Tài chính cá nhân

Công ty chứng khoán nhận định gì về cổ phiếu VCB, VPB và ACB?

Nhận định cổ phiếu đáng chú ý của một số công ty chứng khoán đưa ra về các cổ phiếu ngân hàng VCB, VPB và ACB.

Công ty chứng khoán nhận định gì về cổ phiếu ngân hàng VCB, VPB và ACB?

Công ty chứng khoán nhận định gì về cổ phiếu ngân hàng VCB, VPB và ACB?

BVSC: Nhận định trung lập đối với cổ phiếu VCB

Cụ thể, chỉ trong hơn một tháng qua, chỉ số VN-Index đã điều chỉnh hơn 13%. Cùng với sự điều chỉnh của thị trường chung thì Ngân hàng Thương mại Cổ phần Ngoại thương Việt Nam (HoSE: VCB) cũng đã có sự điều chỉnh và kéo mức P/B giảm về mức 3,21, là mức thấp hơn so với P/B bình quân 5 năm qua là 3,5 lần. 

VCB cũng đã ghi nhận tăng trưởng tín dụng mạnh mẽ trong quý I với mức tăng 7%, đây là mức tăng trưởng tín dụng trong một quý tương đối cao và cao hơn 40% so với tăng trưởng tín dụng toàn ngành là 5%. Tăng trưởng tín dụng của Vietcombank chủ yếu đến từ cho vay khách hàng với mức tăng 7,1%%, trong khi trái phiếu giảm doanh nghiệp giảm 1,2%.

Với việc VCB hỗ trợ mạnh nền kinh tế trong 2 năm đại dịch Covid-19 cũng như sẽ tiếp nhận tổ bắt buộc tổ chức tín dụng thì nhiều khả năng VCB sẽ được cấp hạn mức tín dụng tốt. Tuy nhiên, CAR (tỷ lệ an toàn vốn tối thiểu) của Vietcombank lại đang hơi hạn chế với tỷ lệ CAR cuối năm 2021 chỉ vào khoảng 9,3%. Điều này làm cho Vietcombank gặp trở ngại để tăng trưởng mạnh tín dụng. Vì vậy, Vietcombank có thể sẽ cần thực hiện các nhanh chóng các giải pháp như phát hành riêng lẻ, trả cổ tức bằng cổ phiếu cũng như phát hành trái phiếu cấp 2 để gia tăng CAR.

NIM (biên lãi ròng) của VCB trong quý vừa qua ở mức 3,43%, tăng 33 điểm so với cuối năm 2021 và tăng 19 điểm so với cùng kỳ. Sự mở rộng NIM là do chi phí vốn tăng nhẹ và lợi suất tài sản sinh lợi gia tăng. Trong Quý 1, lợi suất tài sản sinh lợi ở mức 5,7%, tăng 30 điểm so với cuối năm 2021. Lợi suất tài sản sinh lợi gia tăng nhờ Vietcombank thực hiện chuyển dịch cơ cấu tài sản sinh lợi nâng tỷ lệ tín dụng/huy động (cho vay khách hàng và phát hành giấy tờ có giá) lên mức 86,9%, tăng 2,6% so với cuối năm 2021 và là mức cao nhất trong 10 năm qua.

Vietcombank đã thông qua việc nhận chuyển giao bắt buộc (CGBB) một tổ chức tín dụng (TCTD). Điều này có thể là không hoàn toàn là bắt buộc mà cũng có thể một phần đến từ lợi ích nhận được khi tiếp nhận tổ chức tín dụng. Ngoài ra, sau khi tái cơ cấu Vietcombank có thể nhận sáp nhập, hoặc tiếp tục duy trì TCTD như một ngân hàng con hoặc bán/chuyển nhượng TCTD cho nhà đầu tư mới cùng với các lợi tích khác.

Quý độc giả quan tâm có thể đọc báo cáo nhận định cổ phiếu VCB của Công ty Cổ phần Chứng khoán Bảo Việt (BVSC) tại đây.

imoney-vpb

VCBS: Khuyến nghị mua đối với cổ phiếu VPB

Theo như kết quả kinh doanh quý I/2022, lợi nhuận trước thuế hợp nhất của Ngân hàng Thương mại Cổ phần Việt Nam Thịnh vượng (HoSE: VPB) đạt 11.146 tỷ đồng (gấp gần 2 lần so với cùng kỳ). Trong đó, doanh thu từ phí gia hạn hợp đồng bảo hiểm đạt 5.500 tỷ đồng, chiếm hơn 50% tổng lợi nhuận trước thuế. Thu nhập lãi thuần ghi nhận 9.888 tỷ đồng (tăng 8,4% so với năm trước). NIM hợp nhất ghi nhận mức giảm nhẹ (8,75%) so với quý trước trong khi NIM của ngân hàng mẹ ghi nhận sự tăng nhẹ so với quý trước (từ 5,14% lên 5,51%).

Thu nhập từ các hoạt động ngoài lãi đạt 8.382 tỷ đồng, trong đó thu nhập từ khoản gia hạn hợp đồng bảo hiểm là 5.500 tỷ, mức tăng trưởng tốt, tăng 49,2% so với năm trước nếu loại trừ khoản thu từ phí gia hạn bảo hiểm) có được do VPB ghi nhận lợi nhuận lớn đến từ hoạt động bảo hiểm, thanh toán.

Do thu từ khoản bán vốn từ FE Credit trị giá gần 24 nghìn tỷ đồng năm 2021, vốn chủ sở hữu của VPB hợp nhất đang ở Top cao của thị trường, tạo điều kiện để được nới room tín dụng cao. Tập khách hàng cho vay của VPB chủ yếu là khách hàng cá nhân Lower Mass chịu rủi ro cao do ảnh hưởng của dịch bệnh, do đó là đối tượng ưu tiên được hỗ trợ phục hồi giai đoạn hậu dịch bệnh. VPB đang triển khai phân phối 2 hợp đồng bảo hiểm song song: bảo hiểm nhân thọ với AIA và bảo hiểm phi nhân thọ với OPES.

Trong quý I/2022, tỉ lệ nợ xấu của ngân hàng tiếp tục tăng lên, ở mức 4,83% so với cuối năm 2021. Tỉ lệ bao phủ nợ xấu thuộc nhóm thấp trong hệ thống, đạt 64%. Trích lập dự phòng 4.132 tỷ đồng, giảm 7% so với cùng kỳ. VPB theo đuổi chiến lược tập trung phân khúc rủi ro cao, bao gồm khách hàng thu nhập thấp, doanh nghiệp nhỏ, doanh nghiệp SME bị ảnh hưởng bởi dịch. Theo Lãnh đạo ngân hàng, VPB đã hỗ trợ lãi suất cho trên 300.000 khách hàng, chấp nhận giảm hàng nghìn tiền lãi để hỗ trợ theo chương trình của Ngân hàng Nhà nước. Riêng FE Credit đã chấp nhận hụt 4.000 tỷ đồng lợi nhuận năm 2021, lợi nhuận quý I/2022 đã phục hồi tốt so với cùng kỳ.

Quý độc giả quan tâm có thể đọc báo cáo nhận định cổ phiếu VPB của Công ty TNHH Chứng khoán Ngân hàng TMCP Ngoại thương (VCBS) tại đây.

imoney-acb

KBSV: Khuyến nghị mua đối với cổ phiếu ACB, giá mục tiêu 40.700 đồng/ cổ phiế

Ngân hàng Thương mại Cổ phần Á Châu (HoSE: ACB) ghi nhận thu nhập lãi thuần quý 1 đạt 5.441 tỷ đồng (tăng 13,5% so với quý trước và tăng 17,3% so với năm trước), thu nhập ngoài lãi đạt 1.409 tỷ đồng (tăng 19,8%so với quý trước và tăng 36,1% so với năm trước). Ngân hàng ghi nhận hoàn nhập 2,84 tỷ đồng chi phí dự phòng trong khi chi phí dự phòng cùng kỳ là 606 tỷ đồng. Nhờ đó, lợi nhuận trước thuế quý I năm 2022 tăng khoảng 32,5% so với năm trước, đạt 4.114 tỷ đồng.

Tỷ lệ nợ xấu quý I 2022 tăng nhẹ 5 bps so với cuối năm 2021 do chuyển dịch nợ nhóm 2 xuống các nhóm thấp hơn. Tỷ lệ bao phủ nợ xấu giảm còn 187,8%, vẫn ở mức cao so với ngành. Nợ tái cơ cấu kéo theo tiếp tục giảm 2.000 tỷ đồng xuống còn 15.000 tỷ đồng (chiếm 3,95% tổng dư nợ).

Tăng trưởng tín dụng và tiền gửi mục tiêu ở mức 10% so với năm trước và 11% so với năm trước. Lợi nhuận trước thuế mục tiêu với mức tăng trưởng tín dụng trên là khoảng 15 nghìn tỷ đồng, tăng 25% so với năm trước. Cổ đông thông qua kế hoạch chia cổ tức năm 2021 bằng cổ phiếu tỷ lệ 25% và cho năm 2022 là 10% tiền mặt và 15% bằng cổ phiếu.

Mảng cho vay mua nhà của ngân hàng được đánh giá là sẽ khả quan trong năm 2022 do ACB không cho vay đầu tư, xây dựng bất động sản nên chịu ít tác động từ siết tín dụng bất động sản; nguồn cung hồi phục tại thị trường HCM cùng nhu cầu mua nhà cao; dư địa tăng trưởng tín dụng vẫn còn khi ngân hàng mới sử dụng 4,1%/10% được Ngân hàng Nhà nước cấp từ đầu năm. Mảng cho vay thương mại sẽ được thúc đẩy bởi hoạt động xuất nhập khẩu đang được hưởng lợi từ xung đột.

Cho năm 2022, ACB đặt mục tiêu tăng trưởng tiền gửi và tín dụng tương đối thận trọng lần lượt ở mức 11% và 10% nhưng mức tăng trưởng tín dụng ngân hàng hướng tới sẽ là 16% - tương đương những năm trước đó. ACB định hướng mở rộng sang khai thác tập khách hàng FDI và các khách hàng khu công nghiệp trong những năm tiếp theo. Cho năm tài chính 2022, Đại hội Cổ đông đã thông qua kế hoạch chia cổ tức bằng tiền (10%) và cổ phiếu (15%); tuy nhiên, việc trả cổ tức bằng tiền mặt cần có sự chấp thuận của Ngân hàng Nhà nước. Kế hoạch trả cổ tức bằng tiền sẽ thu hút sự chú ý của các nhà đầu tư.

Quý độc giả quan tâm có thể đọc báo cáo nhận định cổ phiếu ACB của Công ty Cổ phần Chứng khoán KB Việt Nam (KBSV) tại đây.

Từ khoá: iMoney,
Tin mới lên