Ngày hội thống nhất non sông
(VNF) - Ngắm nhìn các hoạt động trong Ngày hội thống nhất non sông qua ống kính máy ảnh của tác giả Nguyễn Hữu Tấn.
Cụ thể, trong phiên giao dịch hôm nay, cổ phiếu NBB bất ngờ tăng lên 18.300 đồng/cổ phiếu (+ 6,4%) tăng 1.100 đồng/cổ phiếu so với phiên giao dịch trước, với 264.150 cổ phiếu khớp lệnh.
Nguyên nhân khiến cổ phiếu NBB bật tăng có thể đến từ thông tin về việc NBB dự kiến sẽ trình Đại hội đồng cổ đông (ngày 24/4 tới) để thông qua tờ trình cho phép CII được nâng tỷ lệ sở hữu lên 49% mà không cần thực hiện thủ tục chào mua công khai; đồng thời NBB cũng có kế hoạch lãi ròng năm 2018 tăng hơn gấp đôi, lên 170 tỷ đồng.
Từ khi vụ cháy chung cư Carina Plaza xảy ra, giá cổ phiếu NBB của Năm Bảy Bảy đã lao dốc không phanh. Từ ngưỡng 25.500 đồng/cổ phiếu trước thảm họa, tính đến hết ngày 3/4, NBB chỉ còn mức giá 17.200 đồng/cổ phiếu. Điều này cũng có nghĩa là mức vốn hóa của NBB đã "bốc hơi" hơn 800 tỷ đồng chỉ sau hơn 1 tuần. Chưa kể, những nhà đầu tư đặt trọn niềm tin vào NBB giờ chỉ còn biết mòn mỏi đặt lệnh bán sàn mà không ai thèm mua.
Chẳng hạn, phiên giao dịch từ 23/3 đến 27/3, cổ phiếu NBB đều trong tình trạng trắng bên mua. Trong các phiên giao dịch sau đó, giá cổ phiếu NBB vẫn trong trạng thái bán sàn chất đống.
Tuy nhiên, trong phiên giao dịch hôm nay, ngay sau khi NBB công bố tài liệu họp đại hội đồng cổ đông thường niên 2018 với những kế hoạch cụ thể, cổ phiếu NBB bất ngờ bật tăng.
Cụ thể, NBB đặt kế hoạch kinh doanh năm 2018 với doanh thu 850 tỷ đồng, giảm 24% so với con số 1.117 tỷ đồng năm 2017. Song, kế hoạch lợi nhuận trước thuế lại tăng vọt từ 75,6 tỷ lên 215 tỷ đồng, lợi nhuận sau thuế cổ đông công ty mẹ cũng tăng mạnh lên mức 170 tỷ đồng (năm 2017 xấp xỉ 73 tỷ đồng).
Đặc biệt, NBB cũng dự kiến trình cổ đông thông qua việc cho Công ty Cổ phần Đầu tư Hạ tầng Kỹ thuật TP. HCM (CII) được nâng tỷ lệ sở hữu lên 49% mà không cần thực hiện thủ tục chào mua công khai.
Được biết, hiện CII đang là cổ đông lớn nhất của NBB khi sở hữu 34,12% vốn, tương đương 33,2 triệu cổ phiếu. Trong khi đó, ông Đoàn Tường Triệu, Chủ tịch HĐQT kiêm Giám đốc điều hành của NBB, chỉ sở hữu khoảng 3 triệu cổ phiếu NBB (tỷ lệ 3,08%).
Sau thảm họa Carina, đến thời điểm hiện tại NBB vẫn khẳng định mình không phải là nhà đầu tư trực tiếp ở Carina. Đây có lẽ là lý do để cổ phiếu NBB kể từ sau vụ cháy Carina liên tục rớt sàn, khiến vốn hóa của công ty này bốc hơi hàng trăm tỷ đồng.
Trước diễn biến này, lãnh đạo NBB đã gửi thông báo giải trình lên Ủy ban Chứng khoán Nhà nước và Sở Giao dịch Chứng khoán TP. HCM. Trong văn bản, ông Đoàn Tường Triệu, Chủ tịch HĐQT kiêm Giám đốc điều hành NBB, khẳng định Hùng Thanh là chủ đầu tư duy nhất của dự án chung cư Carina, theo quyết định đã được Sở Xây dựng TP. HCM phê duyệt; NBB chỉ là góp vốn vào Hùng Thanh.
Phía NBB cũng cho biết thêm Hùng Thanh đã chào thầu và chọn Công ty Cổ phần Dịch vụ Địa ốc Sài Gòn (Sejco) làm quản lý vận hành ở Carina từ 15/12/2016 với thời hạn 24 tháng.
Tuy nhiên, nếu xem xét kỹ các báo cáo tài chính của NBB từ 2013 đến nay, không thể chối bỏ được những liên đới của NBB trong dự án Carina. Cụ thể, từ năm 2013 đến năm 2017, NBB đều hợp nhất kết quả kinh doanh của Hùng Thanh vào NBB.
Năm 2017, NBB vẫn giữ quỹ bảo trì dự án chung cư Carina đến 21,4 tỷ đồng. Vai trò của NBB ở Carina còn thể hiện sâu sắc khi 2 kỳ hội nghị họp cư dân chung cư Carina, dù không thành công, đều có sự hiện diện của ông Đoàn Tường Triệu trong vai trò chủ tọa đoàn.
Đáng chú ý, trong đợt phát hành 600 tỷ đồng trái phiếu cho Creed Investments VN-1 (Nhật), NBB đã dùng tài sản đảm bảo là vốn góp của NBB tại Hùng Thanh và giá trị các khoản thu, nguồn thu của Hùng Thanh.
Với những mối quan hệ chặt chẽ đó, giữa NBB và Hùng Thanh không đơn giản chỉ dừng ở góc độ đầu tư rót vốn. Tuy nhiên, khi Carina xảy ra sự cố, NBB nhấn mạnh đến việc Hùng Thanh là chủ đầu tư duy nhất.
(VNF) - Ngắm nhìn các hoạt động trong Ngày hội thống nhất non sông qua ống kính máy ảnh của tác giả Nguyễn Hữu Tấn.