Thâm nhập khu đất xây dựng Tổ hợp Hòa Xuân hơn 3.500 tỷ ở Đà Nẵng
(VNF) - Khu đất sắp đấu giá để thực hiện dự án Tổ hợp, thể thao giải trí và thương mại Hòa Xuân có diện tích rộng 101 ngàn m2.
Theo phân tích của Công ty Chứng khoán VnDirect, triển vọng kém khả quan của thị trường bất động sản (BĐS) và trái phiếu doanh nghiệp (TPDN) là một vấn đề đáng quan tâm đối với ngành ngân hàng hiện nay khi khả năng huy động vốn từ phát hành TPDN bị hạn chế và doanh số ký bán suy yếu đã khiến cho các doanh nghiệp BĐS rơi vào tình trạng thiếu hụt dòng tiền một cách nghiêm trọng.
Đây là những yếu tố ảnh hưởng đến khả năng trả nợ của doanh nghiệp và theo đó tác động tiêu cực lên chất lượng tài sản cũng như rủi ro tín dụng của các ngân hàng trong năm nay.
Cùng chung quan điểm, ông Quản Trọng Thành, Giám đốc Khối Nghiên cứu và Phân tích của CTCK MayBank Kim Eng (MBKE) cho rằng nguyên nhân kéo định giá ngành ngân hàng nội đi xuống kể từ nửa cuối năm 2022 đến từ sự lo ngại của nhiều nhà đầu tư cá nhân về rủi ro nợ xấu do Covid-19 và hiện tại là sự bất ổn của thị trường BĐS.
Trên thực tế, dịch Covid-19 đã được kiểm soát và thực trạng hiệu quả hoạt động tại các ngân hàng trong giai đoạn 2021-2022, đánh tan các lo ngại về rủi ro chất lượng tài sản bị ảnh hưởng bởi cuộc khủng hoảng dịch bệnh.
Tuy nhiên, theo ông Thành, các nút thắt về quy định và xu hướng TPDN đã đẩy lĩnh vực BĐS trong nước vào thế căng thẳng, tạo áp lực đáng kể lên chất lượng tài sản của các ngân hàng trong giai đoạn hiện tại.
Trong nỗ lực đẩy nhanh tốc độ phục hồi của nền kinh tế và khơi thông dòng vốn cho nhiều thị trường, các quyết sách mang tính hỗ trợ và tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp đã được ban hành nhằm cải thiện niềm tin của các nhà đầu tư vào thị trường, trong đó có thị trường vốn và BĐS, từ đó tạo tác động tích cực lên nhóm ngân hàng có tỷ trọng cho vay BĐS cao.
Nhiều quyết sách quan trọng đã ra đời trong bốn tháng đầu năm như Nghị định 08, Nghị định 10, Nghị quyết 33, và Đề án 338… nhằm tháo gỡ các vấn đề pháp lý cho thị trường BĐS và củng cố niềm tin của các nhà đầu tư BĐS.
Thông tư 02 của Ngân hàng Nhà nước (NHNN), trong đó, cho phép các ngân hàng cơ cấu lại thời hạn trả nợ, giữ nguyên nhóm nợ đối với cho vay trong lĩnh vực sản xuất - kinh doanh và cho vay tiêu dùng, đồng thời điều chỉnh lại cách trích lập dự phòng đối với các khoản vay này.
“Thông tư sẽ có tác động tích cực lên tâm lý của nhà đầu tư đối với các ngân hàng có tỷ trọng cho vay BĐS/vay tiêu dùng cao trong danh mục tín dụng như TCB, MBB, VPB, HDB, vì các ngân hàng này đang đối diện với rủi ro trích lập dự phòng cao hơn so với các ngân hàng có mô hình kinh doanh “an toàn” (ít cho vay BĐS, không bao gồm TPDN) trong thời điểm này”, VnDirect phân tích trong một báo cáo phát hành gần đây.
Cùng với đó, Thông tư 03 cho phép ngân hàng được quyền mua TPDN có thể thúc đẩy tăng trưởng cho vay qua việc mua TPDN, trong bối cảnh tăng trưởng tín dụng còn yếu như hiện tại và thanh khoản đang dư thừa tại các ngân hàng. Thông tư này, theo VnDirect, cũng sẽ giúp tăng cầu trái phiếu và có lợi cho các ngân hàng hoạt động mạnh trên thị trường TPDN như TCB, MBB, VPB.
Như vậy, với các chính sách và giải pháp mang tính hỗ trợ thị trường cao, rủi ro chất lượng tài sản ngân hàng được khoanh vùng và giải quyết, giá cổ phiếu, theo VnDirect sẽ lấy lại đà tăng trưởng mạnh mẽ.
Trong khi đó, tính tới các kịch bản xấu nhất có thể xảy ra, ông Thành của MBKE nhận định các ngân hàng sẽ không rơi vào khủng hoảng nợ xấu như 10 năm trước và sẽ chỉ cần tối đa 1.5 năm để xử lý nợ xấu thông qua trích lập dự phòng – ngắn hơn nhiều so với thời gian 5 - 6 năm của giai đoạn trước.
Đối với triển vọng của ngành ngân hàng nói chung, ông Thành cho rằng lợi nhuận của các ngân hàng sẽ tăng chậm lại đáng kể trước những khó khăn của năm 2023 – dự báo tăng từ 13-15% trong khi giai đoạn 2021-2022 tăng trưởng lên tới 34%.
Tuy nhiên, tỷ suất sinh lời trên vốn chủ sở hữu (ROE) của các ngân hàng vẫn đang hấp dẫn (trung bình 18.5%) và dự báo trong 4 năm sắp tới duy trì ở mức trên 18% nhờ môi trường vĩ mô vững chắc tại Việt Nam, qua đó tạo điều kiện cho tăng trưởng tín dụng ổn định và thu từ phí bền vững tại các ngân hàng, đi đôi với các quy định về an toàn vốn hợp lý theo tiêu chuẩn Basel II từ phía cơ quan chủ quản.
“Các ngân hàng Việt Nam đang giao dịch ở mức P/BV năm 2022 trung bình là 1,3 lần và P/BV năm 2020 là 1,1 lần, đây là mức chiết khấu cao so với khả năng sinh lời của các ngân hàng”, ông Thành chia sẻ.
(VNF) - Khu đất sắp đấu giá để thực hiện dự án Tổ hợp, thể thao giải trí và thương mại Hòa Xuân có diện tích rộng 101 ngàn m2.