong tương lai, ban lãnh đạo cho biết sẽ đánh giá và cân nhất kỹ lưỡng dựa trên phương án nào có lợi nhất cho cổ đông.
Trong 2022, PHS nâng dự phóng doanh thu của FRT từ mức 27.977 tỷ đồng lên 29.092 tỷ đồng, tăng 29% so với năm trước, nhờ nhu cầu ngành hàng ICT vượt kỳ vọng trước đó của PHS.
Lợi nhuận sau thuế ước tính ở mức 693 tỷ đồng với biên lãi gộp ở mức 15%. Bằng phương pháp định giá DCF và P/E, PHS đưa mức giá hợp lý cho cổ phiếu FRT là 172.600 đồng/cổ phiếu, tăng 19% so với giá đóng cửa phiên 26/4. Từ đó khuyến nghị nắm giữ đối với cổ phiếu này.
Công ty Cổ phần Đầu tư Nam Long (HoSE: NLG) công bố kết quả kinh doanh quý I/2022 khiêm tốn với lợi nhuận sau thuế giảm 91% cùng kỳ, xuống còn 33 tỷ đồng, cho dù doanh thu thuần tăng gần 150% lên 587 tỷ đồng.
NLG cho biết, việc hợp nhất dự án Southgate từ quý III/2021 sau khi tăng tỷ lệ biểu quyết từ 50% lên 65% dẫn đến mức tăng trưởng cao của doanh thu, biên lợi nhuận gộp tăng 26 điểm phần trăm so với quý I/2021 lên 42,6%.
Lợi nhuận sau thuế giảm chủ yếu do quý I/2021 ghi nhận thặng dư từ việc định giá lại tài sản 423 tỷ đồng từ việc hợp nhất dự án Izumi khi tăng tỷ lệ sở hữu từ 35,1% lên 65,1%. Kết quả kinh doanh quý I/2022 chỉ tương đương 8% và 2% kế hoạch doanh thu và lợi nhuận sau thuế của NLG và thấp hơn ước tính của Công ty Chứng khoán ACB (ACBS), chủ yếu do chưa ghi nhận lợi nhuận 350 tỷ đồng từ chuyển nhượng 50% Paragon Đại Phước và việc bàn giao các dự án chậm hơn dự kiến.
Ngày 19/3 vừa qua, NLG cùng hai đối tác chiến lược là Hankyu Hanshin Properties và Nishi Nippon Railroad chính thức mở bán 500 căn hộ tại Block AK7 và AK8 của dự án Akari và ghi nhận tỷ lệ hấp thụ 85% với giá trị bán hàng hơn 1.400 tỷ đồng trong 4 giờ đầu tiên.
Ngày 16/4/2022, NLG và hai đối tác tiếp tục giới thiệu 300 căn Flora Panorama thuộc dự án Mizuki với tỷ lệ hấp thụ 80% và giá trị bán hàng khoảng 900 tỷ đồng trong 3 giờ đầu tiên. Nếu cộng thêm khoản đặt cọc hơn 1.300 tỷ đồng cho 190 căn của dự án Izumi vào cuối năm 2021 và kết quả bán hàng của các dự án khác, thì NLG bán được 1.274 căn với tổng giá trị gần 5.900 tỷ đồng trong gần 4 tháng đầu năm 2022, lần lượt hoàn thành 27% và 25% kế hoạch bán hàng.
ACBS giữ nguyên dự phóng năm 2022 với 6.266 tỷ đồng doanh thu thuần (tăng 21% cùng kỳ) và 1.237 tỷ đồng lợi nhuận sau thuế của cổ đông công ty mẹ (tăng 16% cùng kỳ) vì cho rằng việc ghi nhận lợi nhuận từ chuyển nhượng Paragon Đại Phước và bàn giao các dự án sẽ được đẩy nhanh trong các quý tiếp theo. ACBS giữ giá mục tiêu 56.597 đồng/cổ phiếu cho cổ phiếu NLG, cao hơn 25,5% so với giá thị trường.
(VNF) - Dự án nhà ở xã hội NO1 thộc Khu đô thị mới Hạ Đình, phường Hạ Đình, quận Thanh Xuân và xã Tân Triều, huyện Thanh Trì, thành phố Hà Nội.