Thâm nhập khu đất xây dựng Tổ hợp Hòa Xuân hơn 3.500 tỷ ở Đà Nẵng
(VNF) - Khu đất sắp đấu giá để thực hiện dự án Tổ hợp, thể thao giải trí và thương mại Hòa Xuân có diện tích rộng 101 ngàn m2.
Trái với dự đoán của giới đầu tư khi cho rằng việc Vietnam Beverage (do ThaiBev gián tiếp sở hữu 49%) bạo chi gần 5 tỷ USD trong phiên 18/12 để mua trọn lô cổ phiếu SAB từ Bộ Công Thương sẽ là "cú hích" lớn với thị trường, cũng là động lực giúp SAB thiết lập "đỉnh cao" mới sau khi đạt mức giá 339.000 đồng/cổ phiếu cách nay vài tuần.
Thế nhưng, tình hình dường như đang theo chiều hướng ngược lại.
Cụ thể, trong phiên 19/12 (1 ngày sau phiên đấu giá), cổ phiếu SAB đã giảm sàn "trắng bên mua" và rơi xuống 287.600 đồng. Đây cũng là lần thứ 2 cổ phiếu SAB giảm sàn kể từ khi niêm yết (lần đầu cách đây tròn 1 năm). Chỉ tính riêng SAB, cổ phiếu này đã khiến VnIndex mất đi 5,2 điểm (0,54%) trong tổng mức giảm 6,64 điểm (0,69%) của thị trường trong phiên giao dịch.
Cũng trong phiên này, khối ngoại đã bán ra 226.090 cổ phiếu, chiếm khoảng 65,7% giao dịch bán toàn thị trường (trong tổng số 362.340 cổ phiếu khớp lệnh toàn thị trường).
Bước sang phiên giao dịch hôm nay 20/12, cổ phiếu SAB tiếp tục giảm kịch sàn khi chỉ còn 267.500 đồng/cổ phiếu, mất 20.100 đồng/ cổ phiếu (giảm 7%). Tính đến 11h, có khoảng 258.770 cổ phiếu khớp lệnh, trong đó khối ngoại tiếp tục bán tháo 128.580 cổ phiếu.
Như vậy, tính đến thời điểm hiện tại, Vietnam Beverage tiếp tục "bay mất" thêm hơn 6.907 tỷ đồng. Cùng với khoản lỗ vào phiên trước đó (ngày 19/12) là hơn 11.128 tỷ đồng thì đến thời điểm hiện tại, Vietnam Beverage đã lỗ khoảng 18.035 tỷ đồng.
Riêng với cá nhân mua 20.000 cổ phiếu trong phiên đấu giá ngày 18/12 là ông Ngô Vinh Hiển đến thời điểm hiện tại đã lỗ khoảng 1,06 tỷ đồng.
Câu chuyện của Sabeco một lần nữa cho thấy, nhà đầu tư không nên chạy theo xu hướng trước đó để quyết định đầu tư mà cần cân nhắc tất cả các yếu tố nội tại của doanh nghiệp, xu thế ngành.... Với Sabeco, nhiều nhà đầu tư đã "đặt cược" SAB sẽ có 1 xu hướng giống với Vinamilk. Khi đó, với thương vụ thoái vốn Vinamilk, khối ngoại đã khá bạo tay khi đưa ra mức giá cao hơn nhiều so với thị giá của cổ phiếu. Sau giao dịch này, cổ phiếu VNM tiếp tục bứt phá mạnh mẽ và chinh phục những đỉnh cao mới.
Tuy nhiên, với SAB thì câu chuyện tương tự đã không được lặp lại. Điều này có nguyên nhân bởi định giá cổ phiếu VNM và SAB tại thời điểm thoái vốn Nhà nước là hoàn toàn khác biệt. Trong khi mức giá thoái vốn của VNM chỉ tương đương P/E 25, tương đương các doanh nghiệp cùng ngành thì P/E của SAB tại thời điểm thoái vốn lên tới 45, cao vượt trội so với các "đại gia" bia trên Thế giới (có mức P/E từ 18- 25).
Không những vậy, thị trường sữa Việt Nam còn khá nhiều dư địa để phát triển khi mà tiêu thụ sữa bình quân đầu người vẫn ở mức rất thấp. Ngược lại, tiêu thụ bia Việt Nam hiện đang ở top đầu Thế giới và dư địa phát triển không còn quá tiềm năng. Do đó, mức giá 320.000 đồng/cổ phiếu của SAB được các chuyên gia tài chính, kể cả những "cá mập" ngành bia trên thế giới đánh giá là "quá cao so với các phương pháp định giá thông thường".
Chính vì vậy, khi phiên đấu giá ngày 18/12 hoàn tất và chỉ có Vietnam Beverage hào hứng với Sabeco thì cũng đồng nghĩa cổ phiếu này đã hết động lực tăng giá trong ngắn, trung hạn. Đây cũng là nguyên nhân khiến các nhà đầu tư trong và ngoài nước đẩy mạnh chốt lãi SAB, đưa SAB về với giá trị hợp lý hơn sau giai đoạn tăng nóng.
Theo phân tích của nhiều công ty chứng khoán, mức giá hợp lý của SAB vào khoảng 187.000 đồng - 190.000 đồng/ cổ phiếu. Cụ thể, Công ty Cổ phần Chứng khoán TP.HCM (HSC) cho hay, ước tính trong năm 2017, tổng doanh thu Sabeco đạt 34.704 tỷ đồng, tăng 13,4%; LNST 5.092 tỷ đồng, tăng 10,2% và LNST thuộc về cổ đông công ty mẹ 4.900 tỷ đồng, tăng 9,4%.
HSC dự báo trong năm 2018, doanh thu thuần Sabeco sẽ đạt 37.967 tỷ đồng, tăng 9,4% và LNST cổ đông công ty mẹ 5.347 tỷ đồng, tăng 9,1%. Với những số liệu dự báo trên, HSC ước tính giá trị hợp lý của SAB là 187.000 đồng/ cổ phiếu, tương đương P/E dự phóng năm 2018 là 22,5.
Tuy nhiên, hiện cổ phiếu SAB đang có P/E dự phóng năm 2017 là 43,6 lần, đắt hơn đáng kể so với các phương pháp định giá. Do vậy, HSC dự đoán trong thời gian tới Sabeco sẽ chỉ tăng trưởng cùng tốc độ tăng trưởng của ngành với tỷ suất lợi nhuận được có thể được cải thiện khi có nhà nhà đầu tư mới.
Một chuyên gia của Công ty Chứng khoán Rồng Việt thì dự báo, mức giá hợp lý của SAB vào khoảng 185.000 - 190.000 đồng/ cổ phiếu là hợp lý, tương đương mức P/E khoảng 23.
"Có thể sự vào cuộc của Vietnam Beverage sẽ khiến P/E của Sabeco về đúng giá trị hợp lý của nó, tương đương với các hãng bia trên thế giới ở mức 18 - 25", chuyên gia này nói.
(VNF) - Khu đất sắp đấu giá để thực hiện dự án Tổ hợp, thể thao giải trí và thương mại Hòa Xuân có diện tích rộng 101 ngàn m2.