Thâm nhập khu đất xây dựng Tổ hợp Hòa Xuân hơn 3.500 tỷ ở Đà Nẵng
(VNF) - Khu đất sắp đấu giá để thực hiện dự án Tổ hợp, thể thao giải trí và thương mại Hòa Xuân có diện tích rộng 101 ngàn m2.
Gần đây, Ngân hàng TMCP Phương Đông (HoSE: OCB) đã công bố kết quả kinh doanh quý IV/2021 với lợi nhuận phục hồi mạnh mẽ so với quý liền trước (tăng 58%), đạt 1.750 tỷ đồng nhưng vẫn giảm 8,3% so với cùng kỳ năm ngoái do mức nền cao. Lũy kế cả năm 2021, lợi nhuận trước thuế của OCB đạt 5.518 tỷ đồng, tăng 25% so với năm 2020.
Công ty Chứng khoán Bảo Việt (BVSC) nhận định, trong ba tháng cuối năm qua, tăng trưởng tín dụng của OCB đạt mức tốt; biên lãi ròng (NIM) có dấu hiệu cải thiện; thu nhập ngoài lãi phục hồi sau thời gian giãn cách; CIR đạt mức thấp mới và chất lượng tài sản cũng đã tốt hơn.
Cụ thể, tăng trưởng tín dụng quý IV/2021 của OCB tích cực ở mức 15,3% so với hồi đầu năm (tăng 4,6% so với quý III). Trong đó, cho vay khách hàng tăng 4,5% quý liền kề lên 102.100 tỷ (tăng 14,4% so với hồi đầu năm); số dư trái phiếu doanh nghiệp tiếp tục tăng 11,2% quý liền kề lên 1.500 tỷ (tăng 153,3% hồi đầu năm).
Tiền gửi của khách hàng tăng mạnh 5,9% so với quý III/2021 lên 98.800 tỷ (tăng 7% hồi đầu năm). CASA là điểm nhấn quan trọng, cải thiện lên mức cao mới ở mức 15,8% so với 10,4% trong quý III và 12% trong quý IV/2020, mặc dù vẫn ở mức khiêm tốn so với các ngân hàng khác.
Bên cạnh đó, NIM quý IV/2021 cho thấy dấu hiệu phục hồi khi tăng lên mức 3,75% (tăng 28 điểm cơ bản so với quý III/2021 và giảm 101 điểm cơ bản so với cùng kỳ năm trước), nhờ chi phí vốn thấp kỷ lục là 3,94%, bù đắp một phần sự sụt giảm trong lợi suất IEA xuống 7,38%.
Theo quan điểm của BVSC, lợi suất IEA giảm có khả năng là do OCB cắt giảm lãi suất để hỗ trợ các khách hàng bị ảnh hưởng bởi Covid-19; hầu hết các tăng trưởng tín dụng quý IV/2021 có khả năng xảy ra vào tháng 12, điều này sẽ hỗ trợ thu nhập lãi vào các quý sắp tới và không ghi nhận thu nhập lãi dự thu từ nợ tái cấu trúc.
Trên thị trường, BVSC duy trì khuyến nghị khả quan với giá mục tiêu 32.098 đồng/cổ phiếu đối với cổ phiếu OCB. Dự báo lợi nhuận trước thuế năm 2022 là 6.598,8 tỷ (tăng 19,6% so với năm ngoái), theo đó OCB đang giao dịch ở mức P/B năm 2022 là 1,42 với ROAE năm 2022 mạnh mẽ là 21,6% trước phát hành, triển vọng tăng trưởng lợi nhuận ở mức 2 chữ số và chất lượng tài sản cải thiện.
Công ty Chứng khoán Vietcombank (VCBS) cho biết, tiềm năng tăng trưởng của Tổng công ty Phát triển Đô thị Kinh Bắc - CTCP (HoSE: KBC) năm 2022 đến từ tăng tốc triển khai và ghi nhận doanh thu từ các khu công nghiệp; dòng tiền lớn từ khu đô thị Tràng Cát và việc mở rộng quỹ đất tại nhiều địa phương mới.
Theo đó, khu công nghiệp Nam Sơn Hạp Lĩnh - Bắc Ninh hiện về cơ bản đã hoàn thành pháp lý và hạ tầng cần thiết, sẵn sàng ghi nhận diện tích cho thuê lớn trong năm 2022. Trong khi đó, khu công nghiệp Tràng Duệ 3 (Hải Phòng) sẽ nhận giấp phép chính thức trong quý I/2022 và dự kiến có thể bắt đầu cho thuê từ 2023.
KBC cũng đang tích cực đàm phán cho giao dịch bán buôn khoảng 30 - 50 ha tại Tràng Cát với mức giá dự kiến khoảng 15 - 20 triệu đồng/m2. Với việc doanh nghiệp đã được cấp phép san lấp, việc thi công hạ tầng cơ bản để bàn giao mặt bằng cho khách hàng sẽ được tiến hành khá nhanh chóng và KBC có thể ghi nhận phần lớn doanh thu và dòng tiền ngay trong năm 2022.
Bên cạnh đó, KBC đang tích cực phát triển quỹ đất tại các địa phương có tiềm năng phát triển công nghiệp và quỹ đất còn nhiều với chi phí rẻ. Trong đó 3 địa phương được doanh nghiệp lựa chọn làm trọng điểm phát triển mới là Hưng Yên, Hải Dương và Long An với nhiều dự án quy mô lớn.
VCBS kỳ vọng KBC năm 2022 sẽ ghi nhận mức tăng trưởng mạnh trong doanh thu và lợi nhuận nhờ nhiều dự án khu công nghiệp được đưa vào kinh doanh và bắt đầu có đóng góp đáng kể từ các dự án đô thị. Với nguồn lực tài chính quan trọng từ hoạt động kinh doanh và kế hoạch phát hành cổ phiếu, KBC sẽ đi vào chu kì tăng trưởng mới với nhiều dự án có quy mô lớn.
VCBS dự phóng doanh thu năm 2022 của KBC đạt 7.810 tỷ đồng (tăng 86,4% so với cùng kỳ), lợi nhuận thuộc về cổ đông công ty mẹ đạt 2.077 tỷ đồng, tương ứng với EPS là 2.864 đồng/cổ phiếu. Trong trường hợp doanh nghiệp có thể ghi nhận phần lớn doanh thu từ giao dịch bán buôn tại Tràng cát trong năm 2022, doanh thu dự kiến đạt 11.560 tỷ đồng (tăng 176% cùng kỳ), lợi nhuận thuộc về cổ đông công ty mẹ đạt 4.175 tỷ đồng, tương ứng với EPS là 5.758 đồng.
Do đó, VCBS khuyến nghị mua dành cho cổ phiếu KBC với mức định giá hợp lý là 69.048 đồng/cổ phiếu, tương ứng tiềm năng tăng giá 26%.
Bệnh viện Quốc tế Thái Nguyên (HoSE: TNH) là 1 hệ thống các bệnh viện ngoài công lập, bắt đầu hoạt động từ năm 2014. Mục tiêu dài hạn của TNH trong tương lai là mở rộng mô hình bệnh viện tư nhân sang các tỉnh Đông Bắc Bộ. TNH gồm 2 công ty con là Bệnh viện Quốc Tế Thái Nguyên (quy mô 450 giường) và Bệnh viện Đa Khoa Yên Bình Thái Nguyên (quy mô 150 giường).
Bệnh viện có năng lực cạnh tranh gần tương đương với các bệnh viện đa khoa công lập tuyến tỉnh như bệnh viện C, bệnh viện A. Hơn nữa, Bệnh viện Đa Khoa Yên Bình Thái Nguyên nằm gần khu công nghiệp (KCN) Yên Bình – Thái Nguyên, vị trí thuận lợi giúp TNH phục vụ nhu cầu khám chữa bệnh cho công nhân tại các KCN. Samsung điện cơ (SEMV), Samsung điện tử (SEVT) là khách hàng của TNH.
Theo Công ty Chứng khoán Phú Hưng (PHS), sự phát triển kinh tế vùng, mức sống cải thiện và định hướng tăng cường y tế tư nhân của Chính phủ sẽ thúc đẩy nhu cầu khám chữa bệnh tại các bệnh viện ngoài công lập. Dân số đông và thu nhập cá nhân ngày càng tăng cho phép người dân gia tăng các khoản chi tiêu cho y tế tư nhân. Mức sống của người dân Thái Nguyên cải thiện với thu nhập bình quân đầu người đạt CAGR (2018-2020) 8,7%.
Kéo theo sự phát triển của nền kinh tế, lĩnh vực y tế tại Thái Nguyên ngày càng được đầu tư hoàn thiện. Chi tiêu y tế năm 2021 đạt 968,4 tỷ đồng (tăng 10,4% cùng kỳ). Theo Chương trình phát triển y tế chăm sóc sức khỏe Nhân dân tỉnh Thái Nguyên giai đoạn 2021-2025, tỉnh dự toán kinh phí trên 2.753 tỷ đồng để thực hiện các chính sách hỗ trợ (trong đó có chính sách khuyến khích các tổ chức, cá nhân đầu tư xây dựng cơ sở y tế…).
Hơn nữa, tình trạng quá tải là một vấn đề thách thức của các bệnh viện công hiện nay. Bệnh viên tư nhân chỉ đang chiếm thị phần nhỏ trong ngành y tế với tỷ lệ số giường bệnh tại các bệnh viện ngoài công lập còn thấp (7% tại Thái Nguyên), cho thấy tiềm năng tăng trưởng mạnh trong tương lai nhằm giải quyết vấn đề quá tải tại các bệnh viện công.
Cùng với đó, trong tương lai, dự án Bệnh viện Đa khoa Yên Bình giai đoạn 2 với quy mô 150 giường (25% tổng công suất hiện tại) dự kiến doanh thu và chi phí năm đầu tiên hoạt động lần lượt là 78,54 tỷ đồng và 44,632 tỷ đồng. Với tỷ lệ tăng trưởng doanh thu/chi phí tăng khoảng 10%, dự kiến dự án sẽ hoàn thành thu hồi vốn sau 6 năm hoạt động.
Hơn nữa, các dự án bệnh viện mới sẽ đóng góp vào tăng trưởng dài hạn của TNH. Công ty Cổ phần Bệnh viện Phụ sản TNH Thái Nguyên dự kiến đi vào hoạt động vào quý IV/2022 hoặc quý I/2023. Bệnh viện Mắt sẽ được đầu tư xây dựng sau Bệnh viện Phụ sản một vài quý; Bệnh viện đa khoa tại Bắc Giang, quy mô tối thiểu 300 giường dự kiến sẽ đi vào hoạt động vào quý I/2023.
PHS ước tính năm 2022 doanh thu của TNH đạt 497 tỷ đồng (tăng 20% cùng kỳ) và lợi nhuận sau thuế đạt 195 tỷ đồng (tăng 31,7%YoY) nhờ kỳ vọng nhu cầu khám chữa bệnh tại các tỉnh Đông Bắc Bộ gia tăng sau dịch. Bằng phương pháp định giá DCF và EV/EBITDA, mức giá hợp lý cho cổ phiếu TNH là 60.600 đồng/cổ phiếu (tăng 46% so với giá hiện tại). Từ đó đưa ra khuyến nghị mua cổ phiếu này.
(VNF) - Khu đất sắp đấu giá để thực hiện dự án Tổ hợp, thể thao giải trí và thương mại Hòa Xuân có diện tích rộng 101 ngàn m2.