Thâm nhập khu đất xây dựng Tổ hợp Hòa Xuân hơn 3.500 tỷ ở Đà Nẵng
(VNF) - Khu đất sắp đấu giá để thực hiện dự án Tổ hợp, thể thao giải trí và thương mại Hòa Xuân có diện tích rộng 101 ngàn m2.
Công ty Chứng khoán Rồng Việt (VDSC) cho biết trong quý III, Công ty Cổ phần Đầu tư Nam Long (HoSE: NLG) đã mở bán hai phân khu mới là Akari- tòa 9 và Ehome Southgate – giai đoạn 2. Trong đó, phân khu Akari – tòa 9 chào bán thành công khoảng 60% số sản phẩm trong đợt mở bán đầu tiên. Tuy nhiên số liệu cho thấy hoạt động bán hàng của NLG cũng đã có phần chậm lại so với tỷ lệ bán hàng thường trên 90% của các đợt chào bán các phân khu trước đó.
Phân khu Ehome South Gate – giai đoạn 2 được mở bán trong tháng 8/2022 thuộc phân khúc nhà có thu nhập thấp, hiện đang khan hiếm trên thị trường, với giá trị trung bình chỉ khoảng 1 tỷ đồng/căn. VDSC cho biết hoạt động bán hàng của NLG vẫn diễn ra rất tốt trong bối cảnh thị trường hiện tại, với 100% căn hộ đã được chào bán thành công.
Trong quý III/2022, VDSC ước tính tổng doanh thu và lợi nhuận sau thuế cổ đông mẹ của NLG sẽ lần lượt đạt 812 tỷ đồng, tăng 438% so với cùng kỳ chủ yếu từ bàn giao các căn còn lại phân khu Akari – giai đoạn 1 và một số sản phẩm tại dự án Southgate (chủ yếu tại phân khu The Aquaria 1 và Rivera 1).
Tuy nhiên lợi nhuận sau thuế cổ đông công ty mẹ ước đạt 48 tỷ đồng, giảm 83% so với cùng kỳ. Theo VDSC, nguyên nhân đến từ việc, báo cáo tài chính quý III/2021 của NLG đã ghi nhận 361 tỷ đồng lợi nhuận bất thường từ việc đánh giá lại dự án South gate, sau khi nhận chuyển nhượng 15% quyền biểu quyết từ các cổ đông khác.
Theo VDSC, đất nền ở Cần Thơ được NLG dự kiến bán trong tháng 10 này có khả năng phải dời lộ trình mở bán sang năm 2023, khi vẫn đang chờ phê duyệt tiền sử dụng đất.
Hai dự án tại tỉnh Đồng Nai là Paragon Đại Phước và Izumi – giai đoạn 1B cũng được dự kiến bắt đầu chào bán trong năm sau để chờ đợi các tín hiệu tốt hơn từ thị trường. Lũy kế 9 tháng, VDSC ước tính giá trị pre-sales của NLG ở mức 9.600 tỷ đồng, tăng khoảng 1.200 tỷ đồng so với cuối quý II/2022, hoàn thành 40% kế hoạch.
Cả năm 2022, VDSC dự phóng doanh thu của NLG là 4.403 tỷ đồng, lợi nhuận sau thuế là 245 tỷ đồng, lần lượt giảm 15% và giảm 77% so với mức thực hiện năm 2021.
Công ty chứng khoán này khuyến nghị mua với cổ phiếu NLG, giá mục tiêu 45.800 đồng/cổ phiếu.
Luỹ kế 6 tháng đầu năm, doanh thu của Công ty Cổ phần Sợi Thế Kỷ (HoSE: STK) đã tăng trưởng chậm lại so với quý I/2022, đạt 1.170 tỷ đồng (tăng 8,6% so với cùng kỳ. Tuy nhiên lợi nhuận gộp lại có dấu hiệu cải thiện nhẹ, tăng 2,8% svck, đạt 217 tỷ đồng, dẫn đến biên gộp chỉ giảm 1% svck, từ 20% xuống còn 19% trong nửa đầu năm.
Công ty Chứng khoán Vietcombank (VCBS) cho biết, dưới ảnh hưởng của lạm phát tăng cao ở các nước xuất khẩu dệt may chủ đạo như Mỹ, EU làm cho đơn hàng dệt may nhìn chung có tốc độ luân chuyển chậm hơn trong quý III/2022, dự kiến kết quả doanh thu và lợi nhuận trong kỳ sẽ thấp hơn so với kế hoạch đặt ra.
Theo VCBS, price gap (khoảng giá) của STK có dấu hiệu giảm nhẹ trong tháng 7/2022, cụ thể price gap sợi tái chế giảm 3% so với tháng trước, từ 35.200 đồng xuống 34.150 đồng, tuy nhiên vẫn giữ ở nền giá cao so với đầu năm.
Trong khi đó, price gap sợi nguyên sinh vẫn duy trì xu hướng giảm từ đầu năm nay khi giá nguyên liệu đầu vào bị tăng mạnh, STK phải chia bớt một phần chi phí tăng thêm với khách hàng, dẫn đến price gap sợi nguyên sinh trong tháng 7/2022 đạt 13.650 đồng, giảm 7% so với tháng trước và gảm 28% so với đầu năm.
Lũy kế 7T22, sản lượng sợi tái chế giảm 12% svck, trong khi giá bán chỉ tăng 6,6% svck, dẫn đến tỷ trọng doanh thu sợi tái chế kém tích cực. Dự kiến trong năm 2022, tỷ trọng doanh thu sợi tái chế chỉ đạt xấp xỉ 50%, thấp hơn 4% so với tỷ trọng trong năm 2021. Tuy nhiên, VCBS kỳ vọng trong năm 2023 STK sẽ cải thiện tốt mảng sợi tái chế với sự đóng góp của nhà máy Thành Công giai đoạn 1.
Theo kế hoạch, đến quý III/2023, nhà máy mới sẽ chính thức đi vào hoạt động, tăng thêm 36 ngàn tấn sợi, tương đương 57% công suất hiện tại. Sau khi giai đoạn 1 hoàn thành, STK sẽ tiếp tục triển khai xây dựng giai đoạn 2.
Rất nhiều nhãn hàng lớn như Adidas, Burberry, Chanel, H&M, IKEA,… đều nâng cao tỷ lệ sợi tái chế trong các sản phẩm quần áo và cam kết đển năm 2025 sẽ sản xuất quần áo 100% từ sợi tái chế.
Do đó, VCBS ước tính thị phần sợi polyeste tái chế sẽ tăng từ 14% trong năm 2019 lên 45% trong năm 2025. Các doanh nghiệp chú trọng đến quy trình sản xuất “xanh” trong nhà máy và sản xuất sợi tái chế như STK được kỳ vọng sẽ thu hút nhiều hơn các đơn hàng của các đối tác lớn, theo đó nâng được tỷ lệ sợi tái chế trong doanh thu, vốn có biên lợi nhuận cao gần gấp đôi so với nguyên sinh.
VCBS cho rằng, đây là động lực tăng trưởng trong dài hạn của lợi nhuận STK trong những năm tới khi tỷ trọng sợi tái chế tiếp tục gia tăng, hướng tới mục tiêu 80 - 90%.
Công ty chứng khoán này cho biết tiếp tục đánh giá khả quan đối với kêt quả kinh doanh của STK trong năm tiếp theo.
Theo Công ty Chứng khoán Agribank (Agriseco), Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam (BIDV, HoSE: BID) là một trong những ngân hàng có quy mô tổng tài sản lớn nhất hệ thống. Được thành lập lâu đời, BID đã tạo dựng được cho mình hệ sinh thái đa dạng ngân hàng – bảo hiểm – chứng khoán và các chi nhánh, văn phòng đại diện phủ rộng khắp trong, ngoài nước.
Kế hoạch năm 2022 của ngân hàng đặt ra tăng trưởng mức ấn tượng với đạt 20.600 tỷ đồng (tăng 52% so với cùng kỳ) với động lực tăng trưởng chủ yếu tới từ việc giảm chi phí dự phòng. Đáng chú ý, chi phí này dự kiến sẽ giảm từ 29 nghìn tỷ đồng năm 2021 xuống 23 nghìn tỷ đồng năm 2022 tạo động lực cho lợi nhuận tăng mạnh mẽ.
Kết quả kinh doanh 6 tháng đầu năm 2022 tiếp tục đà tăng trưởng tốt. Tổng thu nhập hoạt động của BID đạt 34.372 tỷ đồng trong khi chi phí dự phòng giảm thiểu đáng kể (giảm 12,2% so với cùng kỳ) và chi phí hoạt động được kiểm soát tăng ở mức 16,8%, đã giúp lợi nhuận trước thuế của BID đạt 11.084 tỷ đồng (tăng 37,5%), thực hiện được 54% kế hoạch cả năm.
Theo Agriseco, chất lượng tài sản của BID đã được cải thiện tốt. Nhờ việc tích cực xử lý nợ xấu trong thời gian qua, tỷ lệ nợ xấu (NPL) hết quý II/2022 của BID dù có tăng nhẹ lên 1,02% từ mức 0,97% đầu năm nhưng vẫn ở mức thấp trong ngành. Bên cạnh đó, BID đã nâng tỷ lệ bao phủ nợ xấu lên mức cao kỷ lục 263% từ mức 259% của quý I và trích lập dự phòng đủ 100% cho các khoản nợ tái cơ cấu (thay vì phân bổ trong 3 năm) sẽ tạo bộ đệm vững chắc về tài sản cùng cơ hội hoàn nhập trong tương lai khi các khoản nợ xấu được xử lý.
BID có kế hoạch chào bán ra công chúng hoặc chào bán riêng lẻ 455,27 triệu cổ phiếu với tỷ lệ 9%, thời gian thực hiện dự kiến trong 2 năm 2022 – 2023. Điều này sẽ giúp ngân hàng bổ sung nguồn lực về vốn và cải thiện hệ số an toàn vốn CAR, mở rộng dư địa tăng trưởng tín dụng.
Agriseco khuyến nghị mua cổ phiếu BID với giá mục tiêu 38.000 đồng/cổ phiếu.
(VNF) - Khu đất sắp đấu giá để thực hiện dự án Tổ hợp, thể thao giải trí và thương mại Hòa Xuân có diện tích rộng 101 ngàn m2.