Thâm nhập khu đất xây dựng Tổ hợp Hòa Xuân hơn 3.500 tỷ ở Đà Nẵng
(VNF) - Khu đất sắp đấu giá để thực hiện dự án Tổ hợp, thể thao giải trí và thương mại Hòa Xuân có diện tích rộng 101 ngàn m2.
Văn phòng Chính phủ vừa ban hành thông báo kết luận của Phó thủ tướng Lê Minh Khái tại hội nghị giao ban Ban chỉ đạo đổi mới và phát triển doanh nghiệp.
Theo thông báo này, giai đoạn 2016-2020, cả nước đã cổ phần hóa 180 doanh nghiệp với quy mô vốn nhà nước được xác định lại tăng 23,3% so với giai đoạn 2011-2015; đã thoái vốn 27.312 tỷ đồng, thu về 177.397 tỷ đồng, gấp 6,5 lần giá trị sổ sách, cao hơn so với giai đoạn 2011-2015 cả về giá trị và hiệu quả thoái vốn.
Tổng số tiền thu từ cổ phần hóa, thoái vốn đạt trên 220.000 tỷ đồng, gấp 2,8 lần giai đoạn 2011-2015. Nguồn thu từ cổ phần hóa, thoái vốn được quản lý tập trung, sử dụng hiệu quả, chuyển vào Ngân sách Nhà nước theo đúng Nghị quyết của Quốc hội.
Bên cạnh các kết quả đạt được, Phó thủ tướng Lê Minh Khái đánh giá tiến độ cổ phần hóa, thoái vốn chưa đạt kế hoạch đề ra. Việc phê duyệt, triển khai đề án cơ cấu lại doanh nghiệp nhà nước (DNNN); chuyển giao quyền đại diện chủ sở hữu về Tổng công ty Đầu tư và kinh doanh vốn nhà nước; đăng ký giao dịch, niêm yết; quyết toán bàn giao sang công ty cổ phần còn chậm.
Bên cạnh đó, các quy định liên quan đến công tác sắp xếp, cơ cấu lại doanh nghiệp còn gặp vướng mắc, khó khăn trong triển khai, chưa được tháo gỡ kịp thời dẫn đến kéo dài thời gian thực hiện, nhất là các nội dung về sắp xếp, phê duyệt phương án sử dụng đất khi cổ phần hóa, xác định giá trị doanh nghiệp, giá trị quyền sử dụng đất, thương hiệu, truyền thống, văn hóa, lịch sử để cổ phần hóa, thoái vốn.
Hoạt động của Ủy ban Quản lý vốn nhà nước tại doanh nghiệp còn tồn tại, khó khăn, vướng mắc. Một số DNNN sản xuất, kinh doanh hiệu quả thấp, thua lỗ, chưa tương xứng với nguồn lực nắm giữ, còn có những dự án chưa hiệu quả, ảnh hưởng đến kết quả sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp.
Công tác đổi mới quản trị của một số DNNN chưa theo kịp với yêu cầu biến động của thị trường; công tác quản lý đầu tư, quản lý tài chính chưa chặt chẽ, hiệu quả; công tác quản lý rủi ro, thực hành tiết kiệm còn hạn chế; chế độ đãi ngộ và xử lý trách nhiệm chưa tạo được động lực gắn với trách nhiệm theo cơ chế thị trường.
Để khắc phục những hạn chế trên, Phó thủ tướng Lê Minh Khái yêu cầu các Bộ, ngành tiếp tục triển khai có kết quả các chỉ đạo của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ về hoàn thiện thể chế, khung khổ pháp lý bảo đảm chặt chẽ, khả thi, đồng thời thúc đẩy công tác sắp xếp, đổi mới, nâng cao hiệu quả hoạt động của DNNN và phát triển kinh tế tư nhân.
Phó thủ tướng cũng yêu cầu tổ chức thực hiện có hiệu quả các kế hoạch sắp xếp, cơ cấu lại DNNN và phát triển doanh nghiệp giai đoạn 2022-2025, với phương châm đổi mới, sáng tạo, dám nghĩ, dám làm, dám chịu trách nhiệm; quyết liệt, hiệu quả, có trọng tâm, trọng điểm, làm việc nào dứt việc đó; gắn với việc đẩy mạnh phân cấp, phân quyền, rõ trách nhiệm từng cá nhân và thường xuyên đôn đốc, kiểm tra, giám sát.
Đáng chú ý, lãnh đạo Chính phủ yêu cầu tăng cường công khai, minh bạch thông tin về tình hình tài chính, hoạt động sản xuất kinh doanh của DNNN để tạo niềm tin, thu hút sự quan tâm của các nhà đầu tư trước khi triển khai công tác cổ phần hóa, thoái vốn.
Phó Thủ tướng cũng yêu cầu các Bộ, cơ quan theo chức năng nhiệm vụ được giao nghiên cứu kiến nghị của các tập đoàn, tổng công ty nhà nước để tiếp tục rà soát, sửa đổi, bổ sung các văn bản pháp luật liên quan, tháo gỡ vướng mắc, khó khăn theo thẩm quyền; trường hợp vượt thẩm quyền, báo cáo Thủ tướng Chính phủ.
Bộ Tài chính có nhiệm vụ nghiên cứu, sửa đổi, bổ sung Luật Quản lý, sử dụng vốn nhà nước đầu tư vào sản xuất, kinh doanh tại doanh nghiệp (sửa đổi) để trình Quốc hội như quy định tại Nghị quyết số 68; tiếp tục rà soát Nghị định số 126, Nghị định số 140, Nghị định 67… kiến nghị sửa đổi, bổ sung cho phù hợp nhằm tháo gỡ vướng mắc, khó khăn, thúc đẩy công tác sắp xếp, cổ phần hóa, thoái vốn nhà nước tại doanh nghiệp.
Ủy ban Quản lý vốn nhà nước tại doanh nghiệp được giao tập trung chỉ đạo, khẩn trương phê duyệt hoặc trình cấp có thẩm quyền phê duyệt đề án cơ cấu lại giai đoạn 2022-2025 đối với 19 tập đoàn, tổng công ty trực thuộc, hoàn thành trong quý IV/2022.
Các Bộ, ngành, địa phương, cơ quan đại diện chủ sở hữu, tập đoàn, tổng công ty nhà nước theo chức năng, nhiệm vụ được giao khẩn trương triển khai kế hoạch sắp xếp lại doanh nghiệp trực thuộc giai đoạn 2022-2025 ngay sau khi được cấp có thẩm quyền phê duyệt; xác định rõ trách nhiệm của tổ chức, cá nhân liên quan, nhất là người đứng đầu trong tổ chức thực hiện, xử lý nghiêm các vi phạm, chậm thực hiện (nếu có).
Bên cạnh đó, chỉ đạo các DNNN, trọng tâm là tập đoàn kinh tế, tổng công ty trực thuộc xây dựng và trình cấp có thẩm quyền hoặc phê duyệt theo thẩm quyền đề án/phương án cơ cấu lại doanh nghiệp giai đoạn 2022-2025, hoàn thành trong quý IV/2022; khẩn trương chỉ đạo các đơn vị thuộc đối tượng sắp xếp lại, xử lý nhà đất thực hiện báo cáo kê khai, đề xuất phương án xử lý nhà đất trên cơ sở đó tổng hợp, lập phương án báo cáo cấp có thẩm quyền phê duyệt theo đúng quy định; kịp thời có ý kiến về phương án sắp xếp lại, xử lý nhà, đất của các doanh nghiệp để bảo đảm tiến độ phê duyệt.
(VNF) - Khu đất sắp đấu giá để thực hiện dự án Tổ hợp, thể thao giải trí và thương mại Hòa Xuân có diện tích rộng 101 ngàn m2.