Hai cây cầu trăm tỷ kết nối Bình Dương với TP. HCM và Tây Ninh
Cầu Bình Gởi và Thanh An (Bình Dương) đang khẩn trương thi công cùng hoàn thành vào năm 2025. Trong tương lai, Bình Dương sẽ có thêm 7 cây cầu kết nối TP.HCM và Tây Ninh.
Ngày 26/8, Cốc Cốc cho biết sau quá trình cân nhắc và chuẩn bị, trình duyệt Cốc Cốc chính thức hoàn thành chuyển sang sử dụng tác nhân người dùng (user agent) của Google Chrome trên cả 2 nền tảng di động và máy tính kể từ tháng 9/2021.
Tác nhân người dùng (user agent - UA) là một chuỗi văn bản giúp định danh trình duyệt khi kết nối tới các trang web. Các trình duyệt khác nhau sẽ có chuỗi UA riêng biệt khác nhau.
Giải thích một cách đơn giản hơn, chuỗi UA sẽ giúp xác định được người dùng đang truy cập bằng trình duyệt nào, hệ điều hành gì và thậm chí là cả loại thiết bị (di động, máy tính hay máy tính bảng) mà họ đang sử dụng chỉ nhờ quá trình duyệt web thông thường.
Chuỗi UA ngày càng trở nên phổ biến nhờ khả năng giúp các trang web tinh chỉnh hiệu suất, tính năng; tránh bị lỗi (bugs) khi duyệt web hoặc loại bỏ những trình duyệt lỗi thời.
Tuy nhiên, bên cạnh những điểm tích cực, hiện một số đơn vị đã lợi dụng các chuỗi UA để chặn người dùng truy cập vào nhiều trang web, dịch vụ trên internet.
Theo Cốc Cốc, thông qua các chuỗi UA, Google đã liên tục chặn Cốc Cốc trong một số dịch vụ. Ví dụ điển hình nhất có thể kể đến chính là hồi tháng 5 vừa qua, người dùng Cốc Cốc không thể đăng nhập bằng tài khoản của Google như Gmail để đồng bộ trên trình duyệt.
"Đây là một động thái cạnh tranh không công bằng giữa các đối thủ trong cùng một thị trường – trình duyệt và công cụ tìm kiếm", đại diện Cốc Cốc nhấn mạnh.
Đây cũng là tình trạng xảy ra ở một số trang web, khi người dùng Cốc Cốc truy cập những trang web này, sẽ có hiển thị cảnh báo với nội dung “hãy thay đổi trình duyệt của bạn sang Chrome” hoặc “vui lòng cập nhật trình duyệt của bạn”.
Theo đại diện Cốc Cốc, hành vi “chơi xấu” này của Google không chỉ làm triệt tiêu tự do số, tăng cường thế độc quyền cho Google trên thị trường, mà còn ảnh hưởng tiêu cực đến Cốc Cốc, khiến hoạt động của những tính năng này trên Cốc Cốc không ổn định, gây ra gián đoạn và phiền nhiễu cho người dùng thông qua quá trình sử dụng.
Đại diện Cốc Cốc cho rằng những lệnh cấm truy cập nêu trên đối với người dùng Cốc Cốc là hoàn toàn không có lý do chính đáng. Điều này cũng buộc Cốc Cốc phải chuyển thông tin chuỗi UA của mình sang sử dụng của Google Chrome.
Theo Phó tổng giám đốc Cốc Cốc Nguyễn Vũ Anh, Cốc Cốc là một trong số ít những đối thủ tại thị trường nội địa của Google. Có thể chính vì vậy mà Cốc Cốc luôn gặp những khó khăn trong việc phát triển người dùng khi đối thủ của mình tận dụng lợi thế độc quyền vô cùng lớn của họ.
"Việc sử dụng UA để chặn Cốc Cốc khỏi một số dịch vụ của Google như thời gian gần đây là một hành vi cạnh tranh không lành mạnh”, ông Vũ Anh nói.
Theo Cốc Cốc, việc thay đổi các chuỗi UA được dự báo sẽ làm sụt giảm số liệu thống kê về người dùng, thị phần, ở các đơn vị thống kê… trong khi những con số này trên thực tế lại không hề giảm.
Nguyên nhân là bởi hiện nay một số đơn vị thống kê như Statcounter đều sử dụng chuỗi UA để định danh, tổng hợp số liệu người dùng cho các trình duyệt. Khi sử dụng chung mã UA, các đơn vị trên sẽ không thể phân biệt giữa người dùng Cốc Cốc và người dùng Google.
Đại diện Cốc Cốc cho biết sẽ làm việc với các đơn vị thống kê, cung cấp những số liệu tổng hợp nội bộ về thị phần, người dùng một cách khách quan mà không cần thông qua chuỗi tác nhân người dùng.
Công ty TNHH Cốc Cốc được thành lập vào tháng 7/2012. Đến đầu năm 2013, 2 sản phẩm của Cốc Cốc chính thức trình làng, bao gồm công cụ tìm kiếm Cốc Cốc và trình duyệt Cốc Cốc. Theo giới thiệu, đến cuối năm 2020, Cốc Cốc đã đạt mốc hơn 25 triệu người dùng, trong số đó có 4 triệu người dùng trên nền tảng di động, đứng thứ 2 tại thị trường Việt Nam với gần 18% thị phần trình duyệt theo lượt truy cập và 3,5% thị phần công cụ tìm kiếm. Trong năm 2020, doanh nghiệp này tuyên bố tăng trưởng 13% về doanh thu, đạt mức 235 tỷ đồng. Lợi nhuận sau thuế của công ty là 30 tỷ đồng. Đây lần đầu tiên trình duyệt này báo lãi kể từ năm 2017. Theo tìm hiểu, Công ty TNHH Cốc Cốc có địa chỉ tại phòng 1202, tầng 12, tòa nhà HITTC, 185 Giảng Võ, Hà Nội. Người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp này là bà Đỗ Thanh Vân Hương, đồng thời giữ chức vụ giám đốc. Cơ cấu cổ đông của Cốc Cốc gồm Công ty Coc Coc Pte (Singapore) nắm 99,75% cổ phần; 0,25% còn lại thuộc sở hữu của Công ty TNHH Công nghệ và quảng cáo trực tuyến BNT. |
Xem thêm >>> Bức tranh tài chính của Cốc Cốc - doanh nghiệp từng tuyên bố muốn 'đánh bại' Google
Cầu Bình Gởi và Thanh An (Bình Dương) đang khẩn trương thi công cùng hoàn thành vào năm 2025. Trong tương lai, Bình Dương sẽ có thêm 7 cây cầu kết nối TP.HCM và Tây Ninh.