Cổ phiếu lúa gạo, chăn nuôi ‘cháy hàng’, CTP chưa dứt ‘sóng’
(VNF) - Trong khi thị trường chứng khoán tiếp tục giảm điểm với thanh khoản yếu, nhiều cổ phiếu vẫn vượt đỉnh với thanh khoản lớn.
Kết thúc tuần giao dịch 9/9 - 13/9, thị trường chứng khoán tiếp tục gặp áp lực bán ròng, tuy nhiên chỉ số không biến động quá lớn. Cụ thể, chỉ số VN-Index đóng cửa quanh mốc 1.251 điểm, đi ngang so với tuần giao dịch trước. Giao dịch cũng kém sôi đông hơn khi thanh khoản giảm mạnh.
Dù vậy, nhiều cổ phiếu vẫn ghi nhận mức tăng trưởng ấn tượng cùng mức thanh khoản lớn.
AGM, BAF “đắt hàng” trên sàn HoSE
Trên sàn HoSE, với nhiều phiên tím trần liên tiếp, AGM là cổ phiếu nổi bật nhất với đà tăng 31,56%. Thị giá hồi phục về ngưỡng 2.940 đồng/cp, vốn hóa của Công ty CP xuất nhập khẩu An Giang (Angimex) đã tăng lên 67,5 tỷ đồng.
Đáng chú ý, tuần vừa qua, thanh khoản cổ phiếu AGM cũng tăng vọt. Trong đó, phiên 10/9 ghi nhận khối lượng giao dịch lớn nhất với 237.000 đơn vị. Còn trong phiên 13/9, mã này khớp lệnh 148.500 đơn vị trong khi dư mua giá trần 312.300 đơn vị.
Đáng nói, cổ phiếu AGM vừa bị HoSE đưa vào diện kiểm soát do lỗ lũy kế vượt quá vốn điều lệ thực góp tại báo cáo tài chính soát xét hợp nhất bán niên 2024. Theo đó, việc AGM tăng mạnh bất chấp kết quả kinh doanh kém sắc đã khiến không ít nhà đầu tư đặt ra nghi vấn rằng cổ phiếu này đã bị "thổi giá". Chưa kể, trong lịch sử, mã này đã từng bị thao túng.
Xếp ngay sau AGM, TTE là cổ phiếu tăng mạnh thứ hai. Với mức tăng 21,43%, mã này đã trở lại ngưỡng 17.000 đồng/cp. Tương ứng, vốn hoá của Công ty CP Đầu tư Năng lượng Trường Thịnh đã hồi phục về mốc 484,3 tỷ đồng. Tuy nhiên, do lượng lớn cổ phiếu đều nằm trong tay cổ đông lớn, khối lượng giao dịch trung bình của TTE chỉ ở mức “nhỏ giọt”, khoảng vài trăm tới vài nghìn đơn vị trên một phiên.
Ở vị trí thứ 3 là cổ phiếu SGR của Tổng Công ty CP Địa ốc Sài Gòn (Saigonres) với đà tăng 17,95%. Nhịp tăng mạnh đã đưa thị giá cổ phiếu tiến sát về đỉnh cũ. Vốn hoá của Saigonres theo đó cũng trở lại mốc 2.800 tỷ đồng.
Sau SGR là cổ phiếu TCD với đà tăng 16,53%. Với thị giá 5.850 đồng/cp, vốn hoá của Công ty CP Tập đoàn Xây dựng TRACODI đạt gần 2.000 tỷ đồng.
Dù chỉ xếp thứ 5 với nhịp tăng 12,68% nhưng cổ phiếu BAF của Công ty CP Nông nghiệp BAF Việt Nam là một trong những mã được quan tâm nhất thị trường chứng khoán tuần vừa qua.
Đà tăng của mã này được hỗ trợ chủ yếu từ việc giá heo hơi miền Bắc tăng nhẹ do ảnh hưởng từ bão Yagi và lũ lụt. Theo đó, vốn hoá của doanh nghiệp chăn nuôi này vượt 4.700 tỷ đồng.
Các vị trí còn lại trong nhóm 10 cổ phiếu tăng mạnh nhất sàn HoSE trong tuần qua lần lượt thuộc về các cổ phiếu HRC (+12,52%), FUE (+12,39%), PNC (+8,49%), SBT (+8,37%), BMP (+7,7%).
Ở chiều ngược lại, các mã giảm mạnh nhất sàn HoSE bao gồm: DRH (-18,1%), SSB (-15,28%), APG (-14,57%), FUC (-14,09%), NVL (-11,15%), TNA (-9,81%), LBM (-8%), SVT (-7,82%), PTC (-7,%), MIG (-7,71%).
CTP, SPI tiếp tục "dẫn sóng" HNX
Trên sàn HNX, top 10 cổ phiếu tăng mạnh nhất gọi tên các mã CTP (+40,92%), SPI (+37,5%), PTD (+36%), ITQ (+15,38%), VLA (+13,76%), HJS (+13,75%), SGH (+12,18%), KSQ (+11,11%), VC6 (+10,67%), DNC (+9,92%).
Trong nhóm trên, cổ phiếu CTP tiếp tục tạo ấn tượng khi phá đỉnh với thanh khoản lớn. Chốt tuần, vốn hoá của Công ty CP Minh Khang Capital Trading Public đã tăng lên hơn 500 tỷ đồng.
Cũng giống như AGM, đà tăng của cổ phiếu CTP đã để lại nhiều nghi vấn, bởi cổ phiếu này đã tăng trần hàng chục phiên liên tiếp. Trong quá khứ, cổ phiếu này đã từng dính án “thao túng”.
Trong khi CTP tiếp tục dẫn "sóng tăng trưởng" của HNX thì cổ phiếu SPI của Công ty CP Spiral Galaxy cũng vững vàng ở ngôi á quân. Tuần vừa qua, mã này đã tạo ra đà tăng ấn tượng với 4 phiên tím trần.
Ở chiều ngược lại, top 10 cổ phiếu giảm mạnh nhất sàn HNX bao gồm: VCM (-25%), NRC (-25%), CMS (-14,43%),KKC(-13,43%), VIF (-12,92%), SGC (-11,42%), STP (-10,78%), SPC (-10%), KMT (-9,18%), LDP (-9,09%).
Cổ phiếu "kiệt thanh khoản" tăng giá mạnh trên sàn UPCoM
Trên sàn UPCoM, top 10 cổ phiếu tăng mạnh nhất bao gồm: BSD (+55,06%), TRS (+51,28%), PMT (+30,61%), EPC (+30,61%), TNB (+26,44%), BIO (+25,86%), NTT (+25%), NTT (24,35%), CC4 (+20,69%), ALV (+20%).
Trong số các doanh nghiệp có cổ phiếu tăng mạnh nói trên, Công ty CP Điện nước An Giang là cái tên hiếm hoi có vốn hoá lớn, đạt trên 1.351 tỷ đồng. Dù vậy, thanh khoản của cổ phiếu DNA cũng chỉ ở mức thấp, gần như không được giao dịch.
Ngược lại, top 10 cổ phiếu giảm mạnh nhất bao gồm: NTF (-39,59%), USC (-38,39%), MPT (-28,57%), MTG (-26,09%), DSG (-25,86%), MRF (-25,57%), TVC (-22,71%), FTM (-22,22%), HAF (-21%), VT1 (-20%).
Nhà đầu tư ‘ngó lơ’ chứng khoán, thanh khoản xuống thấp ‘thảm hại’
- Cổ đông không ‘mặn mà’, cổ phiếu ế ẩm, công ty chứng khoán 'quay xe' 14/09/2024 08:30
- Chuyên gia: 'Nhà đầu tư nên phòng thủ trong tháng 9' 11/09/2024 02:39
- NVL bị cắt margin, cổ phiếu nằm sàn, trắng bên mua 11/09/2024 12:45
Thâm nhập khu đất xây dựng Tổ hợp Hòa Xuân hơn 3.500 tỷ ở Đà Nẵng
(VNF) - Khu đất sắp đấu giá để thực hiện dự án Tổ hợp, thể thao giải trí và thương mại Hòa Xuân có diện tích rộng 101 ngàn m2.